Khủng hoảng vùng Vịnh: Ả Rập Saudi dồn Qatar đến đường cùng
Tuần qua được coi là thảm họa với Qatar khi có đến gần 10 quốc gia, chủ yếu là các nước vùng Vịnh tuyên bố cắt quan hệ với quốc gia giàu có nhất thế giới này.
Lực lượng đặc nhiệm Qatar.
National Interest mới đây đã đăng tải bài phân tích của tác giả lan Berman, Phó chủ tịch Hội đồng chính sách đối ngoại Mỹ, về cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở vùng Vịnh trong vòng hàng thập kỷ qua.
5 quốc gia Ả Rập bao gồm Ả Rập Saudi, Yemen, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Ai Cập đồng loạt cắt quan hệ với Qatar, quốc gia giàu có nhất thế giới hiện nay.
Lý do được đưa ra là vì Qatar hỗ trợ các nhóm Hồi giáo cực đoan và mối quan hệ “quá thân thiện” với Iran. Hệ quả của việc cắt quan hệ là các nước Ả Rập ngừng mọi chuyến bay đến Qatar, đóng cửa biên giới, ngừng hoạt động thương mại và trục xuất công dân Qatar về nước.
Tác giả lan Berma phân tích, căng thẳng đã biến thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ chưa từng có trong hàng thập kỷ qua. Jordan cắt giảm quan hệ với Qatar trong khi các nước ở tận châu Phi như Morocco, Mauritania, Senegal cũng hành động tương tự.
Như vậy, trong tương lai gần, cuộc khủng hoảng vùng Vịnh hoàn toàn có thể thổi bùng thành sự cô lập quốc tế đói với Qatar.
Qatar đang bị thế giới Ả Rập cô lập.
Ả Rập Saudi, quốc gia dẫn đầu trong chiến dịch cô lập Qatar, hiện đã gửi tối hậu thư đến Doha, đưa ra một loạt yêu cầu như ngừng quan hệ với Iran, chấm dứt hỗ trợ cho tổ chức Anh em Hồi giáo và nhóm nổi dậy Hamas ở Palestine. Ả Rập Saudi cũng yêu cầu Qatar kiểm soát nội dung đăng tải trên kênh truyền thông Al Jazeera.
Liệu Doha sẽ lựa chọn lập trường cứng rắn hay chấp nhận lùi bước trước liên minh Ả Rập? Theo tác giả lan Berman, trong giai đoạn đầu, giới chức vương quốc Qatar hiện chưa rõ mức độ nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng ngoại giao này.
Đến khi hiểu ra, Qatar sẽ nhận thấy mình không có nhiều lựa chọn chiến lược để xua tan cô lập, tác giả Ian Berman nói.
Qatar dù là quốc gia dầu mỏ giàu có nhất thế giới nhưng nước này không sẵn sàng để vượt qua những thách thức lâu dài về sự cô lập kinh tế, chính trị. Ước có tới 60% trong tổng sản phẩm quốc gia Qatar là từ dầu mỏ, khí đốt.
Video đang HOT
Ý tưởng về một “nền kinh tế có sức đề kháng”, dựa trên sự tự cung, tự cấp là điều quá khó khăn, hay có thể nói là nhiệm vụ bất khả thi đối với một đất nước có mức GDP bình quân đầu người lên tới 80.000 USD như Qatar.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp với Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani.
Về mặt lâu dài, giải pháp liên minh với quốc gia Hồi giáo Iran cũng không phải là lựa chọn khả dĩ. Qatar giáp ranh với Iran thông qua vịnh Ba Tư và hai nước cùng chia sẻ hoạt động trao đổi năng lượng, chính trị.
Nhưng 7 quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) coi Iran là kẻ thù vì sự khác biệt trong hệ tư tưởng Hồi giáo cũng như việc Iran cạnh tranh tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Qatar với 3 mặt giáp biển chắc chắn sẽ là nước hứng chịu cơn thịnh nộ của liên minh Ả Rập vì mối liên hệ với Iran.
Ngày nay, vai trò của Qatar trong quan hệ đồng minh với Mỹ cũng không còn ở mức tuyệt đối như cách đây khoảng 2 thập kỷ. Căn cứ không quân Al Udeid của Qatar hiện là nơi đồn trú của hơn 1 vạn lính Mỹ. Căn cứ cũng là địa điểm để các chiến đấu cơ Mỹ cất cánh oanh tạc mục tiêu khung bố tại Iraq và Syria.
Mỹ vẫn còn lựa chọn khác trong trường hợp phải thay thế căn cứ quân sự Al Udeid ở Qatar.
Nhưng tướng không quân Mỹ Chuck Wald và chuyên gia Michael Makovsky từng nhấn mạnh, Mỹ vẫn còn những giải pháp thay thế ở khu vực vùng Vịnh. Quốc gia như UAE đang nổi lên thành ứng viên sẵn sàng thay thế Qatar để đón quân đội Mỹ đến đồn trú.
Nói cách khác, chiến lược của Washington ở vùng Vịnh không hoàn toàn phụ thuộc vào Qatar như giới chức Doha từng nghĩ, tác giả Ian Berman phân tích.
Tác giả Ian Berman kết luận, vấn đề không phải là liệu Qatar có chấp nhận lùi bước trước sức ép trong khu vực hay không, mà là khi nào Qatar sẽ làm điều đó.
Đối với liên minh Ả Rập và Mỹ, các quốc gia này cũng phải suy nghĩ thật kỹ về những động thái trừng phạt Doha, tránh căng thẳng bùng phát thành xung đột quân sự đẫm máu ở Trung Đông.
Theo Danviet
Lá bài "hiểm" của Qatar khiến các nước vùng Vịnh ớn sợ
Qatar đang chịu nhiều sức ép vì bị thế giới Ả Rập cô lập, nhưng nước này vẫn nắm trong tay quân bài quyết định đến sự ổn định của cả vùng Vịnh.
Các quốc gia Ả Rập đã ngừng mọi chuyến bay đến và đi Qatar.
Theo Bloomberg, 4 quốc gia vùng Vịnh bao gồm Ả Rập Saudi, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Yemen đã đồng loạt cắt quan hệ với Qatar vào đầu tuần này.
Lý do được đưa ra là vì Qatar hỗ trợ các nhóm Hồi giáo cực đoan và mối quan hệ "quá thân thiện" với Iran. Hệ quả của việc cắt quan hệ là các nước Ả Rập ngừng mọi chuyến bay đến Qatar, đóng cửa biên giới, ngừng hoạt động thương mại và trục xuất công dân Qatar về nước.
Nhưng điều mà các nhà quan sát chú ý là hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Qatar đến các nước láng giềng.
Qatar nắm trong tay quân bài quan trọng
UAE là một trong những quốc gia có vị trí địa lý gần Qatar và nước này đã ban hành lệnh cấm các tàu quốc tế đến và đi từ Qatar thông qua vùng lãnh hải. Đây được coi là một trong những động thái cứng rắn nhất của UAE để phản đối chính sách ngoại giao của Qatar.
Tuy vậy, hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Qatar hiện chưa bị ảnh hưởng. Các tàu chở dầu của Qatar vẫn dễ dàng đi qua vùng biển của Iran, sau đó đi qua eo biển Hormuz bằng tuyến hàng hải qua lãnh thổ Oman. Đây là quốc gia hiếm hoi thuộc thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) vẫn giữ quan hệ với Doha.
Mạng lưới vận chuyển dầu mỏ của Qatar trải dài đến cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Bất cứ hành động nào nhằm phong tỏa tuyến đường xuất khẩu của Qatar sẽ khơi mào một cuộc khủng hoảng không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn châu Á.
Qatar giàu có nhờ nguồn dầu mỏ dồi dào, chi phối không chỉ vùng Vịnh mà cả châu Á.
Đúng vào thời điểm Qatar đối mặt với sự cô lập từ các nước Ả Rập thì Iran lại công khai sự ủng hộ với Qatar. Tehran còn tuyên bố sẽ hỗ trợ Qatar mọi nguồn lực cần thiết, thậm chí xuất khẩu hàng hóa sang nước này để bù đắp những thiếu hụt trong thời gian qua.
Qatar cũng cùng khai thác mỏ khí North Field lớn nhất với Iran và có rất nhiều cơ sở vật chất nhạy cảm, dễ bị tổn hại, ở ngoài khơi gần biên giới hai nước.
Doha cũng có thể tìm tới sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ hay Nga, đặc biệt sau thương vụ công ty kinh doanh nhiên liệu Glencore và quỹ thịnh vượng chủ quyền của Qatar chung vốn mua 19,5% cổ phần Rosneft, công ty dầu khí lớn nhất của Nga vào tháng 12.2016.
Đòn trả đũa mạnh mẽ
Bloomberg cho biết, khi nhắc đến hoạt động thương mại liên quan đến dầu mỏ, UAE mới là nước cần Qatar chứ không phải Qatar cần UAE.
Qatar là nước có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn thứ ba thế giới. Nước này vận chuyển khoảng 2 tỷ mét khối nhiên liệu thông qua đường ống Dolphin dài 364km dưới biển tới UAE.
UAE cần nhiên liệu từ Qatar để tạo ra sản lượng điện bằng một nửa nhu cầu của quốc gia này, đặc biệt vào thời điểm mùa hè, khi nắng nóng lên tới hơn 40 độ C.
Giới phân tích nhận định, nếu căng thẳng leo thang, phương án trả đũa nghiêm trọng nhất mà Doha có thể thực hiện là ngừng xuất khẩu khí tự nhiên sang UAE qua đường ống Dolphin.
Dubai sẽ chìm trong bóng tối nếu Qatar tung đòn trả đũa mạnh mẽ nhất.
Không có nguồn năng lượng này, thành phố Dubai sầm uất nhất UAE sẽ trở nên tê liệt. Các tòa nhà chọc trời chìm trong bóng tối vì không có điện. Đó cũng là lúc UAE rơi vào một cuộc khủng hoàng trầm trọng.
UAE có khá ít lựa chọn để thay thế đường ống dẫn khí Dolphin trong ngắn hạn. Các giải pháp phụ trợ chỉ mang ý nghĩa tình thế vì nguồn cung cấp dự phòng vẫn không thể đáp ứng nhu cầu.
Ngoài ra, UAE sẽ phải có giải pháp tạm thời như tăng sản lượng khai thác khí, tái phân bổ nguồn cung nhiên liệu cho các lĩnh vực công nghiệp, hay thậm chí chấp nhận đốt một lượng lớn dầu diesel đắt đỏ làm nhiên liệu thay thế.
Tuy vậy, việc cắt nguồn cung cấp dầu mỏ và nhiên liệu cho các quốc gia láng giềng là giải pháp bất đắc dĩ và cuối cùng của Qatar.
Ở thời điểm hiện tại, thị trường dầu mỏ chưa biến động. Nhưng trong trường hợp căng thẳng lên đến đỉnh điểm, khả năng Dubai hay các thành phố lớn khác ở vùng Vịnh chìm trong bóng tối là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo Danviet
Cắt quan hệ, Ả Rập Saudi sắp đánh chiếm Qatar? Mâu thuẫn giữa hai quốc gia vùng Vịnh đã lên tới đỉnh điểm và có khả năng Ả Rập Saudi cắt quan hệ để sẵn sàng mở cuộc chiến tranh nhằm vào Qatar. Quân đội Ả Rập Saudi. Sputnik mới đây đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Ali al-Ahmed, người đứng đầu Viện Sáng lập các vấn đề vùng Vịnh, về...