Khuyến khích khách hàng đăng kí mua điện trực tuyến
Khách hàng không cần photo giấy tờ liên quan, không cần đên trụ sở công ty điên lưc đê nôp hồ sơ mà vẫn có thể đăng ký mua điện.
Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) cho biêt, dịch vụ cấp điện cho khách hàng trên hệ thống điện tử tại các công ty điện lực đã được thử nghiệm từ tháng 11/2016 và chính thức đưa vào vận hành tư tháng 12/2016.
Nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, EVNHANOI khuyến khích khách hàng đăng ký mua điện trực tuyến tại cac website của Tổng công ty gôm: evnhanoi.com.vn va cskh.evnhanoi.com.vn;
Trong thời gian tới, khách hàng cũng có thể đăng ký mua điện qua Ứng dụng chăm sóc khách hàng (EVNHANOI CSKH) trên thiết bị di động (áp dụng cho thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS từ tháng 4/2017; hệ điều hành android và windowsphone từ tháng 5/2017).
Nếu đăng ký mua điện trực tuyến, khách hàng không phải photo giấy tờ liên quan, không phai đên công ty điên lưc đê nôp hồ sơ, do đó vưa tiêt kiêm thơi gian, vưa tiêt kiêm chi phi.
Điện lực sẽ lưu trữ điện tử hồ sơ, giấy tờ cấp điện mới của khách hàng trên phần mềm quản lý cấp điện điện tử của EVNHANOI; tiến hành ký xác nhận đối chiếu với bản gốc và chụp ảnh lưu hồ sơ gốc.
Nếu không đăng kí trực tuyến, khach hang cung có thể gọi điện tới Trung tâm Chăm sóc khách hàng (tổng đài 19001288 – 0422222000) hoặc đến phòng giao dịch khách hàng của các công ty điện lực.
Hiện, EVNHANOI cung đã triển khai khảo sát cấp điện bằng máy tính bảng. Theo đó, việc khảo sát, lập phương án cấp điện, chụp ảnh hiện trường, vị trí thiết kế treo công tơ và thông báo chi phí thanh toán cấp mới, giấy hẹn cho khách hàng ngay trong bước khảo sát cấp điện.
Video đang HOT
Để đảm bảo tiến độ cấp điện cho khách hàng, lãnh đạo các công ty điện lực thực hiện duyệt và áp dụng chữ ký điện tử đối với hồ sơ đủ điều kiện cấp điện mới. Việc triển khai chữ ký điện tử đảm bảo tính bảo mật, nhất quán, xác thực.
Về thanh toán chi phí cấp điện mới, thời gian tới, EVNHANOI sẽ cung cấp thêm các chức năng tiện ích hỗ trợ khách hàng, để khách hàng không phải đến thanh toán chi phí tại trụ sở công ty điện lực. Theo đo, khách hàng đăng ký mua điện sau khi được thông báo chi phí lắp đặt cấp điện mới có thể thanh toán qua 12 ngân hàng hợp tác với EVNHANOI (tại phòng giao dịch của các ngân hàng, chuyển khoản hoặc qua internet banking); thanh toán với nhân viên khảo sát cấp điện nếu khách hàng có nhu cầu viết phiếu thu theo mẫu của Bộ Tài chính với nội dung tạm thu chi phí lắp đặt cấp điện mới; hoặc nộp tiền tại phòng giao dịch khách hàng của công ty điện lực…
Nếu có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc, khách hàng sử dụng điện tại Hà Nội có thể gửi về địa chỉ email: evnhanoi@evnhanoi.vn hoặc gọi điện thoại tới Trung tâm Chăm sóc khách hàng (phục vụ 24/7): 19001288 – (04)22222000 để được tiếp nhận, tư vấn và giải đáp.
Theo Danviet
Quận Tây Hồ xin trồng hoa đào dưới đường điện cao thế
Công ty lưới điện cao thế thành phố Hà Nội hiện chưa nhận được văn bản nào về việc quận Tây Hồ xin trồng hoa đào dưới đường điện cao thế 110kv đi qua địa bàn phường Phú Thượng.
Theo quận Tây Hồ, đào là loại cây không có chiều cao, không ảnh hưởng đến hệ thống điện ở khu vực. (Ảnh Chí Hiếu)
Như tin đã đưa, UBND quận Tây Hồ đang kiến nghị thành phố Hà Nội cho phép sử dụng phần đất nằm trong hành lang lưới điện cao thế 110kv để trồng hoa đào.
Theo kiến nghị của quận Tây Hồ, Hà Nội, phần diện tích đất nằm trong hành lang lưới điện cao thế 110kv đi qua địa bàn phường Phú Thượng hiện đang để trống.
Phần đất này theo quy hoạch phân khu mới được thành phố phê duyệt là đất trồng cây xanh khi đường điện cao thế thực hiện hạ ngầm.
Theo UBND quận Tây Hồ, phần đất thuộc hành lang lưới điện cao thế 110kv hiện nay hoàn toàn phù hợp để thực hiện dự án bảo tồn trồng cây hoa đào. Đây là loại cây không có chiều cao, không ảnh hưởng đến hệ thống điện ở khu vực.
Liên quan đến vấn đề này, trên báo chí Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho hay, trên địa bàn quận có 3 loại cây nông nghiệp cần bảo tồn là đào, quất, trà sen. Theo ông, việc bảo tồn giống hoa đào truyền thống là cần thiết. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với quận Tây Hồ, sau đó xin ý kiến UBND thành phố để thực hiện dự án bảo tồn giống hoa đào truyền thống. Đây là nghề truyền thống của Tây Hồ, và cũng là nghề cho thu nhập cao đối với bà con nông dân.
Về tính pháp lý để sử dụng phần đất nằm trong hành lang lưới điện cao thế 110kv, ông Lê Vinh, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội cho biết, theo luật thì không được phép làm gì dưới hành lang này.
Theo ông Vinh, đây là hành lang an toàn lưới điện, tuyến điện, quận muốn thực hiện trồng hoa đào thì phải phối hợp với ngành điện để có hướng dẫn cụ thể.
Hiện nay, phần đất dưới hành lang này để trống, diện tích rất lớn. Trong khi đó, hoa đào là loại cây thấp, có thể nghiên cứu vì không ảnh hưởng về tầm cao.
"Chúng tôi hiểu đây là quỹ đất lớn, nếu không ảnh hưởng thì có thể khai thác sử dụng", ông Vinh cho hay.
Quận Tây Hồ xin trồng hoa đào dưới đường điện 110kV - Ảnh: VNE
Theo nguồn tin của Dân Việt, công ty lưới điện cao thế thanh phố Hà Nội hiện vẫn có thông tin gì về việc quận Tây Hồ xin trồng hoa đào dưới đường điện cao thế 110kv đi qua địa bàn phường Phú Thượng. "Chưa có văn bản cũng như chưa có cuộc làm việc nào cụ thể giữa các bên với ngành điện để bàn về vấn đề này"-nguồn tin này cho biết.
Theo Nghị định số 14 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện, cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định 0,7-1,5m.
Đối với đường dây có điện áp từ 110 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì không được để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định 2m (điện áp 110kv), 3m (220kv) và 4,5m (500kv).
Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định từ 0,7-6m.
Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định từ 0,7m (điện áp đến 35kv), 1m (110-220kv) và 2m (500kv).
Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm các khoảng cách quy định nêu trên và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới.
Riêng với lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5m.
Nghĩa là "chiếu" theo luật thì không được trồng đào. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành điện cũng cho rằng, đào là cây trồng thấp, nếu muốn nghiên cứu trồng dưới đường điện cao thế như đề xuất thì các bên sẽ phải bàn bạc rất kỹ lưỡng để đi đến thống nhất.
Ông Lê Vinh, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội cũng cho biết, đã từng có đề xuất xin hạ ngầm đường dây cao áp 110kv để sử dụng diện tích này. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực thuộc Tổng công ty Điện lực Hà Nội quản lý, vì vậy quận Tây Hồ cần xin ý kiến với ngành điện.
Theo Danviet
Những "bác sĩ" của ngành điện Nghề thí nghiệm điện là một nghề cũng nhiều nỗi vất vả, gian truân, cho dù bất kể giờ nào khi đường dây, trạm biến áp có tín hiệu bất thường, khi đưa máy biến áp vào vận hành họ đều là nhưng người có mặt sớm nhất và ra về muộn nhất. Khi bắt tay vào công việc đòi hỏi người thợ...