Khuyến nghị mới nhất của WHO về HMPV khẳng định không có gì bất thường
Trên trang thông tin điện tử, WHO cho biết tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, số ca nhiễ.m trùn.g đường hô hấp cấp (ARI) thường tăng vào thời điểm này trong năm.
(Tư liệu) Bệnh nhân COVID-19 hồi phục và được xuất viện tại bệnh viện Trường Đại học Đồng Tế ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 23/2/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/1 đã đưa ra khuyến nghị mới nhất về dịch bệnh liên quan đến đường hô hấp đang diễn ra hiện nay tại nhiều nước trên thế giới
Trên trang thông tin điện tử, WHO cho biết tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, số ca nhiễ.m trùn.g đường hô hấp cấp (ARI) thường tăng vào thời điểm này trong năm.
Nguyên nhân chủ yếu là do các dịch bệnh theo mùa từ các tác nhân gây bệnh đường hô hấp như cúm mùa, virus hợp bào hô hấp ( RSV), virus metapneumo ở người ( HMPV), cùng với một số loại virus đường hô hấp thông thường khác và mycoplasma pneumoniae.
Hiện tại, các tỷ lệ bệnh cúm giống cúm (ILI) và/hoặc ARI ở một số quốc gia trong vùng ôn đới của Bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần gần đây và vượt ngưỡng cơ sở, phù hợp với các xu hướng theo mùa thông thường.
Diễn biến cúm mùa hiện đang gia tăng tại nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Á, Trung Mỹ và Caribe, cũng như các khu vực ở châu Phi, với các loại và phân loại cúm mùa khác nhau tùy thuộc vào địa điểm.
Đề cập đến tình dịch tại Trung Quốc, WHO cho biết số ca nhiễ.m trùn.g đường hô hấp cấp, bao gồm cúm mùa, RSV, rhinovirus và HMPV, đã tăng lên trong những tuần gần đây, đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các dữ liệu được Trung Quốc công bố đến ngày 29/12/2024 cho thấy tình trạng này nằm trong phạm vi dự kiến của mùa Đông Bắc bán cầu và không có dấu hiệu bất thường.
WHO khẳng định virus HMPV là một tác nhân gây bệnh đường hô hấp phổ biến, thường lưu hành từ mùa Đông đến mùa Xuân tại nhiều quốc gia, dù không phải quốc gia nào cũng thực hiện giám sát và công bố dữ liệu thường xuyên.
Theo WHO, phần lớn các trường hợp nhiễm HMPV chỉ gây triệu chứng nhẹ như cảm lạnh thông thường và tự hồi phục sau vài ngày. Một số ít trường hợp có thể phải nhập viện vì viêm phế quản hoặc viêm phổi, đặc biệt ở nhóm người già, trẻ nhỏ hoặc những người có bệnh nền.
WHO khẳng định rằng các xu hướng gia tăng của các bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp tại Bắc bán cầu trong thời gian này là bình thường và không đáng lo ngại.
Trung Quốc cũng báo cáo rằng hệ thống y tế không bị quá tải và không có tình huống khẩn cấp nào được công bố. WHO vẫn duy trì liên lạc với các cơ quan y tế của Trung Quốc và chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về các mô hình bùng phát bất thường.
WHO khuyến nghị người dân tại các khu vực đang trải qua mùa Đông thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường để giảm nguy cơ lây nhiễm, bao gồm nghỉ ngơi tại nhà nếu có triệu chứng nhẹ; đeo khẩu trang tại các không gian đông người hoặc thông gió kém; che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay; rửa tay thường xuyên và tiêm các loại vaccine theo khuyến nghị của bác sĩ và cơ quan y tế địa phương.
Dựa trên đán.h giá rủi ro hiện tại, WHO không khuyến nghị áp dụng bất kỳ hạn chế đi lại hoặc thương mại nào liên quan đến tình hình hiện tại của các bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp.
WHO kết luận virus HMPV chỉ là một trong nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp thông thường, và sự gia tăng của virus này tại Trung Quốc hay các quốc gia khác trong mùa Đông là điều nằm trong dự đoán. WHO tiếp tục theo dõi tình hình toàn cầu và sẽ cung cấp các cập nhật khi cần thiết.
Cách phòng ngừa cúm mùa ở tr.ẻ e.m
Cúm mùa là bệnh dễ lây lan, đặc biệt ở tr.ẻ e.m. Để bảo vệ con khỏi nguy cơ nhiễm cúm và các biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý phòng ngừa và chăm sóc đúng cách.
Cúm mùa rất dễ mắc và lây lan ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa: Kidsclinic.
Cúm mùa là một bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp do virus gây ra, dễ dàng lây lan, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Cúm mùa thường lây lan mạnh hơn vào mùa đông khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp, làm tăng khả năng sống sót của virus trong không khí và trên các bề mặt.
Cúm mùa lây lan như thế nào ở trẻ?
Cúm mùa dễ dàng lây lan giữa tr.ẻ e.m, đặc biệt trong môi trường đông người như trường học hoặc khu vui chơi. Theo TS Neeraj Gupta, chuyên gia dị ứng và hồi sức nhi khoa tại Bệnh viện Sir Ganga Ram, Delhi (Ấn Độ), khi một trẻ bị cúm, nguy cơ lây nhiễm cho các trẻ khác trong lớp là rất cao, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ ốm liên tiếp.
Virus cúm chủ yếu lây qua giọt bắ.n khi trẻ bị nhiễm ho hoặc hắt hơi ở khoảng cách gần, đặc biệt trong không gian kín và đông đúc như lớp học, khu vui chơi hay căng tin. Ngoài ra, virus còn có thể lây qua tiếp xúc tay, khi trẻ chạm vào tay hoặc bề mặt bị nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi hoặc miệng.
Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý bảo vệ trẻ bằng cách giáo dục về vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với trẻ ốm, và đảm bảo trẻ rửa tay thường xuyên.
Khi nào cúm mùa ở trẻ nguy hiểm?
Ho, sổ mũi và đau nhức cơ thể do cúm mùa có thể nghiêm trọng với trẻ. Những triệu chứng này có thể là sốt cao, ho dai dẳng, thở nhanh hoặc nông, co rút lồng ngực, môi hoặc cánh tay chuyển màu xanh, tứ chi lạnh, đau đầu dữ dội, chán ăn, lờ đờ hoặc không hoạt động hoặc cáu kỉnh hơn, trẻ cảm thấy hoặc trông không khỏe. Nếu trẻ có những triệu chứng này, bạn nên đưa con đi khám sớm.
Một điểm khác cần lưu ý là nếu trẻ mắc các bệnh mạn tính khác như hen suyễn, suy giảm miễn dịch, các vấn đề về thận, gan hoặc tim hoặc dùng thuố.c dài hạn có thể ức chế khả năng miễn dịch, cúm có thể gây ra nhiều vấn đề hơn, TS Gupta khuyến cáo.
Mẹo tránh cúm mùa ở tr.ẻ e.m
Phòng bệnh luôn là giải pháp hiệu quả hơn chữa bệnh, đặc biệt với cúm mùa - căn bệnh dễ lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe của tr.ẻ e.m. Những biện pháp này không chỉ giúp trẻ phòng tránh cúm mà còn nâng cao khả năng miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh hơn trong mùa đông
Việc áp dụng lối sống lành mạnh là rất quan trọng. Điều này giúp trẻ có sức khỏe tổng thể tốt, bao gồm:
Tiêm vaccine cúm: Đây là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Tr.ẻ e.m từ 6 tháng đến 5 tuổ.i được khuyến cáo tiêm vaccine cúm hàng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nên khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên
Tr.ẻ e.m phải rửa mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi. Nên vứt khăn giấy đã qua sử dụng cẩn thận
Tránh chạm tay vào mắt, miệng và mũi thường xuyên
Cần tránh tiếp xúc gần với người bệnh và tránh xa tr.ẻ e.m khỏi thành viên gia đình đang bị cúm.
Một trong các loại virus lây lan nhanh nhất ở người Tôi rất lo lắng khi thấy TP.HCM đang có dịch sởi, thậm chí có trẻ không qua khỏi. Xin hỏi căn bệnh này lây lan có nhanh không và ai cần cảnh giác cao? Tôi rất lo lắng khi thấy TP.HCM đang có dịch sởi, thậm chí có trẻ không qua khỏi. Xin hỏi căn bệnh này lây lan có nhanh không và...