Khuyến cáo người dân không đánh bắt tôm, cá trên sông, suối trong mùa mưa lũ
Những ngày qua, do mưa lớn, lượng nước từ thượng nguồn đổ về nhiều nên mực nước suối Nậm Mức chạy dọc Quốc lộ 12, qua địa bàn xã Mường Pồn (huyện Điện Biên) và các xã Mường Mươn, Na Sang (huyện Mường Chà) dâng cao, dòng chảy mạnh.
Tuy nhiên, bất chấp nguy hiểm, nhiều người dân địa phương vẫn ra suối đánh bắt cá mà không có thiết bị bảo hộ, phao cứu sinh. Không chỉ người lớn, đàn ông mà nhiều phụ nữ, trẻ em cũng tham gia.
Người dân mạo hiểm bơi ra giữa dòng suối dữ để vớt củi trong mưa lũ ở Điện Biên. Ảnh minh họa: Xuân Tư/TTXVN
Theo ghi nhận của phóng viên, suốt chiều dài hàng chục km dọc suối Nậm Mức có nhiều địa điểm người dân đánh bắt cá, tôm. Mỗi địa điểm, đoạn suối có từ 2 đến 5 người, chủ yếu là dân trong bản hoặc ở các bản lân cận. Để chọn được vị trí, khu vực thuận lợi cho việc quăng chài, thả lưới nhiều người bất chấp nguy hiểm khi nước suối dâng cao, dòng chảy mạnh, lòng suối rộng để bơi qua suối, sang bờ bên kia. Nguy hiểm hơn là người dân bơi qua suối vẫn mang theo những dụng cụ đánh, bắt cá, tôm và đa phần không có phao cứu sinh.
Nhiều người dân bản Púng Giắt cho biết, bà con tranh thủ tham gia đánh bắt cá, tôm, bắt ốc trên suối Nậm Mức vào thời gian rảnh. Do nhiều người cùng tham gia, lượng tôm, cá cũng không nhiều, dụng cụ đánh bắt thủ công, thô sơ nên lượng tôm cá đánh bắt được trong thời gian mấy tiếng đồng hồ chỉ đủ cho gia đình dùng chứ không mang lại giá trị kinh tế.
Cách bản Púng Giắt không xa là cầu Mường Mươn (bắc qua suối Nậm Mức, trên Quốc lộ 12). Đây là khu vực thường ngày người dân trong bản hay ra suối giặt quần áo, rửa ngô, khoai, thức ăn cho gia súc… Lòng suối ở đây có nhiều đá, sỏi, dòng chảy bị nắn dòng, biến dạng nên vào mùa mưa lũ, dòng chảy mạnh. Thế nhưng những ngày qua, dù nước suối dâng cao, chảy mạnh, nhiều em nhỏ ở trong bản vẫn ra suối vui đùa, tắm ở khu vực gần bờ, tiềm ẩn tai nạn thương tích và nguy cơ đuối nước.
Video đang HOT
Điện Biên đang vào mùa mưa, lũ. Các con sông, suối trên địa bàn, do lưu lượng nước ở thượng nguồn đổ về nhiều khiến dòng nước dâng cao, dòng chảy mạnh và tạo xoáy, tiềm ẩn những hiểm nguy khôn lường. Không chỉ riêng trên suối Nậm Mức, tình trạng người dân đánh bắt cá tôm trong mùa mưa lũ cũng diễn ra trên suối Nậm Núa, đoạn chảy qua địa bàn các xã Núa Ngam, Pa Thơm… của huyện Điện Biên.
Theo chính quyền các xã, trước và trong mùa mưa lũ, các địa phương đã tuyên truyền, khuyến cáo người dân ở các thôn, bản sinh sống tại các khu vực gần sông, suối lớn chảy qua không được ra sông, suối đánh bắt tôm cá, sinh hoạt gần khu vực có sông, suối. Đồng thời chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra xuống mức thấp nhất, đảm bảo tính mạng con người.
Bảo đảm vững vàng công trình đê điều trong mọi tình huống
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, qua công tác kiểm tra trước mùa mưa lũ năm nay, Sở đã xác định các vị trí trọng điểm, xung yếu, tham mưu UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê chi tiết cụ thể, bảo đảm bảo chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy.
Hệ thống công trình đê điều có vai trò đặc biệt quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống lũ, giảm nhẹ thiên tai. Vì vậy, việc phê duyệt phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2021 của thành phố Hà Nội để bảo đảm an toàn đê điều trong mùa mưa lũ là nhiệm vụ cấp thiết.
Theo số liệu, TP Hà Nội có 626,513km đê được phân cấp, trong đó, có 9 tuyến đê (hữu Đà, tả - hữu Hồng, tả Đuống, tả - hữu Cà Lồ, hữu Cầu, đê Vân Cốc) với tổng chiều dài 272,83km đảm nhiệm chống lũ thường xuyên; 5 tuyến đê (tả - hữu Đáy, Ngọc Tảo, La Thạch, Tiên Tân) với tổng chiều dài 126,076km là đê phân lũ; 9 tuyến đê (hữu Đáy, tả Tích, tả - hữu Bùi, Mỹ Hà, Khánh Minh, Vòng Âm, Đô Tân, đê bao hồ quan Sơn - Tuy Lai - Vĩnh An) với tổng chiều dài 160,16km là đê cấp IV.
Ngoài ra, trên địa bàn TP có 41 tuyến đê bao, đê bối, đê chuyên dùng với tổng chiều dài 213,93km chưa được phân cấp và các tuyến đê nội đồng chống úng ngập, kè, cống dưới đê, điếm canh đê, cửa khẩu... Về cơ bản các công trình đê điều ổn định, bảo đảm chống lũ theo thiết kế.
Hà Nội bảo đảm an toàn đê điều trong mùa mưa lũ. (Ảnh: Khánh Phong - cống Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ)
Tuy nhiên, một số hạng mục công trình bị xuống cấp, hư hỏng, đơn cử các tuyến đê chống lũ thường xuyên, nền đê nhiều đoạn nằm trên vùng có địa chất xấu và có ao, hồ sát đê phía đồng, dòng chảy chính thường áp sát các công trình, bờ sông. Mùa mưa lũ khi mức nước sông lên cao, vẫn thường có các sự cố mạch đùn, mạch sủi và tồn tại các hiểm họa có thể xảy ra. Hay các tuyến đê phân lũ là các tuyến đê khô đã nhiều năm chưa phải thử thách với lũ lên sẽ có nhiều ẩn họa khó lường.
Tuyến đê cấp IV, mỗi khi có mưa lớn trên diện rộng, nhiều đoạn phải tổ chức chống tràn. Ngoài ra, đê tả Tích, tả Bùi, Mỹ Hà còn phải chống đỡ lũ rừng ngang. Các tuyến đê bối, chất lượng xấu, khi có lũ lên cao dễ xảy ra vỡ đột ngột...
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước mùa lũ năm 2021 và kiểm tra, đánh giá và quá trình theo dõi, quản lý cũng như thực tế xử lý sự cố đê điều, các cơ quan chức năng TP Hà Nội cũng xác định 4 trọng điểm phòng, chống lụt bão (Khu vực đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu, tương ứng K0 000 đến K2 000 đê tả Đuống, huyện Đông Anh; công trình cống Liên Mạc, tương ứng K53 450 đê hữu Hồng, quận Bắc Từ Liêm; cống Cẩm Đình, tương ứng K1 350 đê Vân Cốc, huyện Phúc Thọ; khu vực đê, kè, cống thuộc địa bàn các xã Tân Hưng, Bắc Phú, tương ứng K22 500 đến K2 000 đê hữu Cầu, huyện Sóc Sơn) và 12 điểm xung yếu.
Trong 4 trọng điểm phòng, chống lụt bão năm 2021, đáng ngại nhất là khu vực đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu. Tại đây khu vực đê sát sông, mái kè cũng là mái đê, trong khu vực còn có cống lấy nước Long Tửu là công trình liên tỉnh Hà Nội - Bắc Ninh được xây dựng từ lâu (năm 1962). Đặc biệt, do ảnh hưởng chế độ thủy lực phức tạo, khu vực cửa vào sông Đuống dòng chủ lưu chảy áp sát bờ tả, mái kè cũng là mái đê. Trong khi đó, đáy sông liên tục bị bão xói, xuất hiện nhiều hố xói sâu. Những năm gần đây liên tục xảy ra sự cố đê, kè tại khu vực này, mặc dù 2 bên bờ đã được gia cố kè hộ chân.
Theo nhận định, tình hình thời tiết thủy văn năm 2021 sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là các hiện tượng thời tiết cực đoan như giông lốc, mưa lớn tập trung với cường độ mạnh, trong thời gian ngắn gây ngập úng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của nhân dân và công trình đê điều.
Vì vậy, việc triển khai bảo vệ công trình đê điều là nhiệm vụ cấp thiết, trong đó phải xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó với lũ lớn, đặc biệt lớn. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ duy tu, bảo dưỡng đê; xử lý dứt điểm các vi phạm đê điều; kiên quyết không để phát sinh các vi phạm đê điều. Đồng thời, chủ động xây dựng và thực hiện các phương án phòng, chống lụt bão theo phương châm "4 tại chỗ", nhất là tại các vị trí trọng điểm, xung yếu, các vị trí sạt lở khẩn cấp, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong mùa mưa bão.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, qua công tác kiểm tra trước mùa mưa lũ năm nay, Sở NN&PTNT đã xác định các vị trí trọng điểm, xung yếu, tham mưu UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê chi tiết cụ thể, bảo đảm bảo chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy.
Theo đó, với vai trò là Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP, Sở NN&PTNT sẽ tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, các cấp, các ngành tổ chức thực hiện phương án, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện và các điều kiện bảo đảm thực hiện phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2021.
Đối với các trọng điểm, ngoài việc xây dựng phương án bảo vệ, Sở sẽ hoàn thiện phương án toàn tuyến, tổ chức tuần tra canh gác theo quy định, bảo đảm an toàn đê điều theo mức thiết kế, phấn đấu vượt mức thiết kế. Còn đối với những điểm xung yếu, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện, thị xã xây dựng và phê duyệt. Theo đó, trong mùa lũ cần tăng cường tuần tra, canh gác, chuẩn bị phương tiện, vật tư, nhân lực để sẵn sàng xử lý nếu có tình huống bất lợi xảy ra...
Đã tìm thấy thi thể vụ chìm tàu hút cát ở hồ thủy điện Đại Ninh Lực lượng chức năng vừa tìm thấy thi thể nạn nhân trong vụ chìm tàu hút cát xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trước đó, ngày 21/5, anh Phan Văn Tứ (SN 1987, ngụ xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) cùng 3 người khác điều khiển tàu loại 30 tấn, dài 28m, cao 4m, rộng 4,5m đi hút...