Kì lạ quán “Lẩu bò nghĩa địa” ở Sài thành
Ăn lẩu trong nghĩa địa tưởng chừng là điều khó có thể xảy ra, nhưng đối với những người thích “độc lạ” thì cái không thể sẽ thành có thể.
Nằm trên con đường “hút” dân nhậu quận Tân Phú, quán lẩu bò của bà T. (Đường Gò Dầu, quận Tân Phú, TP.HCM) khá đông khách từ khi mới dọn. Chúng tôi không khỏi bỡ ngỡ, lẫn phần ngạc nhiên khi bàn ăn trong quán được kê nằm ngay bên cạnh nhiều ngôi mộ. Chứng kiến cảnh “người sống” ăn chung với “người chết” khiến nhiều người không khỏi “sởn da gà”, lạnh gáy.
Quán Lẩu bò tại 194 Gò Dầu luôn thu hút khách bởi sự độc đáo của những ngôi mộ cổ.
Được biết, quán lẩu bò này đã tồn tại ngót ngét 15 năm, quán ở đây không như những quán khác phải mất tiền thuê mặt bằng, vì đây là đất nhà. Bà T. (chủ quán) cho biết: “Quán này nằm trên đất nhà, là đất do ông bà xưa để lại, nên dù buôn bán đắt hay ế tôi vẫn cứ bám trụ nơi đây, không bao giờ bỏ đi đâu cả”.
Khi được hỏi về chủ nhân của những nấm mồ, bà T. chia sẻ: “Đó là khu mộ của người trong nhà, của ông bà từ xa xưa nên được an nghỉ ngay tại đất nhà mình”.
Bàn ghế cho khách ngồi được dựng ngay cạnh từng ngôi mộ trong quán.
Quán lẩu bò bình dân nhưng khá sạch sẽ, bà T. đã trát nền, sửa sang khang trang. Bên cạnh những “người nằm dưới” thoạt nhìn có vẻ rùng rợn nhưng sau khi được quét dọn sạch sẽ nên trở nên thông thoáng, cùng với cách chế biến nồi lẩu khá vừa miệng nên vẫn thu hút nhiều khách.
Khách ăn ở đây đa phần là người dân lao động như công nhân, phụ hồ. Sau một ngày lao động mệt mỏi, họ vô quán ăn, ăn cho no chứ không phải ăn chơi. Giá bán khá phù hợp, nhìn chung là rẽ và thấp hơn các quán khác. Một nồi lẩu to, tầm 2 đến 3 người ăn có mức giá 120 ngàn đồng, lớn hơn thì 150 ngàn đồng.
Video đang HOT
Mặc dù quán được bao quanh là những ngôi mộ cổ nhưng vẫn rất thu hút khách.
Anh Trần Hoài N. (quận Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ: “Lúc đầu tới quán ăn cũng hơi ớn lạnh, đang nhậu mà nhìn qua thấy mấy mộ cũng rùng mình. Nhưng vì quán lẩu nấu khá vừa miệng, bà chủ lại nhiệt tình, phục vụ cũng nhanh nên hôm nào ngán cơm nhà tôi lại ra đây làm vài chai”
Cô H. (phục vụ quán, em gái ruột bà T.) cho biết: “Đầu giờ thì quán lưa thưa khách, nhưng tầm 7 – 8h tối đông khách hơn. Lúc đầu có vài người e ngại chuyện mồ mả, tôi tưởng họ sẽ không đến nữa chứ, nhưng mấy hôm sau lại thấy họ trở lại, tôi vui lắm, vì biết họ quan tâm đến món ăn ngon hay không chứ không quan trọng chuyện kia”.
Món lẩu bò được khách hàng rất ưa chuộng tại quán những ngôi mộ cổ xưa những khách hàng vẫn thản nhiên ngồi ăn như không có chuyện gì xảy ra.
Thử một lần cùng ăn lẩu với “người chết”, chắc hẳn không ai có thể không rùng mình, ớn lạnh. Nhưng khi ăn rồi thì đó là điều khá thú vị mà khó có quán nào có được.
Quỳnh Thy – Y Nhụy
Theo_Người Đưa Tin
Bí ẩn ngôi mộ nằm giữa khu công viên đẹp nhất Sài thành
Ngôi mô đươc xây dựng với những đường nét kiến trúc độc đáo, nhưng điêu thu hut sư to mo cua không it du khach la giai thoai vê tinh cam vơ chông cam đông cua ngươi năm dươi mô
Ngôi mộ cổ độc đáo giữa lòng Sài Gòn
Nằm ngay trung tâm TP. HCM, công viên Tao Đàn là một trong những công viên đẹp nhất Sài Gòn. Nơi đây thường được chọn làm địa điểm tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn nên công viên Tao Đàn từ lâu đã thu hút không ít người dân sống tại TP.HCM đến thăm quan và tìm hiểu. Trong công viên Tao Đàn này còn tồn tại một ngôi mộ cổ với kiến trúc điêu khắc và hoa văn rất tinh xảo nhưng thời gian trước rất ít người để ý.
Ngôi mộ này thật sự được nhiều người biết đến là vào thời điểm năm 2003, khi UBND TP.HCM có chủ trương kéo con đường Trương Định xuyên qua công viên, từ đó mọi người đi qua công viên Tao Đàn cũng dễ dàng nhìn thấy ngôi mộ cổ này hơn. Tuy nhiên rất ít ai biết được ngôi mộ này có từ khi nào và chủ nhân của ngôi mộ đó là ai?.
Ông Đỗ Thành Văn (người 20 năm làm việc tại công viên Tao Đàn) chia sẻ: "Lúc trước ngôi mộ nằm sâu trong công viên nên du khách không mấy để ý, nhưng do quy hoạch giờ đây ngôi mộ nằm ngay ra đường Trương Định nên khiến nhiều người tò mò, rồi nó trở nên nổi tiếng khi báo nước ngoài thông tin công viên Tao Đàn "có ma". Về bản thân tôi chỉ biết là ngôi mộ trên đã có từ rất lâu rồi. Nhưng lý lịch thật sự thì tôi không biết, trước kia ngôi mộ có màu đá trông rất cũ kỹ nhưng thời gian gần đây được sơn sửa mới lại".
Theo quan sát của chúng tôi, ngôi mộ lớn này nằm ở phía tây bắc của công viên Tao Đàn, cách đường Trương Định khoảng 35 mét về phía bên phải, cách giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai - Trương Định khoảng 55 mét về phía tây bắc. Đây là vị trí rất dễ dàng nhìn thấy với những ai đi qua công viên Tao Đàn. Ban đầu nếu chỉ quan sát sơ qua nhiều người có thể hiểu nhầm đây chỉ có một ngôi mộ, tuy nhiên nếu quan sát kỹ bên trong thì có thể thấy đây là một tập hợp của nhiều ngôi mộ được xây dựng theo kiểu lăng sóng táng trong một khuôn viên được bao bọc kỹ càng.
Ngôi mộ cổ nằm trong công viên Tao Đàn cách giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai - Trương Định khoảng 55 m về phía tây bắc.
Theo những tài liệu nghiên cứu về cổ mộ này thì ngôi mộ có chiều dài khoảng 11,2 mét, rộng khoảng 7,6 mét. Mộ có các vòng tường bao vây, ngăn ngang tạo thành ba lần cổng vào lăng mộ. Mộ bao gồm tiền sảnh - sân thờ và nhà mộ. Lối vào mộ có các trụ cột đài sen hình khối chữ nhật. Mặt trước và phía trong của thân trụ có ô khuông trang trí hình chữ nhật lồng vào nhau. Tuy nhiên, hiện bên trong không còn dấu vết chữ viết hay hoa văn trang trí.
Giữa sân trước có bức bình phong tiền hình chiếu thư đặt trên bệ đỡ. Nhà bia thể hiện kiểu nhà một gian hai chái. Mái ngói ống đổ trước - sau theo trục mộ với mỗi mái 11 ống ngói. Dọc đòn nóc thể hiện hai khối tượng voi phục châu đầu vào mộ. Nhà mồ liên kết nhà bia qua một rãnh máng nước. Mái lợp 10 ống ngói, viền đòn nóc và đặc biệt có đắp gờ hình đầu rồng và ngẫu tượng voi phục cách điệu.
Giai thoại xung quanh lai lịch ngôi mộ
Để tìm hiểu thêm thông tin về lai lịch bí ẩn của ngôi mộ này, ngày 24/4 chúng tôi đã tìm đến để "mục sở thị" ngôi mộ cổ nói trên. Tại đây chúng tôi được tiếp xúc với một bảo vệ đã có nhiều năm công tác tại công viên Tao Đàn (xin được giấu tên). Thông tin với chúng tôi, người bảo vệ này cho biết, trong những năm qua đã có khá nhiều người nhận là con cháu nhiều đời của chủ nhân ngôi mộ đến phúng viếng và kể cho ông nghe khá nhiều giai thoại xoay quanh ngôi mộ này.
Người bảo vệ trên cho hay: "Người đến nhận là con cháu nhiều đời của ngôi mộ thì rất nhiều, nhưng người làm tôi nhớ nhất là một cụ già người Hoa. Lúc trước, năm nào cũng vậy cứ vào thời điểm 12 giờ trưa ngày cuối năm ông ấy lại cầm theo một con vịt quay, một chai rượu đến để đốt nhang cúng trong mộ rồi ngồi lại thật lâu mới ra về. Hỏi ông ấy thì ông ấy nói mình là cháu nhiều đời của người nằm trong mộ và kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện rất cảm động về tình yêu của hai ông bà nằm trong mộ".
Theo lời kể của người đàn ông này với các bảo vệ thì cổ mộ này là nơi an nghỉ của đôi vợ chồng họ Lâm. Vào thời điểm đó, ông Lâm là người có địa vị và giàu có nhưng ông vẫn một mực thủy chung và yêu thương vợ mình. Khi vợ chết, để tưởng nhớ vợ ông Lâm đã cho làm một lăng mộ rất lớn làm nơi an nghỉ cho vợ. Khi chôn cất vợ, ông đã sử dụng chất liệu ô dước để giữ xác vĩnh hằng. Một vài năm sau ông Lâm mất, theo ý nguyện của ông gia đình đã chôn thi thể ông cạnh thi thể vợ để hai người trọn đời bên nhau.
"Ngoài cụ già người Hoa nói trên thì cách đây vài năm cũng có một gia đình ở Rạch Giá thuê nguyên chiếc xe chở hàng chục con cháu lên thăm ngôi mộ này. Họ cũng nói họ là con cháu mấy đời của người nằm trong mộ nên đến thắp nhang tưởng nhớ. Nhưng họ chỉ đến duy nhất lần đó chứ sau này không thấy đến nữa" - người bảo vệ cho hay.
Được biết, các nhà khảo cổ học cũng đã từng đưa ra nhiều giả thuyết về lai lịch của cổ mộ này. Có giả thuyết cho rằng đây là ngôi mộ của viên tướng tử trận thời Trương Minh Giảng giữ thành Gia Định trước sự nổi loạn của Lê Văn Khôi (con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt) được đem về chôn cất tại đây, còn nấm mồ thứ 2 có thể là của phu nhân vị tướng nọ.
Tuy nhiên theo tài liệu nghiên cứu khảo cổ mới nhất của PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Trưởng bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) chỉ ra: Trên hai tấm đá vẫn còn hai dòng Hán văn ghi nội dung chi tiết. Bia tả (bia nằm bên trái nhìn từ cổng vào) ghi chữ "Đại Nam", là quốc hiệu nước ta từ năm 1938, chủ húy tự trường Lâm Tam Lang chi mộ"; tạm dịch nghĩa là: "Mộ cha là con trai thứ ba Lâm gia". Còn dòng Hán văn ghi trên bia hữu tạm dịch là: "Mộ mẹ vợ nhà họ Lâm".
Dòng Hán văn ghi trên hai bia tả - hữu chỉ ra đây là mộ vợ chồng ông Lâm Tam Lang.
Ngoài nghiên cứu những tài liệu có trên ngôi mộ, qua một số nguồn nghiên cứu từ những con cháu đời sau của ông Lâm Tam Lang, PGS.TS Phạm Đức Mạnh cũng chỉ ra rằng, ông Lâm Tam Lang, tự "Nguyên thất". Ông là người gốc Quảng Đông di cư sang Việt Nam sinh sống, trở thành người Việt gốc Hoa, mất vào mùa thu Ất Mão (1795), còn bà vợ tên là Mai Thị Xã.
Ngày 18/4/2014, UBND TP.HCM đã có quyết định công nhận Khu lăng mộ họ Lâm ở công viên Tao Đàn là di tích cấp thành phố cần được bảo vệ. Hiện nay, BQL công viên Tao Đàn thường xuyên cử người trông coi, quét dọn. Ngôi mộ cổ là một địa điểm thú vị thu hút du khách đến tham quan và nghiên cứu tìm hiểu.
Phước Sơn
Theo_Người Đưa Tin
Bên trong 8 ngôi mộ cổ vừa được giải mã ở Sài Gòn Di cốt hầu hết đã mục nát, chỉ còn thu được cúc áo, chiếu cói, vải... được cho là của người Việt từ Bắc hành trình vào Nam mở cõi. 8 ngôi mộ cổ được khai quật nằm gần Pháp viện Minh Đăng Quang, sát Xa lộ Hà Nội thuộc phường An Phú (quận 2, TP HCM). Khu mộ vốn nằm trên khu...