Ki cóp mãi mới mua được nhà, mẹ chồng đòi đứng tên sổ đỏ, vợ nói ‘Cho tên bà ngoại vào nữa’
Mẹ chồng liên tiếp gọi lên cho chồng em từ khuyên bảo, dụ dỗ đến uy hiếp, đe dọa. Mục đích chính là:”Căn nhà đó phải đứng tên bố mẹ mới được mua”.
Vợ chồng em lấy nhau 6 năm nay có 1 cô con gái 4 tuổi, hiện tại cả hai đang ở trọ ở Hà Nội để tiện cho công việc. Bố mẹ 2 bên đều ở quê, kinh tế còn nhiều khó khăn nên không giúp được gì cho 2 đứa.
Ngay cả lúc đẻ thằng cu con, em cũng phải nghỉ việc ở nhà 2 năm để chăm nó tới khi thằng bé gửi trẻ được mới đi làm lại. Ông bà nội ngoại ở quê đều bận công việc riêng nên chẳng ai lên chăm cháu giúp em được.
Hai vợ chồng tháng nào cũng hết hơn 3 triệu tiền thuê nhà, tiền ăn sinh hoạt nữa là chẳng để dư ra được bao nhiêu. Suy đi tính lại cuối cùng vợ chồng bàn nhau sẽ mua căn chung cư nhỏ ở. Tiền không đủ thì vay ngân hàng coi như trả tiền phòng trọ hàng tháng cũng vẫn lợi hơn.
Bản thân em biết, lần này mà mua nhà xác định vay nợ 500 triệu. Còn 2 vợ chồng chỉ có 200 triệu tiền mặt. Nhưng nếu không mua biết tới bao giờ mới an cư?
“Thôi cứ mua đi rồi lấy đó làm động lực phấn đấu vậy”, chồng em quyết vậy, hai vợ chồng lên kế hoạch cứ thế mà làm theo.
Chuyện sẽ không có gì nếu như bố mẹ chồng ở quê biết tin bọn em chuẩn bị mua nhà. Mẹ chồng liên tiếp gọi lên cho chồng em từ khuyên bảo, dụ dỗ đến uy hiếp, đe dọa. Mục đích chính là:
“Căn nhà đó phải đứng tên bố mẹ mới được mua”.
Lý do bà đưa ra là: “Nhà chỉ có mình nó là con trai, nhà của con thì cũng là nhà của bố mẹ. Sau này bố mẹ mất đi mọi thứ vẫn là của các con hết thôi”.
Em đúng là cạn lời, không biết phải trả lời mẹ chồng thế nào vì thấy yêu cầu quá sức vô lý. Lúc đầu em tưởng chồng sáng suốt nên để anh đưa ý kiến. Nào ngờ anh phân vân rồi sau đi thuyết phục em đồng ý với ông bà. Anh bảo:
“Anh thấy như vậy cũng đâu có gì không được, ông bà cũng già rồi, chiều để ông bà vui. Sau này mọi thứ vẫn là của hai vợ chồng, đi đâu mà thiệt”.
Em quá tức giận, đằng nào chả là nhà của con cháu để ông bà đòi đứng tên bây giờ làm gì, sau cũng đỡ mất công sang tên đổi chủ.
Hơn nữa nó cũng là mồ hôi nước mắt của 2 vợ chồng, liên quan gì đến bố mẹ chồng đâu mà ông bà đòi vậy?.
Video đang HOT
Nói thật, chẳng phải em tính toán, nhưng xã hội này ai biết trước được điều gì. Nhỡ sau này vợ chồng không ở được với nhau thì em ra đi tay trắng à? Trước giờ em chẳng tham của ai cái gì, song của mình thì em nhất định phải giữ bằng được.
Suy nghĩ cả đêm cuối cùng em thẳng thắn nói chuyện với chồng:
“Em đồng ý cho ông bà đứng tên…”, vừa nghe tới đây mắt lão chồng sáng quắc như đèn pha ô tô luôn. Không để chồng tưởng bở lâu em nói tiếp:
“Với điều kiện: 1 là anh hoặc bố mẹ anh bỏ toàn bộ tiền ra mua nhà, nhà của anh, ông bà thích đứng tên thế nào là tùy, em không ý kiến. 2 là nếu tiền của hai vợ chồng thì nhà đó là nhà của anh với em, bố mẹ anh đòi đứng tên thì bố mẹ em cũng phải được có tên trong đó”.
“Em…”, lão chồng nghẹn lời.
Thú thật phương án nào thì em cũng không vui vẻ, nói ra vậy chỉ mong chồng hiểu rõ việc gì cũng phải giải quyết thấu tình đạt lý và công bằng.
Em nói tiếp:
“Hay anh chọn phương án 3, là để bố mẹ em đứng tên. Sau này vẫn là của vợ chồng mình thôi mà. Đừng nói với em nội khác ngoại vì vợ chồng mình tự lập từ 2 bàn tay trắng mà có. Nội hay ngoại chẳng liên quan gì ở đây đâu”.
Lão chồng em mặt nhăn, cấm nói được câu nào. Em xuống nước:”Em chỉ mong anh đặt vào địa vị của em để nghĩ thôi”, nói xong em bỏ ra ngoài để chồng tự ngẫm.
Hôm sau em nghe chồng gọi điện cho mẹ chồng:
“Nhà ai mua người ấy đứng tên. Căn nhà sắp mua này vợ chồng con sẽ đứng tên, bố mẹ không cần quan tâm đâu”.
Tất nhiên mẹ chồng em tức lắm nhưng không làm gì được. Em cười thầm, ít ra chồng cũng biết phải trái, đúng sai.
Cãi lời bố mẹ cưới chồng không cần đăng ký và cái giá phải trả trong hôn nhân
Ngay khi cãi lời bố mẹ để đến với Hải, có lẽ Linh không ngờ rằng điều khiến mối quan hệ của mình lung lay đã manh nha từ ngày đầu tiên.
Trong chuyện yêu đương và kết hôn, bố mẹ luôn là nhân vật có thể đưa ra cho con cái nhiều lời khuyên bảo. Sống lâu năm hơn, có kinh nghiệm hơn nên chuyện họ biết cách nhìn người cũng chẳng phải điều lạ kỳ.
Nhiều cô gái vì tình yêu mà nằng nặc cãi lời bố mẹ, quyết định đến với người yêu dù bị phản đối. Và rồi, cái kết sau cuối đau đớn làm sao.
01
Linh gặp chồng năm 18 tuổi. Cô học hành không vào nên chẳng muốn học đại học. Lúc đó, Linh đã học xong lớp may và làm việc ở xưởng may được 1 năm rồi. Chồng Linh - Hải hơn cô 5 tuổi. Lúc đó anh đã 23. Mối quan hệ giữa cả hai phát triển rất nhanh chóng.
Hải làm công nhân ở một xí nghiệp bên cạnh xưởng may của Linh. Anh đẹp trai, khéo miệng. Tuy vài lần khiến Linh tức giận vì sự bỗ bã thậm chí vũ phu của mình nhưng cũng chính cái miệng khéo léo khiến cô bỏ qua.
Nhà Hải chỉ có mẹ, bố anh mất sớm. Hai mẹ con sống trong một căn nhà nhỏ gần xí nghiệp. Gia đình Linh cách đó 20 km. Mẹ Hải bảo rằng cả hai cũng đến tuổi lập gia đình rồi, nếu không đi học, đã đi làm ổn định thì chuyện kết hôn sớm không có gì lạ cả.
Linh nghe thấy ổn nên cũng đưa Hải về ra mắt. Thế nhưng, trái với suy đoán của cô. Bố mẹ cô không ưng Hải.
Mẹ cô hết lời khuyên bảo con gái. Bà cảm thấy ở Hải có chút gì đó không đáng tin. Hải lại còn quá khéo miệng, bà sợ con gái mình bị lừa. Thậm chí, bà còn biết chuyện Linh từng bị Hải đánh, càng kiên quyết ngăn cản mối quan hệ.
Thế nhưng Linh đâu có nghe. Lúc đó tâm hồn cô chỉ nghĩ đến tổ ấm hạnh phúc, những đứa con. Hai bên làm căng cả năm trời, nhà Linh vẫn không đồng ý. Thậm chí bố mẹ cô còn dọa sẽ từ con. Chính Linh đã tự mình bước ra khỏi căn nhà đó, tuyên bố sẽ kết hôn với Hải, mặc kệ bố mẹ nói thế nào.
Trong cuộc sống, có nhiều lúc con cái nghĩ rằng bố mẹ nên tôn trọng suy nghĩ của bản thân mình. Thế nhưng họ đâu biết rằng đôi lúc chính sự cứng đầu đó đã làm hại cả cuộc đời họ. Trong tình yêu và hôn nhân, phụ nữ nên nhớ rằng nên dùng cái đầu để suy nghĩ nhiều hơn, đừng để con tim lấn át tất cả. Mọi quyết định sai cũng từ đấy mà ra.
02
Vào thời điểm ấy, Linh mới 19, vẫn còn quá trẻ. Nhưng Linh chẳng có giấy tờ gì để có thể đăng ký kết hôn. Bởi thế, Linh đến nhà Hải sống dưới danh nghĩa vợ Hải nhưng không có bất cứ một tờ giấy hay lễ nghĩa gì chứng minh cả.
Mẹ chồng Hải cũng tỏ ra đối xử rất tốt với con dâu. Hải cũng đi làm chăm chỉ. Anh hứa hẹn nhiều chuyện sẽ đối tốt với cô, chẳng bao giờ động tay động chân hay nặng lời xúc phạm.
Linh khao khát về tổ ấm riêng để chứng minh cho bố mẹ. Dù chưa đăng ký kết hôn nhưng trong tâm trí Linh, mình đã là gái có chồng, là con dâu nhà khác.
Mỗi ngày đi làm về, Linh đều bắt tay vào làm hết việc nhà. Những việc to, nhỏ, lớn, bé Linh đều làm cả. Từ nấu nướng giặt giũ, quét dọn cho đến cuốc đất làm vưỡn, hễ rảnh rỗi Linh lại lao ra làm, chưa bao giờ than vãn một câu. Mẹ chồng rất hài lòng về Linh. Có con dâu, bà càng rảnh tay, chẳng đụng tới việc gì cả.
Cuộc sống cứ như thế trôi qua, ai cũng quen với nó. Linh chu toàn mọi việc nhà, chồng đi làm, mẹ chồng thoải mái. Mọi chuyện chỉ thực sự nảy sinh khi Linh sinh con gái đầu lòng.
Linh sinh xong khá yếu chẳng làm được việc gì, mẹ chồng đã bóng gió chuyện năm xưa sinh chồng xong 1 tuần là bà đã đi làm đồng. Linh cũng chẳng cữ lâu, sau 2 tuần cô bắt đầu nấu nướng, dọn dẹp nhẹ nhàng.
Khác với những lời khen ngợi năm xưa, giờ đây mẹ chồng Linh suốt ngày than vãn chuyện con dâu chỉ biết ôm lấy em bé, chẳng muốn làm việc. Chồng Linh bắt đầu thể hiện sự tức tối từ những lời mẹ rủ rỉ riêng về chuyện Linh lười làm, chỉ thích nằm dài đợi cơm bưng nước rót.
Linh than đau vết mổ, chồng cô sẽ nói thẳng rằng ai mà chẳng đẻ, cứ làm như mình cô độc lạ. Linh nghỉ sinh chẳng kiếm được tiền. Số cô dành dụm cho sinh con cũng dần hết, mọi chi tiêu đè lên vai chồng càng khiến anh ta mặt nặng mày nhẹ hơn. Những ngày sinh con và ở cữ, Linh khổ sở vô cùng.
Nếu nói về những cuộc hôn nhân bất hạnh, có lẽ chuyện phụ nữ sinh đẻ không được chồng chăm sóc, thấu hiểu là bất hạnh bậc nhất. Thế mới biết, lấy chồng cần suy xét thật kỹ càng để tránh những đổ vỡ về sau
03
Chồng Linh càng ngày càng mặt nặng mày nhẹ với vợ. Cô bận rộn với con cái cũng chẳng chu toàn được việc nhà nữa. Linh có ba đầu sáu tay cũng chẳng quán xuyến hết được việc nhà, vườn tược, cho lợn gà ăn... Con gái ốm, Linh bảo chồng ở nhà đưa con đi khám. Anh ta vùng vằng. Lúc đó mẹ chồng lao ra bênh con trai, bà bảo rằng năm xưa chỉ cho chồng uống thuốc lá cũng lớn khôn thành người.
Một cuộc cãi cọ nổ ra. Linh bảo chồng vô trách nhiệm, không quan tâm đến con và uất ức nhắc đến ngày xưa đi theo anh ta là sai lầm. Hải quay sang tát cô một cái rồi gào lên: 'Loại con gái chưa cưới đã dám vào nhà trai ở như cô, cô cứ nghĩ bản thân ngoan ngoãn hay sao, đừng to tiếng, kẻo chính tôi sẽ đuổi mẹ con cô ra đường đấy'. Mẹ chồng cũng tiếp lời: 'Bố mẹ nó mà nó còn từ được, con nghĩ loại đàn bà như thế trọng vọng gì nữa'.
Linh choáng váng không nói nên lời. Từ 2 năm nay cô nghĩ rằng hành động cãi lời bố mẹ của mình là vì tình yêu nhưng không ngờ chính trong mắt người chồng và mẹ chồng, cô trở thành kẻ chẳng ra gì. Linh đau đớn và tuyệt vọng vô cùng không biết nên giải quyết thế nào cho mối quan hệ đang có.
Trong hôn nhân, sự tôn trọng là nền tảng đầu tiên để tạo thành mối quan hệ tốt đẹp và bền lâu. Một người chồng có tôn trọng vợ thì hai bên mới tốt đẹp và yêu thương nhau được. Một khi những điều ấy không còn, chẳng muốn thấu hiểu cho nhau thì hai bên thật khó để tiếp tục hạnh phúc.
Linh đã sai lầm lớn khi từ bỏ gia đình để ra đi, kiên quyết chọn mối quan hệ không hôn thú bên Hải. Linh hết lòng với gia đình chồng nhưng nhận về xót xa. Đến lúc này, có lẽ cô sẽ nhớ về những lời dạy của bố mẹ và thấm thía mãi không thôi.
Từ khi có tôi về làm dâu, dường như không ngày nào cả nhà được vui vẻ Vì là dâu mới nên những tháng đầu tôi cam chịu tủi nhục làm trò mua vui cho con chị dâu trong mỗi bữa ăn, rồi khi không chịu được nữa nên phản kháng lại thì cả gia đình chồng quay lưng với tôi. Không biết cảnh là dâu mới của mọi người có ai giống tôi không? Về nhà chồng đến nay...