Kì lạ loài cây có khả năng “đẻ” ra vàng
Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: tiền không mọc trên cây nhưng vàng thì có thể.
Bạch đàn (tên gọi khác là cây khuynh diệp) có mặt hầu hết ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Rễ của cây có thể đâm sâu tới 40m để tìm kiếm nguồn nước và chất dinh dưỡng. Trong quá trình đó, những cây bạch đàn gần các mỏ vàng đã vô tình “hút” cả những bụi vàng trong lòng đất, sau đó dịch chuyển lên lá cây.
Các nhà nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ Khối thịnh vượng chung Tây Australia giải thích, “Vàng là kim loại độc hại với cây cối nên được bị dịch chuyển tới các đầu mút của cây, chẳng hạn như lá cây, hoặc tới các vùng đặc biệt bên trong tế bào để làm giảm các phản ứng sinh hóa độc hại”.
Những cây bạch đàn gần mỏ vàng có thể hút được vàng nano và chuyển lên lá.
Trên tạp chí Nature Communications, nhóm nghiên cứu cho biết, đây là lần đầu tiên vàng được phát hiện ở trạng thái tích hợp tự nhiên trong một sinh vật sống. Tuy nhiên, lượng vàng trong lá cây rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,000005 phần trăm trọng lượng mỗi lá cây. Các nhà khoa học đã phải dùng tới tia X mới có thể phát hiện ra sự tồn tại của chúng.
Giá trị có thể ứng dụng dễ dàng nhất của nghiên cứu này là lá cây chứa vàng có thể cung cấp cho các công ty khai khoáng một cách nhận biết không tốn kém và thân thiện với môi trường về nơi có thể khoan tìm kim loại quý.
Lượng vàng trong lá cây rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,000005 phần trăm trọng lượng mỗi lá cây.
Được biết trên thế giới cũng đã có nghiên cứu khoa học nhằm thu hoạch vàng từ các loại cây trồng đặc biệt như bạch đàn, mù tạt, hướng dượng… Kĩ thuật này có tên gọi phytomining.
Bằng cách này, con người có thể lấy được vàng nano nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất, lĩnh vực vốn sử dụng các hạt nano vàng như vật xúc tác cho những phản ứng hóa học. Tuy nhiên, giá trị quan trọng nhất của nghiên cứu chính là khắc phục hậu quả của các khu mỏ vàng bị ô nhiễm.
Kỹ thuật phytoming giúp thu hoạch vàng nano từ cây nhằm phục vụ ngành công nghiệp hóa chất.
Theo Dân Việt
Bạn sẽ không tin nếu biết những bức ảnh này không phải "sản phẩm photoshop"
Khi người nghệ sĩ và thiên nhiên cùng hợp tác với nhau, những kiệt tác nghệ thuật sẽ ra đời.
Những bức ảnh dưới đây chưa qua bất kì chỉnh sửa nào, nhưng chúng thực sự lột tả vẻ đẹp tự nhiên nhờ vào khả năng nắm bắt đúng thời điểm và việc chọn góc chụp chính xác của các nhiếp ảnh gia tài ba.
Con rắn lục có tên khoa học là Bitis peringueyi này dường như tàng hình trong lớp cát sa mạc.
Video đang HOT
Rắn lục Bitis peringueyi là một trong số những loài rắn độc được tìm thấy ở sa mạc Namib, sa mạc rộng lớn kéo dài từ phía Nam Angola cho đến Cộng hòa Namibia.
Thoạt nhìn, bức ảnh này trông như là những lớp sô-cô-la nóng chảy ngọt ngào.
Đây là ảnh chụp sa mạc Namib từ vệ tinh, nơi bãi cát đỏ của sa mạc gặp gỡ dòng sông Tsauchab.
Sự phẫn nộ của thần Sấm?
Bức ảnh này là kết quả của kĩ thuật chụp ảnh phơi sáng lâu, cho phép ghi lại tất cả những cơn sét đổ bộ lên đỉnh núi Timpanogos ở Utah, Mỹ.
Chú bướm và đôi cánh trong suốt kì ảo.
Đây là một loài Bướm Giáp (Nymphalidae) sinh sống tại rừng nhiệt đới Amazon. Những tế bào dọc theo đôi cánh của nó có thể trở nên trong suốt như vậy là do sự thiếu hụt sắc tố.
Coi chừng, rắn kìa!
Thực ra, đây là loài bướm đêm Atlas (Attacus atlas) là loài bướm đêm thường được tìm thấy ở rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đông Nam Á, và phổ biến ở quần đảo Mã Lai. Bướm đêm Atlas được xem là loài bướm đêm lớn nhất trên thế giới, với sải cánh từ 25 - 30cm. Chúng còn được gọi là bướm đầu rắn vì phía trên cánh của chúng có hình dáng tựa hai chiếc đầu rắn.
Cảnh tượng núi lửa phun trào bao phủ bầu trời.
Khi ngọn núi Etna (Italia) phun trào, lớp tro bụi khổng lồ đã cọ xát vào nhau cùng với những đám mây bên trên, tạo nên những tia điện và sét ngang dọc bầu trời.
Đôi cánh thiên thần trên tuyết?
Bức ảnh chụp lại dấu vết một con chim cú chỉ vì cố gắng đuổi theo con mồi mà chìm nghỉm trong lớp tuyết bông xốp.
Những chú cá sặc sỡ bơi từng đàn tạo thành bức ảnh đầy màu sắc.
Bức ảnh chụp tại Vân Nam, Trung Quốc, ghi lại cảnh hàng trăm con cá chép Koi đủ màu đang tung tăng dưới hồ nước.
Vận động viên lặn chuyên nghiệp.
Khoảnh khắc có một không hai của chú chim hải âu Galapagos đã được chụp lại tại Todos Santos, Mexico.
Không biết ý nghĩa con số 89 là gì?
Đây là loài Bướm Diaethria phlogea ở Colombia, Nam Mỹ. Chúng còn được gọi là bướm 89'98 vì con số 89 và 98 thường xuất hiện trên cánh của chúng.
Kiệt tác của muối và kiềm.
Hồ muối Bogoria tại Kenya là nơi trú ẩn theo mùa lớn nhất thế giới của loài hồng hạc nhỏ.
Chim tha mặt trời.
Bức ảnh do phóng viên Michael đến từ Hesse, Đức, ghi lại khoảnh khắc "đám mây đại bàng" đang cắp mặt trời bay đi mất.
Cảnh tượng trên hành tinh lạ?
Thực ra, đây là hồ băng trên đỉnh núi Himalayas do máy bay trinh thám chụp lại.
Những bờ sông sặc sỡ.
Bức ảnh ghi lại quanh cảnh khu vực Marble Canyon, phần thuộc Grand Canyon nằm ở Ruskeala, Cộng hòa Karelia, Nga.
Lâu đài trên mây.
Hồ Bled ở Slovenia là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch, những người muốn chiêm ngưỡng tòa lâu đài được xây trên hòn đảo nhỏ nằm giữa hồ như trong truyện cổ tích.
Người ngoài hành tinh đổ bộ?
Đây là hiện tượng cột ánh sáng xuất hiện tại Rostov Oblast, Nga. Nó là hiệu ứng quang học xảy ra khi các tinh thể băng treo lơ lửng thẳng đứng trong không khí phản xạ ánh sáng Mặt trăng hoặc ánh sáng thành phố.
Một thiên hà xa xôi?
Không phải, đây thực chất là một ngọn đèn đường được chụp qua kính chắn gió ô tô trong trời mưa.
Sự đối xứng hoàn hảo.
Được chụp bởi Oliver Delgado, bức ảnh trên thực sự thể hiện con mắt quan sát tinh tế của nhà nhiếp ảnh.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Phát hiện loài chim hót hay như "Sơn ca nước Anh" Adele Một loài chim hoét mới được phát hiện tại Ấn Độ có tiếng hot du dương như ca sĩ người Anh Adele nổi tiếng. Loài chim hoét mới còn được gọi là chim hoét Himalaya, tên khoa học là Zoothera salimalil. Chúng có ngoại hình giống với loài chim hoét Zoothera Mollissima đã từng được phát hiện trước đó. Điều khác biệt duy...