Khuyến cáo người dân tăng cường chăm sóc đàn gia súc khi giá rét
Do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, từ ngày 20-24/2, thời tiết trên địa bàn tỉnh Sơn La rét đậm, rét hại, đã gây thiệt hại nặng về tài sản của người dân.
Thời tiết rét đậm, rét hại gây chết gia súc ở huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Là một trong những địa phương có số gia súc bị chết nhiều do trời rét đậm, rét hại, ông Lê Đức Lợi – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Yên cho biết, Bắc Yên là huyện vùng cao, thiệt hại gia súc do rét đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.
Một con trâu, bò khi còn sống giá trị kinh tế mang lại lớn, nhưng không may bị chết do rét hay dịch bệnh thì số tiền thu về rất nhỏ, thậm chí không bán được. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã khuyến cáo người dân tăng cường khâu chăm sóc và bảo vệ đàn gia súc của gia đình.
Gia đình anh Mùa A Của ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, có 3 con trâu, 2 con bò được nuôi nhốt và chuồng trại khá cơ bản. Trong những ngày rét này, gia đình anh đã tăng cường bổ sung thức ăn cho trâu, bò và thường xuyên đốt lửa sưởi ấm. Tuy nhiên, rét đậm, rét hại đã 1 con bò của gia đình anh bị ngã quỵ, khó sống nổi.
Cũng ở xã Tà Xùa, gia đình anh Thào A Trống, có 6 con trâu, bò, bê và 1 đàn dê nuôi tại lán trên nương cẩn thận. Nhưng thời tiết quá lạnh đã làm 1 con bê và 1 con dê của gia đình anh bị chết.
Người dân huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La, phòng chống rét cho gia súc.
Theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, tính đến 17 giờ ngày 23/2, rét đậm, rét hại trên địa bàn Sơn La đã làm 1.355 con gia súc bị chết; trong đó, có 236 con trâu, 99 con nghé, 561 con bò, 200 con bê, 5 con ngựa, 218 con dê và 36 con lợn.
Các huyện có số gia súc bị chết nhiều nhất là Bắc Yên 526 con, Vân Hồ 263 con và Mộc Châu 197 con. Ngoài ra, rét đậm, rét hại đã làm thiệt hại 65 kg cá; 3,2 ha mạ; 40 cây tếch (đường kính 15 – 40 cm); 120 cây xoài (trồng năm thứ 2)… Tổng giá trị thiệt hại ước tính 19.509 triệu đồng.
Sau khi có rét đậm, rét hại xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, UBND các huyện đã thành lập các đoàn công tác xuống cơ sở; phối hợp với các xã chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nhân dân đưa gia súc về chuồng, che chắn cho cây trồng, vật nuôi, bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn tinh, làm khô ráo nền chuồng; che chắn cho cây trồng. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các biện pháp ứng phó với rét đậm, rét hại.
Video đang HOT
Nông dân ngoại thành bì bõm lội ruộng cấy lúa trong giá rét thấu xương
Người làm nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đang rất vất vả chống lại giá rét thấu xương.
Đồng đã có nước, bà con lội ruộng nhổ mạ, cấy lúa, làm đất cho kịp vụ lúa xuân.
Nông dân các xã Thanh Văn, Tân Ước, Liên Châu... của huyện Thanh Oai (Hà Nội) đang bắt đầu nhổ mạ chuẩn bị cấy vụ lúa xuân. Do thời tiết khắc nghiệt nên việc cấy lúa đã bị chậm 4-5 ngày nay. Trong ảnh người dân đang nhổ mạ tại cánh đồng xã Tân Ước khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.
Dưới cái rét cắt da cắt thịt, người dân làm nông nghiệp tại xã Phúc Lâm (Mỹ Đức) vẫn phải lội ruộng cán đất trước khi cấy cho kịp thời vụ.
Người trồng lúa ngày nay đã đỡ vất vả hơn rất nhiều do máy móc hỗ trợ, nhưng một số công đoạn vẫn phải làm bằng tay như, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa. Đôi chân có thể đi ủng cao su để chống nước và giá rét, nhưng người nông dân không thể dùng găng tay để nhổ mạ được vì sẽ mất đi sự nhanh nhẹn, khéo léo.
"Rét lắm, buốt, lạnh cóng tay. Cấy này cũng sợ muốn chết nhưng thôi cứ cọc cạch cấy cho xong...", một phụ nữ chia sẻ khi tay trần nhổ mạ trên ruộng ngập nước.
Đợt rét đậm, rét hại lần này có khả năng kéo dài đến ngày 24/2/2022. Sau đó nhiệt độ có xu hướng ấm dần lên, đặc biệt là vào ban ngày không có khả năng xảy ra rét đậm, rét hại từ sau ngày 24/2 đến hết tháng 2/2022. Trong ảnh là người dân xã Tân Ước đang quây nilon chống chuột trên ruộng mạ.
Tại xã Xuy Xá (Mỹ Đức) và khu vực lân cận đã cấy xong từ vài ngày nay. Tuy nhiên cách đó không xa là xã Tuy Lai mạ chết rất nhiều do trời rét.
Người nông dân bì bõm cấy lúa tại xã Quảng Bị (Chương Mỹ).
Miền Bắc đang trải qua chuỗi ngày rét đậm, rét hại rất mạnh, nhiều nơi ở vùng núi cao phía Bắc đã xuất hiện băng giá. Theo đánh giá từ chuyên gia, nhiệt độ trung bình tuần cuối tháng 2/2022 là một trong 5 năm có giá trị thấp nhất trong cùng thời kỳ hơn 40 năm trở lại đây.
Khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, thời tiết rét đậm, rét hại, nhiều địa phương tạm dừng gieo cấy cho đến khi nhiệt độ tối thiểu từ 18 - 20 độ C mới tiếp tục gieo cấy. Tại các xã của huyện Thanh Oai, việc cấy lúa đã chậm 4-5 ngày nay vì thời tiết khắc nghiệt.
Bà Tô Thị Tý (Chương Mỹ) đang tất bật bên thửa ruộng nhà để chuẩn bị cấy lúa.
Thời tiết rét đậm, rét hại, nền nhiệt độ giảm sâu, nhiều địa phương ngoại thành Hà Nội đã triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống rét bảo vệ an toàn cho diện tích lúa xuân mới gieo cấy. Trong ảnh là người dân đang cấy lúa tại xã Phúc Lâm (Mỹ Đức).
Trước khi cấy vụ lúa xuân, có khá nhiều công việc phải lội bì bõm dưới ruộng nước trong giá rét như, cán đất, quây nilon chống chuột, tháo nước...
Vào những ngày rét đậm, rét hại người trồng lúa phải rải đều tro bếp hoặc phân lân lên khắp ruộng để giữ ấm và không bón phân đạm. Trong ảnh là cánh đồng xã Quảng Bị (Chương Mỹ).
Công đoạn nhổ mạ trên cánh đồng xã Đại Yên (Chương Mỹ).
Trong những ngày tới khi thời tiết ấm trở lại, người dân sẽ tăng cường bón phân thúc cho cây như đạm, NPK và phân lân cho cây có thể sinh trưởng phát triển, thêm nước vào ruộng để khắc phục thời tiết giá rét khi mới cấy.
Bắc Ninh: Vì sao lúa gieo thẳng bị chết thưa, 1 xã có tới 60ha lúa chết đen cả rễ? Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, do ảnh hưởng của những đợt không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại nên một số diện tích lúa gieo thẳng và mạ trên địa bàn Bắc Ninh có hiện tượng bị chết. Một số ruộng gieo trước Tết Nguyên đán bị chết tới 50-100%. Mặc dù chưa có số liệu thống...