Khuyến cáo sử dụng điện an toàn trong ngày mưa, ngập
Gần đây, Thủ đô Hà Nội đã đón nhiều trận mưa lớn với cường độ mạnh khiến nhiều khu vực bị úng ngập, nguy cơ chập cháy điện tại các hộ gia đình, nơi công sở.
Cơn mưa chiều 29/5 gây ngập tại khu vực đường Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Do đó, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã đưa ra những khuyến cáo khi có bão, mưa to gió lớn, ngập úng mỗi người cần chú ý tránh xa các khu vực nguy hiểm như đường dây điện, trạm điện; đề phòng sự cố bất ngờ xảy ra như: Cây đổ, cành cây rơi vào trạm điện, dây điện đứt, cột điện đổ, nước tràn vào trạm điện… gây cháy, nổ, rò điện.
Người dân cũng cần cắt ngay nguồn điện của gia đình khi có nguy cơ ngập nước do úng, lụt; không chạm đến bất kỳ thiết bị, dụng cụ điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền nhà ẩm ướt.
Với cầu dao, cầu chì, áp tô mát, công tắc, ổ cắm mỗi gia đình cần bố trí lắp đặt ở nơi khô ráo và nên đặt ở vị trí cao khoảng 1 mét rưỡi để an toàn cho trẻ nhỏ, tránh rò điện khi mưa to gây úng ngập.
Đặc biệt, khi có người bị điện hạ áp giật, phải nhanh chóng cắt cầu dao, cầu chì, áp-tô-mát gần nhất; hô to để mọi người đến trợ giúp. Trường hợp chưa cắt được điện, cần dùng sào tre hay gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. Đứng trên bàn (bằng gỗ) “túm” quần áo khô của nạn nhân để kéo ra khỏi nguồn điện hoặc dùng dao búa có cán gỗ khô, chặt đứt dây điện. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân khi chưa tách nguồn điện. Đồng thời, tránh xa những dây điện bị đứt rơi xuống đất.
Video đang HOT
Nếu phát hiện sự cố điện do thiên tai gây ra, người sử dụng điện cần thông báo ngay cho Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVNHANOI (Tổng đài 19001288 phục vụ 24/7) để kịp thời khắc phục, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại về người và tài sản.
Ngoài việc khuyến cáo người sử dụng điện, EVNHANOI cũng cho biết, để đối phó với diễn biến bất thường của thời tiết mưa dông, ngập úng…, ngành này đã thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống điện trên địa bàn thành phố Hà Nội để đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Cùng đó, ngành điện Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị trong toàn Tổng công ty sẵn sàng các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được diễn tập; tăng cường ứng trực; chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị; đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt trên địa bàn hoặc khu vực để phối hợp kịp thời trong tình huống mưa dông.
Mặt khác, EVNHANOI cũng đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân để phòng ngừa sự cố lưới điện và tai nạn điện trong mùa mưa bão, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nông dân Đông Anh (Hà Nội) ngâm mình trong nước thu hoạch hoa màu
Trời đã tạnh mưa, nhưng người dân xã Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội) vẫn đang sống trong cảnh ngập lụt vì những trận mưa lớn trước đó.
Hàng chục hộ nông dân ngâm mình trong nước vội vã thu hoạch những ruộng hoa màu mong vớt vát lại phần nào công sức đã bỏ ra.
Từ đêm 21 đến ngày 24/,5 trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tục xảy ra mưa vừa, mưa to, đã làm hơn 4.050 ha lúa, hoa màu bị ngập; trong đó có 3 ha lúa bị ngập trắng, 3.008 ha lúa bị ngập một nửa thân cây, 1.039 ha rau màu ngập nước.
Tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh (Hà Nội), mực nước sông Thiếp dâng cao, tràn vào những ruộng hoa, rau màu của người dân gây thiệt hại rất nặng nề.
Hình ảnh ruộng hoa màu bị ngập úng do mưa lớn:
Ruộng hoa, rau màu của các hộ dân thôn Đìa (xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội) chìm trong biển nước.
Nhiều diện tích cà chua sắp đến kỳ thu hoạch bị mưa to kèm gió lớn gây thiệt hại.
Rất nhiều ruộng rau màu của các hộ dân thôn Đìa chìm trong biển nước.
Cà chua rụng trôi dạt quanh ruộng.
Người dân thu hoạch vội vì sợ nước ngâm lâu sẽ bị hư hỏng hoa màu.
Chị Nguyễn Thị Hoa cho hay, chưa có năm nào thời tiết thất thường như năm nay, khi xuống giống thì mưa lớn. Giờ ruộng lúa sắp tới kỳ thu hoạch mà gặp nước ngập.
Anh Vũ Văn Hòa (thôn Đìa, xã Nam Hồng) chia sẻ: "Ruộng hoa hồng gần 2 mẫu chuẩn bị đến kỳ thu hoạch, nước tràn vào rộng nhấn chìm hết toàn bộ số hoa mà gia đình mất nhiều tháng chăm sóc".
Vừa ngớt mưa, gia đình anh Hòa vội vã thu hoạch hoa để bán mong muốn thu lại được số vốn bỏ ra.
Những cây hoa hồng ngập lâu trong nước lâu ngày sẽ bị chết. Vì vậy, gia đình anh phải nhổ gốc đưa vào những nơi khô ráo chờ nước rút trồng lại.
Với diện tích trồng hoa bị ngập, gia đình anh Hoà lỗ khoảng 50 triệu đồng.
Người dân thu hoạch vớt vát lại công sức, tiền bạc đã bỏ ra, nhưng cũng chẳng đáng là bao.
Lai Châu rà soát, di dời người dân sống ở khu vực nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn Do chịu ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao nên từ ngày 19/5 đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu có mưa to diện rộng, gây thiệt hại tới tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai...