Khuyến khích doanh nghiệp thưởng Tết bằng tiền thay vì bằng hiện vật
Thứ trưởng Phạm Minh Huân nhấn mạnh: ‘Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khuyến khích doanh nghiệp thưởng Tết cho người lao động một tháng lương’
Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết Dương lịch và hơn một tháng nữa là đến Tết Âm lịch, rất nhiều người lao động đang trông chờ vào các khoản tiền thưởng Tết để có thể sắm sửa cho một cái Tết đầm ấm, đầy đủ. Thế nhưng, tình trạng thưởng Tết không chỉ là tiền mặt mà còn bằng hiện vật như: dầu ăn, bột ngọt, xúc xích, chả cá, thậm chí là các sản phẩm doanh nghiệp không tiêu thụ được tặng lại cho nhân viên dịp Tết hiện đang khá phổ biến.
Trao đổi với phóng viên ngày 25/12, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết, luật không có quy định cấm thưởng Tết cho người lao động bằng hiện vật và cũng chưa quy định doanh nghiệp phải có tiền thưởng Tết. Việc chỉ thưởng Tết vài chục nghìn, vài trăm nghìn đồng hoặc thưởng Tết bằng hiện vật sẽ vẫn có thể xảy ra trong dịp Tết sắp tới.
Tuy nhiên Thứ trưởng Phạm Minh Huân nhấn mạnh: “Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khuyến khích doanh nghiệp thưởng Tết cho người lao động một tháng lương. Nnhưng thực tế có những doanh nghiệp khó khăn không bán được sản phẩm lại tặng cho người lao động hiện vật, quà tặng giá trị 10 nhưng bán ra chỉ được 6. Quan trọng nhất là bản thân người chủ sử dụng lao động phải suy nghĩ, việc thưởng cho người lao động những sản phẩm không bán được, không dùng được thì việc thưởng này cũng không có ý nghĩa gì”.
Theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang yêu cầu các tỉnh gửi báo cáo về tiền lương và tình hình thưởng Tết; nhưng hiện nay mới có rất ít tỉnh đã gửi báo cáo về Bộ. Nhìn chung, năm 2015 mức thưởng Tết không có đột biến mà vẫn giữ ổn định, một số khu vực tăng 5 – 7%. Những doanh nghiệp sản xuất sẽ có mức thưởng bình quân 1,2 tháng lương. Chỉ một số doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp quy mô nhỏ có thể thưởng ở mức cao hơn.
Video đang HOT
Thông thường, doanh nghiệp phải có phương án về tiền lương, tiền thưởng và công đoàn phải tham gia vào việc thương lượng. Theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân, bản thân công đoàn cơ sở sát với tình hình doanh nghiệp phải có kiến nghị, nhưng hiện nay đại diện của người lao động không nắm được thông tin hoạt động của doanh nghiệp nên không phân loại được những yếu tố về tiền lương sát thực để thương lượng về mức tiền lương, tiền thưởng.
Trước ý kiến một số công đoàn cơ sở đặt ra về luật hóa việc thưởng Tết, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết, Luật Lao động mới nhất chưa có quy định luật hóa thưởng Tết vì việc thưởng còn phải phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tháng 1/2016, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tổng hợp thông tin của 63 tỉnh, thành phố và công bố thông tin về tình hình tiền lương, nợ lương và thưởng Tết.
Theo_VTV
Thưởng Tết Nguyên đán 2016: Phổ biến là 1 tháng lương
Theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân, số ít doanh nghiệp có mức thưởng cao, phổ biến vẫn là xung quanh 1 tháng lương, gọi là tháng lương thứ 13.
Sáng 25/12, trao đổi với phóng viên về vấn đề thưởng Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Phạm Minh Huân cho biết, đến thời điểm hiện tại, Bộ LĐTBXH đang yêu cầu các địa phương, Bộ, ngành tập hợp, báo cáo số liệu về. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin chính thức.
Hiện chưa có số liệu chính thức về thưởng Tết Nguyên đán 2016, nhưng dự báo là khoảng 1 tháng lương (Ảnh: KT)
Theo nhận định của Thứ trưởng Phạm Minh Huân: "Số tiền thưởng Tết năm nay không có gì đột biến, vẫn giữ như mức năm ngoái hoặc tăng hơn một chút. Một số khu vực tăng 5 - 7%, một số ổn định. Hiện nay, chưa có đơn vị nào báo cáo nên chúng tôi chưa nắm được mức thưởng Tết cao nhất. Thông thường sang tháng 1/2016 sẽ có số liệu chính thức".
Theo đánh giá chung, số lượng doanh nghiệp thưởng Tết 300.000 - 500.000 đồng/người như năm ngoái chắc chắn sẽ có, vì một số doanh nghiệp quá khó khăn trong hoạt động kinh doanh, chi phí đầu vào tăng. Mong muốn của Bộ LĐTBXH là các địa phương vận động doanh nghiệp cố gắng tiết kiệm, đảm bảo thưởng Tết bằng 1 tháng lương là tốt nhất.
Về vấn đề "thưởng Tết bằng hiện vật" như đã từng diễn ra những năm trước đây, ông Phạm Minh Huân cho rằng, không có quy định nào cấm việc này, bởi doanh nghiệp không bán được sản phẩm thì người lao động cùng chia sẻ khó khăn. Tuy nhiên, vấn điều đáng nói là "giá trị của hiện vật là 10 thì sau đó người lao động bán ra để lấy tiền tiêu Tết còn có 6".
Theo ông Phạm Minh Huân, những doanh nghiệp liên doanh hay quy mô nhỏ thì có thể thưởng cao hơn nhưng đó là số ít, còn lại phổ biến nhất vẫn là xung quanh 1 tháng lương, gọi là tháng lương thứ 13. Một số doanh nghiệp lấy quỹ lương 12 tháng chia 13, nhưng bản chất là lương của từng tháng dồn lại, nhưng người lao động biết tin được thưởng 2 tháng lương thì tâm lý vui hơn.
Khảo sát của Bộ LĐTBXH tại 13.189 doanh nghiệp với hơn 2,5 triệu lao động thuộc 63 tỉnh, thành cho thấy, mức thưởng Tết 2015 dành cho người lao động trung bình là 5 triệu đồng/người, tăng 15% so với năm trước đó.
Năm 2014, bình quân thưởng Tết cao nhất là khối doanh nghiệp có vốn nhà nước là 7 triệu đồng/người, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4,8 triệu đồng/người, còn doanh nghiệp dân doanh là 4,3 triệu đồng/người.
Theo kinh nghiệm, các khối ngân hàng, dịch vụ, tài chính thường có mức thưởng Tết cao hơn các lĩnh vực khác./.
Lại Thìn
Theo_VOV
Ngành nào sẽ được thưởng cao trong dịp Tết 2016? Dựa trên những kết quả khảo sát qua các năm gần đây thì khối ngân hành, dịch vụ tài chính được dự báo sẽ có mức thưởng cao trong dịp Tết. Chia sẻ với báo giới về mức thưởng Tết 2016, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết, do năm nay các doanh nghiệp chưa...