Khủng long nguyên vẹn bên trong quả trứng 70 triệu năm tuổi
Phát hiện gây chấn động về một phôi thai khủng long con bảo quản hoàn hảo, cuộn tròn bên trong quả trứng.
Khủng long nguyên vẹn bên trong quả trứng 70 triệu năm tuổi
Hóa thạch khoảng 70 triệu năm tuổi chưa từng có về một phôi thai khủng long con cuộn tròn hoàn hảo bên trong quả trứng phát hiện ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Nó lưu phôi thai của loài khủng long oviraptorid, có biệt danh là Baby Yingliang theo tên của bảo tàng Trung Quốc nơi đang lưu giữ hóa thạch.
Hình minh họa tái hiện sự sống cho thấy một con vật nhỏ trong tư thế quấn chặt, chân kéo lên, lưng cong, đầu có mỏ cong về phía đuôi. Hóa thạch Baby Yingliang có niên đại cuối kỷ Phấn trắng, có tuổi đời từ 72 triệu đến 66 triệu năm
Tình trạng bảo quản của phôi thai và vị trí của nó bên trong quả trứng khiến hóa thạch trở thành một phát hiện đáng chú ý.
Darla Zelenitsky, phó giáo sư khoa khoa học địa chất tại Đại học Calgary ở Canada cho biết xương khủng long con rất nhỏ và mỏng manh và hiếm khi bảo quản dưới dạng hóa thạch. Đây là một phát hiện đặc biệt may mắn.
Video đang HOT
Darla Zelenitsky đã làm việc nghiên cứu về các loài khủng long trong suốt 25 năm qua nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến con nhỏ nguyên vẹn trong quả trứng.
Quả trứng dài khoảng 17 cm, tính từ đầu đến đuôi con khủng long con dài 27 cm. Các nhà nghiên cứu tin rằng nếu được sinh ra thuận lợi, đến khi trưởng thành nó sẽ dài khoảng 2-3 mét.
Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, Anh và Canada đã nghiên cứu Baby Yingliang và các phôi thai oviraptorid khác phát hiện ra rằng khủng long di chuyển và thay đổi tư thế trước khi trứng nở theo cách tương tự như chim non hiện tại.
Trước đây chưa từng có nghiên cứu công nhận khủng long trong trứng tương tự như ở phôi của loài chim hiện đại.
Fion Waisum Ma, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Birmingham cho biết: “Thật thú vị khi thấy phôi khủng long và phôi chim có tư thế giống nhau khi còn ở bên trong quả trứng. Điều này có thể chỉ ra những hành vi vỡ trứng tương tự”.
Steve Brusatte tại Đại học Edinburgh, đồng tác giả nghiên cứu mô tả phát hiện này là “một trong những hóa thạch đẹp nhất mà tôi từng thấy”, hoá thạch đại diện cho “nhiều bằng chứng cho thấy các đặc điểm của loài chim ngày nay tiến hóa từ tổ tiên khủng long của chúng”.
Hành vi trước khi nở không phải là hành vi duy nhất của loài chim hiện đại thừa hưởng từ tổ tiên khủng long của chúng. Zelenitsky cho biết loài khủng long này cũng ấp trứng bằng cách ngồi lên trên trứng theo cách tương tự như các loài chim.
Phát hiện hóa thạch khủng long gần như hoàn chỉnh cách đây 180 triệu năm
Lufengosaurus là một chi khủng long massospondylid sống vào đầu kỷ Jura ở khu vực ngày nay được gọi là tây nam Trung Quốc.
Các nhà cổ sinh vật học ở tây nam Trung Quốc đã khai quật được một hóa thạch từ kỷ Jura với 70% nguyên vẹn và thuộc về một loài khủng long được cho là có chiều dài gần 8 mét.
Hóa thạch có niên đại cách đây 180 triệu năm, được phát hiện vào cuối tháng 5 tại thành phố Lufeng, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Sau phát hiện mang tính đột phá, các nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Hóa thạch Khủng long đã bắt đầu tiến hành khai quật khẩn cấp để giúp ngăn chặn thiệt hại cho những phần xương còn lại. Nó được thực hiện nhanh chóng vì khu vực này dễ bị xói mòn đất.
Wang Tao, Trưởng Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Hóa thạch Khủng long của thành phố Lufeng, cho biết việc tìm thấy hóa thạch một con khủng long Lufengosaurus gần như hoàn chỉnh là rất hiếm, đồng thời nói thêm rằng phát hiện này là một 'kho báu quốc gia'.
"Một hóa thạch khủng long hoàn chỉnh lớn như vậy là điều hiếm thấy trên khắp thế giới. Dựa trên hóa thạch được phát hiện trong nhiều năm, trên đuôi và xương đùi của nó, chúng tôi tin rằng đây là một loại khủng long khổng lồ Lufengosaurus, sống trong thời kỳ đầu của kỷ Jura.
Các bức ảnh chụp tại khu vực khai quật cho thấy, các công nhân đang cẩn trọng phủi từng lớp đất đỏ để làm rõ bộ xương.
Lufengosaurus là một chi khủng long massospondylid sống vào đầu kỷ Jura ở khu vực ngày nay được gọi là tây nam Trung Quốc.
Loài này đã thu hút sự chú ý của quốc tế vào năm 2017 khi các nhà khoa học tìm thấy protein collagen 195 triệu năm tuổi trong xương sườn của hóa thạch Lufengosarus.
Đây không phải là hóa thạch khủng long duy nhất được tìm thấy ở Trung Quốc trong năm nay. Trở lại vào tháng Giêng, một hóa thạch 120 triệu năm tuổi đã giúp các nhà nghiên cứu và khoa học thu hẹp khoảng cách giữa khủng long và các loài chim hiện đại.
Sau khi các nhà nghiên cứu phân tích và nghiên cứu hóa thạch, loài này được mệnh danh là 'Wulong bohaiensis' hay 'rồng nhảy múa' và được mô tả là sự pha trộn kỳ lạ giữa chim và khủng long.
Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Mỹ cho biết, con khủng long này có kích thước tương đương một con quạ với chiếc đuôi dài và xương xẩu. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy cơ thể của nó được bao phủ bởi lông với hai chùm ở cuối đuôi.
Phát hiện hóa thạch khủng long còn nguyên vẹn từ 73 triệu năm trước Hóa thạch của loài Tlatolophus galorum được tìm thấy tại miền Bắc Mexico, trong tình trạng gần như nguyên vẹn nhờ điều kiện bảo quản tự nhiên thuận lợi. Các nhà cổ sinh vật học vừa xác định một loài khủng long mới sau khi tìm thấy mẫu vật từ khoảng 73 triệu năm trước ở miền Bắc Mexico, AFP dẫn thông tin...