Khuyến cáo để an toàn khi ăn côn trùng
Gần đây, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người ăn. Vì vậy, để đảm bảo khi sử dụng chúng bạn cần biết những điều sau.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ở nhiều nước trên thế giới, cung như ơ Viêt Nam, việc sử dụng côn trùng làm thưc ăn có từ lâu, khá phổ biến như cào cào, châu chấu, nhộng tăm, dê, ong, môi, nhông ve sâu, sâu cây chit, sâu cây dâu, sâu cây săn dây…. thậm chí còn đươc chê biên thanh nhưng mon ăn đăc san (bo cap chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, trứng cà cuống phơi khô để làm bánh ngọt, dế chiên…). Tuy nhiên, việc sử dụng côn trùng đê chế biến thành thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người ăn.
Vai năm gần đây, tại một số đia phương trong toan quôc đã ghi nhân một số vụ ngộ độc do sử dụng các loại côn trùng, ấu trùng làm thức ăn. Điển hình là vu ngộ độc do ăn ấu trùng ve sầu nhiễm nấm tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận làm 15 người bị ngộ độc phải nhập viện (năm 2012), tại huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước làm 03 người phải đi cấp cứu và 01 người tử vong (năm 2014); hoặc mới đây tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu co 29 người đã phải nhập viện (01 ngươi tử vong) do ăn bọ xít đen chiên mơ…
Ảnh minh họa
Nguyên nhân các vụ ngộ độc trên là do sư dung côn trung đa chêt sinh ra đôc tô; côn trung bi nhiêm nâm đôc; côn trung chưa nhưa cây đôc như cây cọc rào, cây cỏ lào, thâu dâu tia… (chưa nhom Alcaloit, nhom Glucozit…) không bi pha huy ơ nhiêt đô chê biên; côn trung co nhiêu protein la gây ra di ưng vơi những người co cơ địa mân cam đê chê biên thưc ăn.
Một nguyên nhân nữa là do việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thứ trong lưa chon, sơ chê, chê biên côn trung lam thưc ăn, tâm ly chủ quan khi lưa chon côn trung la để “thử nghiệm” theo kinh nghiêm “đôn thôi” đê chê biên (ăn tái, ăn sống, ngâm rượu…) và sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng, ấu trùng… đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ anh hương đên sưc khoe, gây ngộ độc va thậm chí gây ra tử vong cho ngươi ăn.
Video đang HOT
Hiên nay khi chưa có các nghiên cứu sâu, đây đu về côn trùng sư dung trong chê biên thưc phâm (quy trình bao đam an toan trong nhân nuôi, khai thác, sơ chê, chế biến…), Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo:
1) Tuyêt đôi không sử dụng, không “thử nghiệm” các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên đê chê biên thanh thưc ăn.
2) Lưa chon nhưng loai nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thương, phô biên, con tươi sông đê chê biên thanh thưc ăn. Đăc biêt nhưng ngươi co cơ đia di ưng cân thân trong khi ăn, nêu nghi ngơ thi không ăn.
3) Phai sơ chê, chê biên bao đam an toan: ngâm, tha côn trung vao nươc muôi âm, nươc vôi… đê côn trung vi kich thich thai hêt chât đôc trong ruôt, tai cac tuyên ngoai tiêt; loai bo ruôt, canh, chân, đâu, voi; rưa sach băng nươc âm, nước muối đê loai bo vi sinh vât, chất bẩn bám trên thân côn trùng; đê rao nươc, đun chín ky va ăn ngay sau khi chê biên. Tuyêt đôi không ăn sông, ăn tai, nâu chin nguyên con không qua sơ chê, vê sinh…
4) Trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mêt mỏi, choang vang, buôn nôn, mẩn ngứa… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Vnmedia
Ăn côn trùng ngon, bổ nhưng coi chừng mất mạng
Côn trùng là thức ăn ngon, bổ... nhưng ăn loại gì, cách chế biến thế nào thì cần được quan tâm.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc sử dụng côn trùng làm thực phẩm khá phổ biến, thậm chí còn là thức ăn xa xỉ.
Đầy nấm độc, giun tròn, bọ chét, rận...
GS.TS Bùi Công Hiển, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, côn trùng có kích thước nhỏ bé nhưng vì số lượng đông nên chúng là nguồn dược liệu và thực phẩm bổ dưỡng quý giá. Việc phân tích thành phần hóa học của bọ khoai tây và ấu trùng cánh cứng đã chỉ ra rằng, những côn trùng này có thể sánh với những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, côn trùng có hàm lượng đạm cao (ví dụ, 100g châu chấu có tới 24,3g protein; 100g nhộng cung cấp 13g protein); giàu caxi và vi khoáng (100g châu chấu cung cấp 210mg canxi, cao gấp gần 10 lần so với thịt gà, thịt lợn).
Ở nhiều nước trên thế giới, việc sử dụng côn trùng làm thực phẩm khá phổ biến, thậm chí còn là thức ăn xa xỉ. Ví dụ, ở Mehico, người ta dùng trứng cà cuống phơi khô để làm bánh ngọt; ở Jamaica, một đĩa dế là món quà đặc biệt để đãi khách... Ở Việt Nam, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn cũng có từ lâu. Ngày xưa có cào cào, châu chấu, nhộng...; gần đây mở rộng hơn là những món ăn lạ được chế biến cầu kỳ như châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh... Những món này được cho là ngon, bổ. Tuy nhiên, không ít trường hợp ăn xong bị ngứa, dị ứng, thậm chí là ngộ độc.
Ngộ độc vì côn trùng thì có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do côn trùng có chứa một số chất gây dị ứng. Điều này dễ nhận thấy nhất là nhộng, một món ăn bổ dưỡng nhưng không ít người ăn xong bị dị ứng. Đây là do cơ địa của từng người, có những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng nên bị dị ứng. Thứ hai, côn trùng bắt ngoài tự nhiên, không phải là côn trùng sạch như nhiều người tưởng. Trên thân của nhiều loại côn trùng có chứa các loại nấm độc, giun tròn, bọ chét, rận, ve... Vì thế, khi sử dụng làm thức ăn, nếu không xử lý sạch sẽ có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí là tử vong.
Nói không với côn trùng lạ
Theo GS.TS Bùi Công Hiển, ở Irắc, hằng năm có khoảng 35 tấn côn trùng được thu thập để làm thực phẩm, ở Mỹ còn có sản phẩm côn trùng đóng hộp... Tuy nhiên, để có được những sản phẩm này người ta đã phải có những nghiên cứu toàn diện với quy trình nhân nuôi, khai thác chế biến đầy đủ, chứ không phải là bắt được ngoài tự nhiên rồi chế biến thế nào tùy thích. Ví dụ, để làm đồ hộp, người ta phải nghiên cứu kỹ loại côn trùng nào phù hợp, chế biến thế nào, cho thêm các loại phụ gia nào...
Trong khi đó, ở Việt Nam, năm 1928, lần đầu tiên một nhà khoa học Pháp công bố các loài côn trùng có thể ăn được ở Việt Nam như cào cào, bọ xít, sâu chít... gần đây có thêm một vài nghiên cứu nhỏ, lẻ về thực phẩm từ côn trùng. Những nghiên cứu này là quá ít. Cần có những nghiên cứu bài bản, sâu, rộng về độc tố có trong côn trùng, khả năng bổ dưỡng của côn trùng, loài nào có thể sử dụng làm thực phẩm được, quy trình nhân nuôi - khai thác - chế biến phù hợp.
Tuy nhiên, trong khi chưa có những nghiên cứu sâu, rộng, khi sử dụng món ăn từ côn trùng, người dân chỉ nên ăn những côn trùng đã được sử dụng làm thức ăn quen thuộc như nhộng, cào cào, bọ xít... và nói không với những loài côn trùng lạ. Đặc biệt, khi chế biến món ăn cần phải có quy trình xử lý đảm bảo, ví dụ như nên rửa sạch côn trùng bằng nước muối, thậm chí là cồn để "khử" hết nấm độc, giun, rận... bám trên mình côn trùng. Khi chế biến nhớ đun chín, đặc biệt là cẩn thận khi sử dụng kết hợp các nguyên liệu khác.
"Khi ăn côn trùng bị ngộ độc cũng chưa chắc đã phải do côn trùng. Có thể việc ngộ độc là do các nguồn thức ăn khác. Vì thế, khi ăn côn trùng rồi bị ngộ độc phải xem xét ở nhiều khả năng chứ không nên đổ diệt là do côn trùng".
Theo GS.TS Bùi Công Hiển
Theo Kiến thức
Tai họa do côn trùng Khởi đầu chỉ là một nốt nhỏ, ngứa, nhưng nếu xử trí không đúng thì có thể trở thành cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm, viêm cơ thậm chí đe dọa tử vong do gây nhiễm trùng huyết. Vết chích nhỏ, ổ mủ lớn Nhập viện trong tình trạng bắp đùi bên phải sưng to, tấy đỏ lan rộng,...