Khủng khiếp những cuốn sách bị “nguyền rủa” thời Trung cổ
Vào thời Trung cổ, nhiều thư viện ở châu Âu đối mặt với những vụ trộm sách quý. Hành vi trộm sách được coi là tội ác nghiêm trọng giống như giết người và tội báng bổ. Để ngăn chặn điều này, nhiều cuốn sách bị “nguyền rủa”.
Những cuốn sách bị “nguyền rủa” xuất hiện ở châu Âu thời Trung cổ. Sở dĩ những tác phẩm này bị như vậy xuất phát từ việc chúng thường bị kẻ xấu trộm mất.
Cụ thể, khi ngành in ấn chưa ra đời, những cuốn sách được tạo ra bằng việc chép tay. Để hoàn thành một cuốn sách tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Những người chép sách thường là các nhà sư, học giả… có khả năng viết đẹp và vẽ các hình minh họa. Họ phải làm việc vô cùng tỉ mỉ để tránh xảy ra sai sót.
Do vậy, mỗi cuốn sách chép hoàn toàn bằng tay vô cùng giá trị. Điều này vô tình khiến chúng trở thành mục tiêu bị trộm cắp.
Dưới thời Trung cổ, nhiều thư viện bảo quản các cuốn sách quý bằng cách xích chúng vào bàn để độc giả không thể trộm mang về nhà.
Ngoài cách này, người xưa còn có “độc chiêu” chống trộm sách là ở trang đầu hoặc trang cuối của cuốn sách có ghi lời chú mang nội dung nguyền rủa.
Những lời nguyền chủ yếu có nội dung kẻ nào trộm sách sẽ đối mặt với cơn thịnh nộ của Chúa và bị trừng phạt với những nỗi đau tột cùng.
Thậm chí, có cuốn sách viết lời nguyền chết chóc với nội dung nếu kẻ nào trộm sách sẽ bị chiên trong chảo, treo cổ, mắc bệnh dẫn đến tử vong…
Vào thời Trung cổ, trộm sách được coi là tội ác nghiêm trọng được so sánh ngang với tội giết người và báng bổ thần thánh.
Những lời nguyền viết ở trang đầu hoặc trang cuối của cuốn sách không chỉ nhắm đến những người trộm sách mà còn hướng tới những người có hành vi không tôn trọng sách như làm bẩn, rách các trang sách, ngủ gục lên sách…
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Hàng ngàn xương cốt được lau rửa trong quá trình tôn tạo nhà thờ xương của Czech
Đối với những người yêu thích lịch sử thời trung cổ, thị trấn Kutna Hora của Séc có hai điểm tham quan tuyệt vời.
Nhà thờ St. Barbara, thường được gọi là nhà thờ lớn vì nhìn rất hoành tráng, và nhà thờ xương Sedlec, ở bên dưới Nhà thờ Nghĩa trang Các Thánh ở bên ngoài thị trấn.
St. Barbara là một trong những ví dụ điển hình nhất về kiến trúc Gothic ở Trung Âu và là một di sản thế giới UNESCO. Nhưng du khách dành sự chú ý nhiều hơn tới nhà nguyện chứa xương của hơn 40.000 người, được sắp xếp theo có chủ đích trang trí. Giờ đây, người ta đang dỡ ra để có thể lau rửa các xương cốt hàng trăm năm tuổi, trong khi nhà thờ trải được tôn tạo.
Nhà thờ xương Sedlec là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất của Cộng hòa Séc. Nằm ngay ở rìa của Kutna Hora, một thành phố của vùng Bohemian từng nổi tiếng với các mỏ bạc, nhà thờ xương thu hút nửa triệu du khách mỗi năm. Nhưng nếu bạn muốn tự chụp ảnh các khúc xương, các bộ hài cốt, bạn cần phải nhanh chân vì kể từ ngày 1 tháng 1, ban lãnh đạo nhà thờ sẽ cấm quay phim chụp ảnh ở đây cũng như ở Nhà thờ St. Barbara gần đó.
Radka Krejci thuộc Tổ chức Giáo xứ Kutna Hora nói: "Chúng tôi chỉ muốn làm cho nơi này trở nên trang trọng hơn và trả lại đặc tính tâm linh ban đầu của nó, và không gây nguy hiểm cho bất cứ ai dùng gậy selfie".
Bốn khối xương và hộp sọ lớn hình kim tự tháp thường nằm ở các góc của nhà nguyện, một tấm khiên gần lối vào, vòng hoa trang trí các hầm và một đèn chùm lớn đều được dỡ ra và đặt vào các thùng để được chuyển đi trong quá trình tôn tạo nhà thờ. Những nhân viên tôn tạo cho biết họ cũng muốn gia cố các cấu trúc đỡ xương để đảm bảo tuổi thọ cho chúng.
Vit Mlazovsky, nhân viên tôn tạo, cho biết: "Mục đích chính là xây dựng một số giá đỡ nhằm đảm bảo sự ổn định của khối kim tự tháp nhưng không được quá lộ liễu. Chúng tôi không muốn sử dụng bất kỳ vật liệu công nghệ cao nào để đảm bảo tính tương thích và cả sự tôn kính. Công trình cần phải làm từ gạch hoặc gỗ, hoặc sử dụng đồ gốm".
Vật liệu gốc cũng sẽ được sử dụng trong việc khôi phục phần tòa nhà của nhà thờ.
Kiến trúc sư Jan Ricny cho biết: "Tòa nhà rất đặc biệt và chúng tôi đang cố gắng hết sức để duy trì tính nguyên bản của nó, không thêm hoặc thay đổi bất cứ điều gì".
Đất sét đóng gói đang được sử dụng để khôi phục các bức tường và mái vòm đổ nát.
Kiến trúc sư Filip Kosek nói: "Quá trình bao gồm việc ép đất sét thành từng lớp mỏng theo từng bước. Đất sét là thứ chúng ta thấy có nhiều quanh đây, được sử dụng để chôn rất nhiều người ở đây khi tòa nhà được dựng lên".
Các xương này là từ một nghĩa trang là một phần của một tu viện thời thế kỷ 12.
Radka Krejci nói: "30.000 người đã chết trong vụ dịch Thần chết đen và sau đó là có thêm người chết trong Chiến tranh Hussite, v.v. Sau này, nghĩa trang cần phải thu hẹp lại và có một vấn đề với việc cải táng tất cả các bộ xương ở đâu. Đây là lý do tại sao thờ xương được xây dựng".
Các nhà thờ xương cổ trưng bày xương của những người bị hại trong nhiều cuộc chiến tranh hoặc dịch bệnh phổ biến ở Trung châu Âu, và được coi là nơi chôn cất trang trọng, cũng là nơi mà người sống có thể đến cầu nguyện và suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống.
Theo VOA
Truyền thuyết về quái thú đầu gà, thân rắn Sinh vật huyền thoại Basilisk được miêu tả có thân rắn, đầu giống gà, có khả năng giết chết người chỉ với một ánh mắt, hơi thở cực độc... Nhà văn La Mã Pliny the Elder sống vào thế kỷ I nổi tiếng với tác phẩm "Lịch sử tự nhiên" đã miêu tả về các sinh vật huyền thoại có diện mạo kỳ...