Kỉ niệm ba năm ngày cưới bằng bát cháo gà, chồng thẳng tay hất vào người tôi
Mới ăn, anh còn khen ngon ngọt rồi hỏi gà ở đâu làm. Tôi nói luôn: “Nhà mình có mỗi con gà chứ mấy. Em lặt lông rồi. Già, nhưng mà hầm cả buổi chiều cũng nhừ”. Chồng tôi trợn tròn mắt…
Khi yêu, nhìn anh cưng chiều mấy con cún nhỏ bông xù, tôi cũng thích lắm. Hàng ngày, anh đều tắm rửa cho nó bằng loại xà bông đắt tiền, rồi thay quần áo như thể con cái anh vậy. Mà con cún cũng quý mến chủ đến lạ lùng. Lúc nào cũng quấn quít, nằm trong lòng anh. Còn đối với những người khác, trong đó có cả tôi, nó đều nhe răng gầm gừ không thể lại gần.
Tôi còn nghĩ, người yêu mến động vật sẽ có lòng thương người nên càng trân trọng anh hơn. Nhưng cưới về rồi, tôi mới điên đầu vì đam mê đó của anh.
Đêm tân hôn, nằm giữa chúng tôi là con cún cảnh của anh. Dù anh bắt nó xuống, nhưng nó vẫn cứ chen ngang, không cho chúng tôi nằm cạnh nhau. Bỏ nó ra khỏi phòng, nó liền cào cửa ken két đành phải cho nó vào. Nhưng cứ hễ tắt đèn là nó sủa inh ỏi.
Anh chạm vào tôi là nó kéo áo anh ra hoặc lăn bằng được vào giữa hai người. Tôi chán nản bực bội, còn anh thì xuống nước năn nỉ… con cún. Cứ con ngoan, con yêu, đi ngủ cho bố động phòng… ngọt xớt mãi. Hơn 12 giờ đêm, tôi chán quá nên ngủ luôn, kệ chồng mình muốn làm gì với cún thì làm.
Đêm tân hôn, nằm giữa chúng tôi là con cún cảnh của anh. (Ảnh minh họa)
Sáng hôm đầu tiên, tôi bảo chồng đưa đi ăn sáng, uống cà phê. Anh đồng ý. Tôi thay váy, trang điểm xong rồi, và ngồi đợi chồng. Anh ra bế con gà nòi lên, ngắm nghía kĩ càng, rồi lấy thuốc nhỏ mắt nó, lấy lược chuyên dùng chải lông nó. Tôi nhìn mà ngứa cả mắt.
Sau rồi lại tới con cún cảnh. Anh thay quần áo cho nó, rồi lấy thức ăn, rồi lại tưng tiu, nựng nịu hơn cả nựng vợ. Đợi gần cả tiếng, tôi điên người, hỏi có đi không thì nói luôn. Lúc này, anh mới quyến luyến chia tay tụi nó để đi.
Video đang HOT
Mỗi chiều làm về, chồng tôi chỉ mỗi đam mê xách lồng gà đi đá, hoặc chở cún cảnh đi dạo. Còn tôi ở nhà nấu ăn, làm gì thì làm. có khi, tôi nhờ chồng đưa đi chợ, mặt anh nhăn nhó như mặt khỉ ăn phải ớt.
Thậm chí, có bầu mà tôi cũng chẳng lên được vị trí ưu tiên số 1. Gà bệnh, chồng tôi lo xoắn lên. Anh gọi bác sĩ thú y tới, tiêm thuốc cho nó. Tối nào, anh cũng lên mạng coi mấy cái video huấn luyện gà thuần. Đủ kiểu cả.
Cún bệnh, anh cũng xoắn lên, vội vội vàng vàng bế tới bác sĩ. Mỗi tháng, nhận lương xong anh đều ghé cửa hàng mua quần áo mới, thức ăn ngon cho nó. Trước khi đi làm, anh đều nựng nịu, hôn hít “con” anh một lát.
Vợ bệnh, anh bảo: “Em đi mua thuốc về uống. Có thế cũng làm quá lên”. Tủi thân không chịu được. Tính ra, tôi còn thua cả cún cả gà.
Đã thế, con cún càng ngày càng lộng hành khó ưa. Mấy cây son mới, tôi đã cất cẩn thận rồi mà vẫn bị nó lục ra cắn nát hoặc tô vẽ đầy nhà. Điên người không chịu được. Chồng tôi thì cứ cười hề hề bảo sẽ mua bù cây khác, mà đợi hoài tôi đành tự mua lại.
Tôi đau đẻ, chồng vẫn tranh thủ cho gà, cho cún ăn mới đưa vợ vào viện. Mấy ngày nằm viện, chồng vẫn chạy đi chạy về vì sợ gà, cún đói chết. Giờ con trai tôi 2 tuổi rồi, nhưng chẳng được ba cho ăn lần nào. Có khi, nó đòi anh đưa đi chơi, anh đều không chịu vì… “Đằng trước là chỗ cún ngồi rồi, con ngồi ở đâu?” hay “Ba đi đá gà, con đi theo làm gì cho bụi bặm” ??
Ở trong nhà, tôi lặng lẽ xách quần áo chuồn êm, trước khi nhận bão khác lên đầu. (Ảnh minh họa)
2 ngày trước, kỉ niệm 3 năm ngày cưới. Tôi quyết định làm liều, thịt con gà. Biết chắc là sẽ nhận trận cuồng phong, nhưng tôi vẫn muốn chồng nhận ra tầm quan trọng của vợ con.
Không cắt tiết được, tôi chặt luôn đầu rồi làm thịt, nấu cháo cho con ăn. Tối, chồng về, không kịp để anh ra thăm gà, tôi kéo anh vào bàn ăn cháo trước.
Mới ăn, anh còn khen ngon ngọt rồi hỏi gà ở đâu làm. Tôi nói luôn: “Nhà mình có mỗi con gà chứ mấy. Em lặt lông rồi. Già, nhưng mà hầm cả buổi chiều cũng nhừ”.
Chồng tôi mất mấy giây để tiêu hóa câu trả lời của tôi. Và rồi, nguyên bát cháo nóng trên tay anh bay thẳng vào người tôi. Dự đoán trước rồi nên tôi tránh được. Anh vùng chạy đến mức xô ngã cả ghế. Tôi cũng dẫn con ra, ngoài chuồng, tôi cố ý để lại cái đầu con gà làm chứng.
Thế là có cảnh hay để xem. Chồng tôi ôm đầu gà mà khóc như thể ba mẹ mất. Ở trong nhà, tôi lặng lẽ xách quần áo chuồn êm, trước khi nhận bão khác lên đầu. 2 hôm nay, chồng tôi cũng không gọi một cuộc hay qua nhà đón tôi. Tôi bực quá, có nên cho lão đi luôn không mọi người?
Theo Afamily
Cứ ngỡ nhà chồng tương lai nghèo, ngày cưới sững sờ khi mẹ chồng cho 10 cây vàng làm vốn
Mở chiếc hộp mẹ chồng đưa, Dung giật mình kinh hãi vì bên trong toàn vàng là vàng!
Ngày Dung về ra mắt gia đình Quang, cô cũng không quá ngạc nhiên trước gia cảnh hết sức bình thường của anh. Trước đó, qua cách sống của Quang và lời anh kể, cô đã hình dung được phần nào. Anh và gia đình ở trong một căn nhà cấp 4 đã cũ nhưng khá gọn gàng, ngăn nắp. Đồ gia dụng tối thiểu cũng tương đối đầy đủ. Nói chung, nhà anh không thuộc diện nghèo khó nhưng cũng không dư dả gì, chỉ gọi là tạm đủ ăn đủ mặc.
Bản thân Dung vốn không để ý quá nhiều. Ngay từ đầu cô đã xác định sẵn: vợ chồng tự lập là chính, không nên đòi hỏi gì ở bố mẹ hai bên. Thấy bố mẹ Quang hiền lành, dễ mến, lại quý người, Dung thấy vui và mãn nguyện lắm, trong lòng càng có thêm niềm tin với mối quan hệ này.
Tuy vậy, khi bạn bè, người quen hỏi thăm về buổi ra mắt và gia cảnh nhà Quang, cô thật thà kể lại sự tình thì nhiều người trong số đó đã chép miệng tiếc rẻ cho cô: "Em xinh xắn là thế, sao không biết chọn nhà giàu mà lấy cho được nhờ. Lấy chồng nghèo khổ lắm em ơi!". Dung chỉ biết cười khổ: "Em nghĩ gánh nặng không quá lớn là được chị ạ, còn em cũng không mong nhờ vả gì bố mẹ chồng, vì bố mẹ em cũng chẳng có gì cho con gái đâu". Đáp lại cô là những lời nhận xét "dại thế", "phí cả cái nhan sắc trời cho", đủ cả. Tuy nhiên Dung vẫn kiên định với lập trường của mình, không hề bị dao động.
Một thời gian sau, Dung và Quang bàn chuyện cưới xin. Do điều kiện kinh tế của 2 bên gia đình và bản thân 2 người nên đám cưới sẽ được tổ chức ấm cúng, xinh xắn, chứ không quá phô trương. Lúc đón dâu về nhà Quang, trước mặt quan khách có tiết mục cô dì chú bác nhà anh lên trao quà mừng cho cháu dâu, người thì phong bì, người thì chỉ vàng, nhưng tuyệt nhiên không thấy mẹ chồng có quà gì. Dung cũng không lăn tăn nhiều, cô nghĩ gia đình anh đã bỏ tiền lo đám cưới, sắm sửa phòng tân hôn cho bọn cô, không bắt bọn cô bỏ một xu nào đã là quá chu đáo rồi, còn lấy đâu ra mà cho vợ chồng cô nữa.
Sau khi tiệc tàn, Dung thì mỏi nhừ chân, còn Quang thì say lử đử vì phải đi mời khắp các bàn tiệc. Mọi người bắt Quang đưa vợ vào phòng nghỉ ngơi, không phiền cô dâu mới phải dọn dẹp, thu vén gì hết. Vào phòng, Dung vừa thay được cái váy cô dâu ra thì mẹ chồng gõ cửa.
Ảnh minh họa
Mẹ chồng Dung vào phòng, nhìn hai vợ chồng mỉm cười rồi đưa cho Dung một cái hộp, trìu mến dặn dò: "Giờ con đã là một thành viên trong gia đình này rồi, cứ coi đây như nhà con, sống như hồi con còn ở nhà là được, không phải quá nặng nề lên làm gì. Còn đây là quà mẹ cho hai đứa làm vốn. Bố mẹ chẳng có nhiều đâu, chỉ có từng này thôi, hai đứa liệu mà bảo ban nhau làm ăn, sinh con đẻ cái rồi lo cho chúng nó nên người. Còn hai cái thân già này có lương hưu của ông ấy với mẹ bán quán thêm vẫn tự lo được, không phiền đến hai đứa bận tâm".
Dung nghe vậy liền mở chiếc hộp mẹ chồng đưa. Cô giật mình kinh hãi vì bên trong toàn vàng là vàng! Cô không đếm nhưng chắc cũng phải 9, 10 cây vàng chứ chẳng ít. Cô lắp bắp: "Mẹ... nhiều quá bọn con không cầm được đâu... Bố mẹ cứ giữ làm vốn, bọn con hiện tại cũng không cần đến tiền...". Quá bất ngờ, nên phản xạ đầu tiên của Dung là từ chối. Nhưng mẹ chồng cứ đặt vào tay cô, không cho cô có cơ hội thoái thác. Đúng lúc ấy, Quang chen lời: "Mẹ cho thì em cứ lấy đi, tội gì! Cảm kích mẹ thì sau này hiếu thảo với bố mẹ một chút là được rồi!", giọng điệu rõ ràng là trêu đùa. Dung ngượng ngùng cười. Mẹ chồng cô sau khi hỏi thăm thêm vài câu thì cũng tạm biệt, dành không gian riêng tư cho đôi vợ chồng son.
Dung cầm hộp vàng trong tay mà ngây ngẩn cả người. Quang mang ra đếm lại thì thấy chẵn 10 cây vàng, tương đương với một khoản tiền không hề nhỏ. "Bố mẹ lấy đâu ra nhiều tiền thế?", Dung thắc mắc hỏi chồng. Quang đáp: "Bố mẹ tích góp từ hồi xưa tới giờ đấy. Anh là con trai duy nhất, nên có bao nhiêu ông bà để cho anh hết là phải rồi. Ông bà giờ đều già cả, cũng không xông pha làm ăn gì được nữa, cho bọn mình làm vốn để lập nghiệp, em cứ cất đi, đừng nghĩ ngợi gì hết. Người trong nhà cả mà, có thì cùng hưởng, của bố mẹ cũng như của bọn mình, khó khăn thì cùng chia sẻ, nếu ông bà có chuyện gì thì cũng chỉ trông cậy vào vợ chồng mình, em hiểu không?". Dung mỉm cười, gật đầu.
Cầm hộp vàng cất vào két sắt, trong lòng Dung xúc động vô cùng. Không phải vì bất ngờ một số tiền lớn tới tay, mà vì tình cảm và cách sống ở nhà chồng. Như Quang đã nói ấy, có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu, bố mẹ chồng không hề tính toán thiệt hơn mà dốc gan dốc ruột ra cho vợ chồng cô, thực sự coi con dâu như cô là con cái trong nhà, không giấu diếm điều gì. Ông bà không giàu có gì, nhưng tấm lòng ấy thật đáng quý. Dung cảm thấy mình thật may mắn vô cùng khi có được một gia đình chồng như vậy!
Theo Afamily
Giữ gìn đến ngày cưới, ai ngờ đêm tân hôn, chồng đánh đập tra khảo, dằn vặt chỉ vì tôi... Tôi và anh quen nhau trong một lần đi chơi, có lẽ cũng vì quen trên bar, nên mặc định trong đầu anh luôn cho rằng tôi là đứa con gái chơi bời, thoải mái. Ảnh minh hoạ Nhà tôi và anh cùng ở thành phố, lúc quen anh tôi cũng 29 tuổi. Tôi sành điệu, xinh đẹp và khá thành đạt. Tôi...