Khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam thận trọng khi giao dịch với đối tác châu Phi
Thời gian gần đây, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm 4 nước đều nằm trong khu vực Tây Phi thuộc châu Phi là Gambia, Mali, Niger và Senegal đã nhận được thư của một số doanh nghiệp Việt Nam trao đổi về những khó khăn trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu với đối tác châu Phi.
Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua hàng trả chậm, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở thư tín dụng L/C do chi phí cao.
Tuy nhiên, trả chậm là phương thức thanh toán không an toàn gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, còn xuất hiện một số vấn đề khác trong khâu thanh toán.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, trước đó, khi giao dịch với khu vực châu Phi đã xảy ra trường hợp khách hàng thông báo mở tài khoản tại một ngân hàng uy tín nhưng tài khoản không hoạt động (không có tiền) hoặc cho địa chỉ của người nhận bộ chứng từ không phải cán bộ/nhân viên ngân hàng của người mua.
Sau khi nhận được bộ chứng từ, khách làm thủ tục lấy hàng từ cảng mà không thanh toán qua ngân hàng. Trong trường hợp này, ngân hàng của người mua không chịu trách nhiệm do thực tế không nhận được bộ chứng từ.
Đơn cử như năm 2019, Thương vụ Việt Nam tại Algeria nhận được thư của một công ty xuất khẩu tiêu của Việt Nam nhờ hỗ trợ đòi tiền hàng một công ty tại Senegal. Công ty này được doanh nghiệp Việt Nam tìm thấy qua mạng Internet có tên GSN INTERNATIONAL đã mua 1 container tiêu đen 40 feet từ Việt Nam với trị giá 61.750 USD.
Hình thức thanh toán giao chứng từ trả tiền (CAD) 100% thông qua ngân hàng, người bán không yêu cầu tiền đặt cọc. Ngân hàng của người mua là Ngân hàng Công Thương Senegal VDN/BICIS.
Qua công ty chuyển phát nhanh DHL và hãng tàu, được biết người mua đã nhận bộ chứng từ, lấy hàng ra khỏi cảng song không thanh toán cho công ty của Việt Nam.
Sau đó, mặc dù công ty xuất khẩu phía Việt Nam đã liên lạc với người mua nhiều lần nhưng không được. Ngân hàng của người bán cũng đã liên lạc với ngân hàng của người mua tại Senegal thì được biết người ký nhận bộ chứng từ (do khách hàng giới thiệu) không làm việc tại ngân hàng này.
Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã gửi thư kèm theo các chứng từ liên quan tới Đại sứ quán Senegal tại Algeria, Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Senegal cũng như Ngân hàng VDN/BICIS để nhờ hỗ trợ, yêu cầu khách thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, phía Senegal không có hồi âm.
Tháng 3/2020, nhân chuyến công tác tại Senegal, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria tiếp tục đến làm việc với các cơ quan hữu quan của Senegal như Ngân hàng Công Thương Senegal-VDN/BICIS – nơi khách hàng mở tài khoản thì được trả lời là ngân hàng này chưa nhận được bộ chứng từ mà phía ngân hàng của người bán tại Việt Nam gửi qua dịch vụ DHL. Tên và điện thoại người nhận bộ chứng từ không có trong danh sách cán bộ, nhân viên ngân hàng này.
Video đang HOT
Ngân hàng VDN/BICIS cũng cho biết, có một người đã mở tài khoản như vậy dưới danh nghĩa cá nhân nhưng trong tài khoản không có tiền. Phòng Thương mại và Công nghiệp Dakar và Tòa Thương mại Senegal là 2 cơ quan có thẩm quyến cấp giấy phép kinh doanh cho biết, Công ty nhập khẩu GSN INTERNATIONAL không có tên trong danh bạ đăng ký kinh doanh.
Các cơ quan này thông tin, đây là trường hợp lừa đảo và khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam trước khi giao dịch cần liên hệ với hai cơ quan này để kiểm tra trước.
Ngoài ra, khi giao dịch còn có trường hợp, khách hàng gửi hóa đơn có dấu từ ngân hàng của người mua xác nhận khách đã thanh toán tiền hàng song ngân hàng của người bán không nhận được tiền.
Mặc dù ngân hàng của người bán đã gửi điện nhiều lần đề nghị chuyển tiền song không nhận được trả lời từ phía ngân hàng của người mua.
Khi Thương vụ liên hệ và mang chứng từ có xác nhận của ngân hàng do người mua cung cấp, ngân hàng của người mua mới làm thủ tục chuyển tiền cho ngân hàng của người bán.
Cá biệt, ngày 3/3/2020, Ngân hàng Trung ương Algeria đã phát hiện ra “những sai phạm” tại 2 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BADR) của nước này. Đó là các chi nhánh ngân hàng tại đường Amirouche và Pins Maritimes thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Algeria (BADR).
Những sai phạm này đã được các cơ quan chức năng của Ngân hàng Trung ương Algeria phát hiện qua thanh tra sơ bộ sau khi nhận được đơn khiếu nại của các nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài; trong đó có 1 doanh nghiệp xuất khẩu cơm dừa của Việt Nam.
Những nhà xuất khẩu này đã khiếu kiện về việc không được thanh toán nhiều lô hàn-g đã bán cho 2 khách hàng Algeria là Công ty TNHH Sarl Groupe Méditerranéen de Commercialisation (GMC) và Công ty TNHH Sarl MAGNOLIA có tài khoản tại hai chi nhánh ngân hàng nói trên. Hiện vụ việc đang được đưa ra xét xử tại tòa thương mại Algeria.
Chính vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Algeria lưu ý, doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác qua các kênh như tham gia chương trình xúc tiến thương mại, dự hội chợ, triển lãm quốc tế, diễn đàn doanh nghiệp, cuộc giao thương trực tiếp hoặc giới thiệu từ phía cơ quan xúc tiến thương mại và bạn hàng quen thuộc. Bên cạnh đó, cần thận trọng khi tìm kiếm bạn hàng qua mạng internet hoặc giao dịch với đối tác chủ động tìm đến doanh nghiệp Việt Nam qua website.
Đặc biệt, doanh nghiệp phải yêu cầu đối tác cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thẻ xuất nhập khẩu, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để các cơ quan chức năng như Thương vụ Việt Nam tại châu Phi… có thể hỗ trợ tư vấn, xác minh trước khi tiến hành giao dịch.
Mặt khác, đề nghị các ngân hàng thương mại Việt Nam tìm, tư vấn và giới thiệu những ngân hàng uy tín tại châu Phi để yêu cầu đối tác mở tài khoản ở đó. Về phương thức thanh toán, nên sử dụng L/C không hủy ngang có xác nhận của ngân hàng uy tín châu Âu hoặc châu Mỹ.
Đồng thời, yêu cầu khách hàng trả trước (đặt cọc) ít nhất là 40-50% giá trị tiền hàng, không chấp nhận phương thức trả chậm; tuyệt đối không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (Document Acceptance – nhờ thu chấp nhận chứng từ) bởi một khi khách hàng đề nghị hình thức thanh toán này, rất có thể doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị mất hàng.
Hơn nữa, các doanh nghiệp cần lưu ý và xác định rõ địa chỉ ngân hàng cũng như người nhận bộ chứng từ của bên mua vì thời gian gần đây có hiện tượng khách hàng cho địa chỉ người nhận chứng từ không thuộc ngân hàng.
Nếu nhập khẩu hàng từ châu Phi về Việt Nam cần tiến hành kiểm định hàng hóa thông qua tổ chức giám định quốc tế có uy tín tại nước sở tại như Bitec International SA, Văn phòng Veritas trước khi đưa hàng lên tàu.
Doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng đàm phán với nhà cung cấp để không phải đặt cọc tiền hoặc đặt cọc mức tối thiểu. Đối với những đơn hàng đầu tiên, doanh nghiệp chỉ nên mua với khối lượng nhỏ. Tốt nhất, trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp nên sang trực tiếp để gặp gỡ nhà cung cấp, giám sát việc thu mua và chất hàng lên tàu. Nếu có tiềm lực, công ty Việt Nam có thể xem xét sang mở văn phòng đại diện, kho ngoại quan tại địa bàn sở tại.
Một trong những giải pháp khả thi khi khách hàng cắt đứt liên lạc sau khi lấy hàng là đòi ngân hàng của người mua, nhất là khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu hay L/C. Khi soạn thảo hợp đồng, cần quy định rõ cơ quan giải quyết tranh chấp (trọng tài, tòa án).
Ngoài ra, doanh nghiệp cần thường xuyên tìm hiểu thông tin về thị trường, đối tác trên các website của Bộ Công Thương như Vietnamexport.com.vn, moit.gov.vn và lưu ý các cảnh báo, danh sách doanh nghiệp lừa đảo mà Thương vụ đăng tải để tránh những rủi ro đáng có khi giao dịch.
Uyên Hương
Bộ Công Thương chính thức gia hạn thuế tự vệ với phôi thép và thép dài xây dựng
Mức thuế tự vệ giai đoạn 2016-nay giảm dần từ 23,3% xuống tới 17,3% với phôi thép và 14,2% - 10,9% với thép dài.
Theo nguồn tin của Trí Thức Trẻ, Bộ Công Thương ngày 20/3/2020 đã ban hành quyết định 918/QĐ-BCT về việc gia hạn áp dụng biện pháp thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Văn bản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/3/2020 đến 21/3/2023.
Quyết định gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.00; 7224.90.00; 7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.
Cụ thể, hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm phôi thép hợp kim và không hợp kim, các sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim (bao gồm thép cuộn và thép thanh) nhập khẩu vào Việt Nam
Đối với mã HS 9811.00.00, biện pháp tự vệ chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến 3 mã HS gốc là 7224.90.00, 7227.90.00, 7228.30.10 và không áp dụng với hàng nhập khẩu được dẫn chiếu đến mã HS gốc còn lại.
Một số sản phẩm phôi thép và thép dài có chứa tỷ lệ phần trăm nhất định các nguyên tố C, Si, Ni, Cr, Cu, thép dây hợp kim dùng sản xuất que hèn, thép thanh tròn trơn đường kinh lớn hơn 14mm, phôi thép không có mặt cắt ngang hình chữ nhật có kích thước theo quy định được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Đối với mặt hàng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp tự vệ dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.
Mức thuế tự vệ và thời gian áp dụng với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam
Cùng ngày, Bộ Công thương cũng ra quyết định số 920/QĐ-BCT về việc gia hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế tự vệ với các sản phẩm thép dây, thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia vùng lãnh thổ. Mức thuế chống lẩn tránh áp dụng tương tự như thuế tự vệ với thép dài nói trên.
Thuế tự vệ với các sản phẩm thép dây, thép cuộn nhập khẩu vào Việt Nam
Các quốc gia, vùng lãnh thổ được loại trừ áp thuế tự vệ là các nước nằm trong khu vực Bắc Phi, tiểu vùng Sahara- châu Phi, Trung Đông, châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ La Tinh - Caribe, một số quốc gia ở châu u và Trung Á, Nam Á.
Trước đó, ngày 18/7/2016, Bộ Công thương đã công bố áp dụng thuế tự vệ lần đầu tiên với phôi thép và thép dài nhập khẩu tại Quyết định số 2968/QĐ-BCT. Mức thuế tự vệ giai đoạn 2016-nay giảm dần từ 23,3% xuống tới 17,3% với phôi thép và 14,2% - 10,9% với thép dài.
Việc áp thuế tự vệ thép đang là xu hướng của các Chính phủ trên toàn thế giới để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước được cho là hưởng lợi từ quyết định này của Bộ Công Thương trong bối cảnh toàn thế giới đang gần như đóng cửa trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra.
Châu Cao
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng. Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ...