Khuyến khích các ngân hàng thu, đổi tiền không đủ điều kiện lưu thông
Lo ngại tiền trong lưu thông có chất lượng chưa tốt, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư liên quan đến phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại NHNN, trong đó khuyến khích các Tổ chức tín dụng (TCTD) tăng cường đầu tư nguồn lực tuyển chọn, thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông trong nền kinh tế nộp về NHNN…
Hình minh họa
Triển khai Điều 9 Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt, trong đó quy định: “NHNN ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng của mình”, NHNN đã ban hành Thông tư 35/2014/TT-NHNN (Thông tư 35) ngày 20/11/2014 quy định phí rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại NHNN Việt Nam.
NHNN cho biết, quá trình theo dõi tình hình thực hiện Thông tư 35 cho thấy, việc thực hiện thu phí rút tiền mặt tại các đơn vị NHNN (Sở Giao dịch, Chi nhánh tỉnh, TP) được thực hiện nghiêm túc và diễn ra thông suốt theo quy định.
Liên quan đến thu hồi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông về hệ thống NHNN, báo cáo thống kê của Cục Phát hành và Kho quỹ cho biết, từ năm 2015 đến nay (thời điểm Thông tư 35 có hiệu lực thi hành), tốc độ thu hồi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông có xu hướng giảm. Điều này dẫn đến chất lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế có chất lượng chưa tốt.
Video đang HOT
Vì vậy, để đảm bảo chất lượng và làm sạch đẹp đồng tiền lưu thông, NHNN cho rằng cần khuyến khích các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường đầu tư nguồn lực tuyển chọn, thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông trong nền kinh tế nộp về NHNN. Do đó, NHNN có chính sách nhằm hỗ trợ các TCTD thông qua chính sách phí rút tiền mặt.
Thay vì quy định mức phí rút chung là 0,005% trên số tiền rút khi rút tiền mặt qua tài khoản thanh toán tại NHNN, Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35 chia làm 2 trường hợp: Trường hợp số tiền mặt rút qua tài khoản thanh toán tại NHNN bằng hoặc nhỏ hơn số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông nộp về NHNN trong tháng, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được miễn phí rút tiền mặt; Trường hợp số tiền mặt rút qua tài khoản thanh toán tại NHNN lớn hơn số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông nộp về NHNN trong tháng, các TCTD chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu mức phí rút tiền mặt là 0,005% trên số chênh lệch giữa số tiền mặt rút qua tài khoản thanh toán và số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông nộp về NHNN trong tháng.
“Việc bổ sung quy định này nhằm khuyến khích tạo điều kiện để các TCTD có nguồn kinh phí để tăng cường đầu tư nguồn lực tuyển chọn, thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng của NHNN là đảm bảo chất lượng và làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông…”- Đại diện NHNN lý giải.
Cũng theo NHNN, nội dung sửa đổi này vẫn đảm bảo mục đích của Thông tư 35 ban đầu là nhằm tác động đến các TCTD để tăng cường sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), hạn chế sử dụng tiền mặt; giúp các TCTD nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM và từ đó gián tiếp tác động đến khách hàng nhằm tăng cường sử dụng phương tiện TTKDTM, hạn chế dùng tiền mặt để thanh toán.
Được biết, NHNN đang lấy ý kiến các TCTD về dự thảo Thông tư này để kịp tổng hợp dự kiến ban hành vào cuối năm nay…
Thanh Thanh
Theo baophapluat.vn
Tổng nợ của VietinBank vượt 1,12 triệu tỉ đồng, gấp hơn 30 lần vốn điều lệ
Sau khi phát hành thành công 4.000 tỉ trái phiếu, tổng nợ của VietinBank tính đến cuối ngày 27/9 đã tăng lên hơn 1,12 triệu tỉ đồng, gấp hơn 30 lần vốn điều lệ.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) thông báo phát hành thành công 4.000 tỉ đồng trái phiếu kì hạn 7 năm và 10 năm với giá chào bán bằng mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu. Trong đó, trái phiếu 7 năm là 2.000 tỉ đồng và trái phiếu 10 năm là 2.000 tỉ đồng.
Đây là số lượng trái phiếu nằm trong đợt mở bán ra công chúng đầu tiên của ngân hàng trong năm 2019 và nằm trong kế hoạch 5.000 tỉ đồng trái phiếu phát hành ra công chúng được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt.
Sau khi trừ tổng chi phí hơn 1,2 tỉ đồng, ngân hàng thu ròng 3.998,8 tỉ đồng từ đợt phát hành lần này.
Theo kết quả chào bán, có 13.875 nhà đầu tư đã tham gia mua trái phiếu gồm 13.239 nhà đầu tư cá nhân và 636 nhà đầu tư tổ chức. Trong đó, có 11 nhà đầu tư nước ngoài tham gia với tổng số lượng mua là 3.130 trái phiếu. Tổng giá trị trái phiếu nước ngoài nắm giữ sau đượt chào bán là 3,13 tỉ đồng, chiếm 0,78% giá trị lưu hành.
Cơ cấu nguồn vốn của VietinBank trước và sau khi phát hành trái phiếu (Nguồn: VietinBank)
Sau khi phát hành thành công 4.000 tỉ trái phiếu, tổng nợ của VietinBank tính đến cuối ngày 27/9 đã tăng lên hơn 1,12 triệu tỉ đồng (tương đương tăng 2% so với cuối ngày 14/8 - thời điểm trước đợt phát hành).
Cụ thể, nợ dài hạn của ngân hàng ở mức 407.007 tỉ đồng, tăng 3% so với ngày 14/8; trong đó, nợ trái phiếu 36.515 tỉ đồng, tăng 14%. Nợ ngắn hạn của VietinBank ở mức 713.495 tỉ đồng, tăng 1,2%.
Với mức vốn điều lệ chỉ hơn 37.200 tỉ đồng, tỉ lệ nợ nợ/vốn điều lệ của VietinBank tính đến cuối ngày 27/9 đã vượt 30 lần.
Theo Thương Trường
Theo Ngaynay.vn
Chấm dứt cho vay ngoại tệ: Cần trạng thái ngoại tệ hài hòa Kể từ ngày ngày 1/10, việc cho vay ngoại tệ sẽ chính thức chấm dứt. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, tỷ giá cần được điều hành hài hòa để doanh nghiệp mua bán ngoại tệ thuận lợi. Từ 1/10, doanh nghiệp không còn được vay ngoại tệ. Ảnh: Thùy Linh Theo Thông tư số 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung...