Khuyến khích các cửa hàng chỉ bán xăng sinh học E5 và xăng Ron 95
Theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ban hành ngày 31/8 của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 30/11, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại 8 tỉnh, thành là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi và Quảng Nam sẽ phải có ít nhất 50% số cửa hàng xăng dâu bán xăng sinh học E5.
Người dân đổ xăng E5 Ron 92 tại cây xăng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: Sỹ Thắng/TTXVN)
Tuy nhiên, hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh kế hoạch triển khai sử dụng xăng sinh học E5 khó có khả năng hoàn thành vì vẫn chỉ là giải pháp khuyến khích.
Đại diện Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 9 đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu thông qua hệ thống phân phối gồm 6 tổng đại lý và 518 cửa hàng bán lẻ.
Trong đó, 177 cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp đầu mối và tổng đại lý, 266 đại lý và 75 cửa hàng của doanh nghiệp tư nhân.
Tổng sản lượng tiêu thụ trung bình khoảng hơn 130.000 m3/tháng; trong đó, sản lượng xăng khoáng Ron 92 và Ron 95 chiếm đến 95,8%, số ít còn lại là xăng sinh học E5.
Video đang HOT
Nhận định về tình hình kinh doanh xăng sinh học E5 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, một số đại lý kinh doanh mặt hàng này cho rằng, mức giá xăng sinh học E5 chưa tạo được sức hấp dẫn lớn so với xăng Ron 92 và Ron 95, nên người tiêu dùng không ưu tiên sử dụng loại xăng này.
Trong khi đó, để có thể kinh doanh thêm loại xăng sinh học E5, các đơn vị kinh doanh xăng dầu tiêu tốn khoảng kinh phí lớn để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bán xăng sinh học.
Vì vậy, nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là đơn vị kinh doanh tư nhân không mặn mà với việc bán loại xăng này.
Mặc dù các sở, ngành và doanh nghiệp đầu mối, tổng đại lý đã đề xuất nhiều giải pháp tuyên truyền, xây dựng chính sách phù hợp khuyến khích các cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng sinh học
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu biện pháp thực hiện phân phối xăng sinh học chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích thì Thành phố Hồ Chí Minh khó có khả năng hoàn thành mục tiêu là đến cuối tháng 11/2015 phải có tối thiểu 50% cửa hàng phân phối xăng sinh học và khuyến khích 100% cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố bán xăng sinh học E5.
Ông Đặng Vinh Sang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng kinh nghiệm thực tế triển khai tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Quảng Ngãi cho thấy không khuyến khích các cửa hàng bán đồng thời xăng Ron 92, Ron 95 và xăng sinh học E5, mà chỉ bán xăng sinh học E5 và xăng Ron 95.
Bên cạnh đó, quy định này được triển khai đồng loạt và quyết liệt cho tất cả cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đã bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định về mặt xã hội cũng như về hiệu quả kinh tế.
Đây là mô hình mà các sở, ngành Thành phố Hồ Chí Minh có thể kham khảo và phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để tìm ra giải pháp hiệu quả hơn trong việc đưa sản phẩm xăng sinh học
Theo Vietnam Plus
100% trạm xăng Hà Nội sẽ bán xăng sinh học E5
Sáng 23-11, Sở Công Thương Hà Nội đã gặp gỡ các doanh nghiệp xăng dầu trên địa bàn để triển khai kế hoạch 100% trạm xăng Hà nội bán xăng sinh học (E5).
Giảm dần tỷ lệ xăng Ron 92
Xăng sinh học sẽ được dùng rộng rãi hơn
Không lo thiếu xăng E5
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, thành phố hiện có 1 trạm phối trộn xăng E5 của Công ty xăng dầu Khu vực I, thuộc Tổng kho xăng dầu Đức Giang đã được đưa vào hoạt động từ tháng 11-2014 với tổng công suất 24.000 m3/tháng. Bên cạnh đó, Tổng công ty xăng dầu Quân đội cũng đang lắp đặt hệ thống phối trộn và pha chế thử nghiệm xăng E5 với công suất 20.000 m3/tháng. Dự kiến cuối tháng 11-2015, đơn vị này sẽ cung cấp sản phẩm ra thị trường. Ngoài ra, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) có trạm phối trộn tại Hải Phòng cũng có thể cung cấp cho Hà Nội khi các doanh nghiệp có nhu cầu. Nguồn cung xăng E5 cho thành phố cơ bản được đáp ứng.
Ông Trần Bá Hóa - Trưởng phòng kinh doanh, Công ty xăng dầu Khu vực I cho biết, tới ngày 31-12-2015, 100% cửa hàng thuộc doanh nghiệp sẽ kinh doanh xăng E5. Nếu nhu cầu tiếp tục tăng lên, doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng các trạm phối trộn để đáp ứng nhu cầu tại các tỉnh. Tuy nhiên, theo ông Trần Bá Hóa, cần ổn định vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy.
Tính đến ngày 20-11-2015, 82/484 cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội đã bán xăng E5, chiếm 17% tổng số cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Trong đó, chủ yếu là các cửa hàng thuộc các thương nhân đầu mối và 10 cửa hàng thuộc thương nhân phân phối. Theo kế hoạch, đến ngày 30-11-2015, xăng sinh học phải được phân phối tại ít nhất 50% cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp đầu mối, phân phối. Từ ngày 1-1-2016, triển khai phân phối xăng E5 tại 100% cửa hàng bán lẻ xăng dầu sở hữu hoặc đồng sở hữu của doanh nghiệp đầu mối, phân phối, giảm dần tỷ lệ sử dụng xăng RON 92. Đối với doanh nghiệp có 2 cửa hàng trở lên, yêu cầu có ít nhất 1 cửa hàng bán xăng E5.
Doanh nghiệp lo lỗ
Theo ông Trần Bá Hóa, giá vốn bình quân của xăng E5 cao hơn xăng RON 92 khoảng 400 đồng/lít (chưa bao gồm chi phí pha chế, bán hàng). Khi kinh doanh xăng E5, doanh nghiệp phải tăng thêm chi phí khoảng 200 đồng/lít để phải đầu tư trạm phối trộn, hao hụt, chi phí tạo nguồn E100 nên việc kinh doanh xăng E5 chưa mang lại hiệu quả kinh tế như xăng RON 92. Do đó, để thúc đẩy tiêu thụ xăng E5, vị này cho rằng cần giảm thuế cho loại xăng này. Hiện thuế áp dụng đối với loại xăng này vẫn là 3.000 đồng/lít.
Giám đốc Công ty xăng dầu Thụy Dương - ông Vũ Đức Chính lại lo ngại xăng E5 dễ biến chất. "Nếu chỉ "dính" một chút nước hay biến chất trong bồn chứa do việc nhập hàng, xăng E5 sẽ biến chất. Mặt khác, "hoa hồng" bán xăng E5 thấp hơn xăng RON 92, lượng khách hàng cũng thấp hơn khiến doanh nghiệp lỗ" - ông Vũ Đức Chính lo lắng.
Trước phản ánh của các doanh nghiệp, bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nhấn mạnh, việc triển khai bán xăng E5 theo lộ trình, có thực hiện được hay không phụ thuộc chủ yếu vào sự quyết tâm của doanh nghiệp. Hà Nội sẽ quyết tâm thực hiện được kế hoạch đã đề ra.
Theo_An ninh thủ đô
Kiến nghị giảm mạnh sở hữu Nhà nước tại ngân hàng lớn Ngân hàng thương mại nhà nước muốn có lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống tới 51%... Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank, đưa ra đề xuất tại đại hội đại biểu lần thứ 2 Đảng bộ khối doanh nghiệp trung ương. Ngày 14/10, tại đại hội đại biểu lần thứ 2 Đảng bộ khối...