Kì kinh nguyệt nói gì về sức khỏe của bạn
Một số đặc điểm của chu kì kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cho biết những gì đang diễn ra trong cơ thể bạn.
Kinh nguyệt ra nhiều: Đây là vấn đề mà 1/3 phụ nữ gặp phải. Bạn phải thay băng vệ sinh hằng giờ, chu kì kéo dài lâu hơn một tuần, hoặc xuất hiện những cục máu lớn. Nguyên nhân có thể là do vấn đề với cơ quan sinh sản hoặc hormone, do viêm nhiễm, rối loạn máu, thuốc làm loãng máu hoặc do vòng tránh thai.
Mệt mỏi: Trong kì kinh nguyệt, bạn mất đi một lượng hồng cầu, điều này có thể dẫn đến chứng thiếu máu, thiếu sắt. Nếu bạn thấy khó thở, mệt mỏi, xanh xao và tim đập nhanh, hãy đến gặp bác sĩ.
Lỡ kì kinh nguyệt: Nguyên nhân phổ biến nhất là thai kì, nhưng cũng có thể là do mất cân bằng hormone, thiếu cân, mô sẹo hoặc do một số loại thuốc. Nếu bạn bị lỡ ba chu kì liên tiếp, hãy đến gặp bác sĩ.
Chu kì sớm: Chu kì kinh nguyệt ba tuần một lần vẫn là bình thường. Bạn có thể mất vài năm sau chu kì đầu tiên để có một chu kì ổn định ( khoảng 24 đến 38 ngày). Tập luyện nhiều hơn, giảm cân và stress cũng có thể làm thay đổi chu kì. Nếu các kì kinh nguyệt cách nhau dưới 24 ngày, hãy đến gặp bác sĩ.
Ra máu giữa các kì kinh nguyệt: Khối u trong và quanh tử cung, vấn đề về hormone hoặc loại thuốc tránh thai bạn đang dùng có thể là nguyên nhân gây ra máu ngoài chu kì.
Video đang HOT
Màu sắc máu: Máu ở đầu chu kì thường có màu đỏ tươi. Kinh nguyệt sẽ có màu thẫm hơn, đặc biệt nếu có các cục máu. Máu có màu nâu gỉ thường xuất hiện cuối chu kì, khi nó phản ứng với không khí. Máu hồng nhạt là dấu hiệu của một chu kì nhẹ.
Đau bụng: Hơn nửa phụ nữ bị đau bụng, đùi hoặc lưng trong 1 hoặc hai ngày trước kì kinh nguyệt. Một số người thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc bị tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt của tử cung để loại bỏ lớp màng. Tình trạng này thường thuyên giảm khi bạn có tuổi, và có thể dừng lại khi bạn có con.
Các cơn đau khác: Một số cơn đau bắt đầu sớm hơn và kéo dài lâu hơn. Niêm mạc tử cung có thể đang phát triển sai vị trí, bạn có thể bị u xơ, hoặc bị bệnh viêm vùng chậu – một căn bệnh có thể gây vô sinh và đau đớn lâu dài.
Vấn đề khi đi vệ sinh: Bạn thấy đau khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện, bạn bị tiêu chảy hoặc táo bón trong kì kinh nguyệt? Đây có thể là những dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lạc nội mạc tử cung, đặc biệt nếu chúng đi kèm với các triệu chứng như chu kì nặng hoặc đau bụng dữ dội.
Thường xuyên đau đầu trước chu kì: Đau đầu trong khoảng thời gian bắt đầu chu kì có thể là do giảm lượng estrogen hoặc do sản sinh prostaglandin. Đây là chứng đau nửa đầu kinh nguyệt. Các loại thuốc giảm đau chống viêm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này; hoặc bác sĩ sẽ giúp bạn ổn định lượng estrogen.
Ra máu sau mãn kinh: Đó có thể là do bệnh polyp tử cung – một bệnh phổ biến hơn ở những phụ nữ mãn kinh. Polyp tử cung có thể phát triển thành ung thư và ung thư nội mạc tử cung có thể gây ra máu nghiêm trọng sau mãn kinh.
Theo trí thức trẻ
Đặt vòng tránh thai nhưng vẫn có thai có nguy hiểm không?
Vòng tránh thai chỉ là một dụng cụ chiếm chỗ trong tử cung, không gây dị tật cho thai nhi. Nên dù đã đặt vòng tránh thai mà vẫn dính bầu, nhiều chị em vẫn có thể sinh con bình thường.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất kì biện pháp tránh thai nào cũng không thể đạt được hiệu quả 100%. Đối với phương pháp đặt vòng tránh thai cũng vậy, được đánh giá là an toàn cao nhưng đôi khi phương pháp này cũng xảy ra sự cố dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn.
Những trường hợp đã đặt vòng tránh thai mà vẫn có bầu là do chủ quan không đi khám sức khỏe, cứ "thả" thoải mái, vòng bị rơi ra lúc nào không biết hoặc là vòng nằm sai vị trí, tử cung to chọn vòng có kích thước không phù hợp...
Đặt vòng tránh thai nhưng vẫn có thai có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé
Đặt vòng tránh thai mà vẫn dính bầu khiến nhiều chị em lo lắng
Khi chị em đã đặt vòng mà vẫn có thai và muốn giữ lại thai thì cần phải đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai kỳ kèm với chiếc vòng. Nếu chiếc vòng đã tuột ra rồi thì không có vấn đề gì. Nhưng chiếc vòng vẫn còn ở trong tử cung thì bác sỹ sẽ xem xét nó đang ở vị trí nào. Nếu chiếc vòng lệch thấp, bác sĩ sẽ cân nhắc để lấy ra và dùng thuốc giữ thai cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu vòng ở vị trí cao, nằm ngoài túi thai, nếu lấy ra mà nguy hiểm nhiều đến thai nhi thì bác sĩ sẽ để lại và đợi đến khi em bé sinh ra sẽ kiểm soát tử cung và chiếc vòng cùng với nhau thai tuột ra ngoài.
Đặt vòng rồi vẫn dính bầu có thể là do bị tuột vòng hoặc vòng bị lệch...
Dị tật ở thai nhi là do sự phân chia tế bào tức là từ chính bên trong bản thân thai nhi hoặc mẹ... Mặc dù chiếc vòng tránh thai sẽ không gây nên dị tật cho thai nhi nhưng nó có thể chọc vào buồng ối gây dò ối, hoặc gây sinh non. Chính vì vậy, khi muốn giữ thai nhi, mẹ nên cẩn thận, tránh lao động, hoạt động nặng, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên đi thăm khám định kỳ.
Làm sao để tránh được việc đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai?
Vòng tránh thai là một vật rất nhỏ được chế tác từ nhựa, kim loại, chúng được đặt trong tử cung của người phụ nữ để có thể ngăn chặn tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, tạo thành hợp tử phát triển thành bào thai.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đặt vòng tránh thai rồi vẫn mang thai ngoài ý muốn. Thông thường, tỉ lệ này chiếm từ 1-14%. Bởi vòng tránh thai là một dị vật khi đưa vào cơ thể rất dễ xảy ra các phản ứng do chưa thích ứng nên dễ dẫn đến hiện tượng tuột vòng. Nếu vòng không bị tuột thì sau đó tử cung sẽ dần dần thích ứng.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng có thai ngoài ý muốn dù đã đặt vòng tránh thai thì sau khi đặt vòng, chị em nên nghỉ ngơi ít nhất một vài ngày và tránh làm việc nặng trong một tuần, để tránh tuột vòng sau khi đã đặt vòng.
Chị em nên đi kiểm tra định kỳ để biết được tình trạng của vòng tránh thai
Bên cạnh đó, sau khi đã đặt vòng nếu thấy xuất hiện triệu chứng rong kinh, ra huyết bất thường, đau bụng dưới, bị ra huyết trắng quá nhiều hoặc bỗng nhiên có kinh nguyệt nhiều hơn những tháng khác thì các chị em cần đi khám sớm, vì rất có thể vòng đã bị lệch. Đồng thời, sau khi đặt vòng trong một tháng các chị em cần tuân thủ đúng lịch khám sức khỏe định kỳ 3 tháng một lần để xác định vòng có còn nằm đúng vị trí hay không. Sau đó cách 1 - 2 năm đi kiểm tra lại.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp cho các chị em hiểu hơn về vấn đề đặt vòng tránh thai nhưng vẫn có thai có nguy hiểm không? Để có cách xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho phái đẹp.
Theo phunusuckhoe.vn
Chớ coi thường khi thấy kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, cẩn thận lời cảnh báo với căn bệnh nguy hiểm Nếu kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày hoặc đột nhiên xuất hiện nhiều thay đổi về thời gian xuất hiện kinh nguyệt trong ít nhất 3 chu kỳ liên tiếp, thì bạn nên đi khám bác sĩ. 1. Một số nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài bất thường. Sử dụng vòng tránh thai Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến...