“Kĩ năng từ chối sự cám dỗ” vào đề Văn lớp 10
Kết thúc buổi thi môn Văn, các thí sinh thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP Pleiku, Gia Lai) cho biết đề thi môn Văn năm nay vừa hay vừa ý nghĩa khi có câu yêu cầu trình bày suy nghĩ về kĩ năng từ chối sự cám dỗ của thanh thiếu niên hiện nay.
Gia Lai: Đề Văn lớp 10 hay, ý nghĩa
Năm nay, tuyển sinh vào lớp 10 của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn áp dụng hình thức xét tuyển, riêng Trường THPT Chuyên Hùng Vương và Trường THPT Pleiku tổ chức thi tuyển. Trường THPT Chuyên Hùng Vương sẽ tuyển sinh 13 lớp, hệ chuyên tuyển 11 lớp với 385 học sinh, 2 lớp không chuyên là 80 học sinh.
Sáng 17/6, các em học sinh làm bài thi môn Ngữ Văn (không chuyên) với thời gian 120 phút làm bài. Sau khi hoàn thành bài thi, các thí sinh rời phòng với gương mặt vui vẻ. Các em chia sẽ, đề thi Văn năm nay vừa hay vừa ý nghĩa.
Em Lê Uyên Nhi hồ hởi chia sẻ: “Đề thi gồm 3 câu, trong đó câu thứ 2 em thấy rất hay vì nó gắn liền với thực trạng lớp trẻ chúng em hiện nay. Nội dung đề thi là “Từ bài thơ “Mây và song” của R. Ta-go, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về kĩ năng từ chối sự cám dỗ của thanh thiếu niên hiện nay”.
Hoàn thành tốt bài thi môn Văn, em Hoàng Văn Đức vui vẻ cho biết, cả Đức và nhóm bạn Đức đều làm bài thi rất tốt. Với câu 2 và câu 3, các thí sinh không chỉ cần những kiến thức trong sách vở mà còn phải có tư duy xã hội tốt thì mới làm cho bài văn hay và sáng tạo.
Thi môn Văn trường chuyên, thí sinh vui mừng sau khi hoàn thành bài thi. (Ảnh: Thiên Thư)
Không chỉ cần tư duy và suy nghĩ về lối sống thực tại của các em trong xã hội hiện nay, mà đề thi còn nói về tình yêu quê hương đất nước, và suy nghĩ của các em về biển đảo quyê hương: Từ một đoạn trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, em có suy nghĩ gì về biển đảo quê hương.
Video đang HOT
Theo nhiều phụ huynh và thí sinh, câu hỏi trên không chỉ hay mà còn giúp các em nói lên được suy nghĩ của mình về những gì đang diễn ra đối với biển đảo của đất nước ta hiện nay.
Theo lịch thì các em sẽ tiến hành làm bài thi các môn từ ngày 17/6 đến hết ngày 19/6.
Bình Định: Gần 22 ngàn thí sinh thi môn Ngữ Văn lớp 10
Sáng 18/6, gần 22.600 thí sinh trên địa bàn tỉnh Bình Định dự thi môn đầu tiên Ngữ Văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Kết thúc môn thi đầu tiên, hầu hết thí sinh đều đánh giá đề Văn vừa tầm, có bạn nhận định đề dễ.
Trái với nhận định, trước khi vào phòng thi nhiều thí sinh vẫn thiên về đề thi sẽ ra một câu trong truyện Kiều nhưng thí sinh vẫn vui vẻ rời khởi phòng thi. Hầu hết, thí sinh đều nhận định đề văn không quá khó, phổ điểm 6-7 điểm sẽ nhiều.
Tại Hội đồng thi Trường THPT Quốc học Quy Nhơn, kết thúc 120 phút làm bài môn Văn các thí sinh đều nhận định đề dễ. Em Đoàn Hồng Phúc, lớp 9A6 Trường THCS Lê Hồng Phong (TP Quy Nhơn) cho biết: So với năm ngoái, đề Văn năm nay vừa sức với thí sinh. Đề ra 2 câu, câu 1 là đoạn văn và câu 2 là 2 khổ thơ trong bài thơ. Đây đều là kiến thức cơ bản SGK nếu vững kiến thức thì làm bài không quá khó khăn. Hầu hết, các thí sinh trong lớp đều làm được khoảng 70% đề thi.
Các thí sinh tươi tắn rời phòng thi. (Ảnh: Doãn Công)
Trong khi đó, Phạm Thiện Nhân, học sinh lớp 9A7 Trường THCS Lê Hồng Phong cũng cho rằng đề Văn không quá khó. “Xét về độ khó thì câu 1 khó hơn vì đòi hỏi học sinh phải nắm vững ngữ pháp, cấu trúc câu thì mới xác định được chủ ngữ vị ngữ, thành phần chính thành phần phụ, các biện pháp tu từ trong đoạn văn”, em Nhân chia sẻ.
Thiên Thư – Doãn Công
Theo Dantri
Ba bài văn học thuộc
Trước ngày thi học kỳ, cô con gái lớp 3 của chị ôn luyện bằng cách học thuộc lòng ba bài văn đã được cô chữa ở lớp một cách tỉ mỉ.
Con gái chị học tại một trường tiểu học công lập. Năm nay, trường học đã bỏ đánh giá học sinh bằng điểm số chuyển sang đánh giá bằng nhận xét. Vậy nhưng trong cả năm, các học sinh vẫn phải trải qua kỳ thi học kỳ và thi cuối năm để lấy điểm.
Trước ngày cháu thi học kỳ môn tiếng Việt, chị ngạc nhiên rồi chỉ biết lắc đầu trước cách ôn thi của con. Cháu ngồi vào bàn, đọc thuộc lòng ba bài văn do cháu làm theo đề bài ra sẵn của cô giáo.
Học thuộc bài văn mẫu - phương pháp học Văn quen thuộc ở bậc tiểu học?
Không chỉ vậy, các bài văn đã được cô giáo sửa từng ly từng tý, yêu cầu các cháu đọc thuộc bài đã chữa để ngày mai thi chỉ việc chép lại. Người mẹ băn khoăn vì biết rõ đây không phải là viết văn mà phải gọi là chép văn. Nói gì với con lúc này cháu cũng không chịu khi cô đã dặn rất kỹ lưỡng, cháu chỉ nghe lời cô.
Chị mạnh dạn trao đổi với giáo viên. Rõ ràng như cách cho học trò ôn luyện, cô trả lời rằng bài đã chữa, chỉ cần viết vậy là đủ, trẻ con biết gì đâu mà suy diễn. Chị thở dài. Lúc này chị không còn cần điểm 9, điểm 10 ở con nữa nhưng con chị vẫn cần...
Nhìn con hớn hở với điểm 10 môn tiếng Việt mà chị vui không nổi!
Hoá ra nhiều đứa trẻ ở nhiều trường học khác cùng cảnh ngộ như con chị. Vào thời điểm thi học kỳ, các em được giáo viên cho sẵn một số đề làm trước rồi lại được cô chỉnh sửa "trọn vẹn". Đến ngày thi, học trò chỉ việc chép lại.
Trẻ được đến trường, được học hành để khơi gợi sự sáng tạo, tư duy mà rồi chẳng khác nào chiếc máy chép. Đối với môn Văn còn để làm đẹp cho tâm hồn, cho trí tưởng tượng bay bổng nhưng riêng việc cô giáo yêu cầu học sinh học thuộc để đối phó với thi cử không chỉ "bóp nghẹt" mà phải nói rằng đã "bôi đen" tâm hồn con trẻ.
Từ bài văn học thuộc, trẻ được làm quen với sự dối trá; ngang nhiên "xào" chất xám của người khác trong khi "giết" sự sáng tạo của mình; hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm ở trẻ...
Sẽ có giáo viên lý giải rằng phải làm như vậy vì muốn tốt cho trẻ, do bệnh thành tích... Điều đó có nhưng cũng phải nhìn nhận, cũng rất nhiều thầy cô đang sáng tạo, mạnh dạn dạy trẻ để thoát khỏi tình trạng dạy học áp đặt, cứng nhắc. Họ đang giúp trẻ thích ứng với sự thay đổi nhanh của xã hội mà hơn hết là nhích dần đến bản chất thật sự của giáo dục.
Một khi người thầy còn cứng nhắc, lười sáng tạo, coi trọng thành tích trước hết là của bản thân thì sẽ còn... đổ lỗi. Họ đang đi ngược với sự chuyển mình của đổi mới giáo dục.
Bệnh thành tích là điều đáng sợ nhất trong giáo dục. Nhưng đáng sợ hơn hiện không ít người triệt để xem "bệnh thành tích" làm bệ đỡ cho tất cả sự ì ạch, trì trệ, gian dối... của mình. Và họ đang góp sức lớn cho việc kìm hãm chính bản thân trước khi "triệt tiêu" sự sáng tạo của học trò.
Hoài Nam
Theo Dantri
Tháo dỡ nhà xây sai phép để cứu cây xanh Sở Giao thông vận tải TPHCM vừa có văn bản kiến nghị UBND TPHCM chỉ đạo cơ quan chức năng buộc chủ một số căn nhà trên đường Lê Hồng Phong (quận 10) tháo dỡ phần xây dựng trái phép làm ảnh hưởng đến các cây Dầu cổ thụ trên tuyến đường này. Cây Dầu mã số 159 bị bao lơn ngôi nhà...