Khủng hoảng Ukraina qua những bức ảnh biết nói
Trong khi các nhà ngoại giao Nga, Mỹ cùng ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra một giải pháp tối ưu nhất đối với Ukraina, cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Đông Âu này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Ngày 21/11/2013, chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych tuyên bố đã từ bỏ kế hoạch ký hiệp định tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Moscow. Những người biểu tình đổ ra đường. (Ảnh: Gleb Garanich / Reuters)
Ngày 30/11/2013, cảnh sát tấn công một nhóm biểu tình, bắt giữ 35 người. Những hình ảnh người biểu tình bị cảnh sát dùng dùi cui đánh đập đã nhanh chóng lan rộng.(Ảnh: AP Photo/Sergei Chuzavkov)
Một cuộc biểu tình vào hôm 1/12/2013 đã thu hút khoảng 300.000 người tham gia. Đây là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất kể từ Cách mạng Cam năm 2004. (Ảnh: REUTERS/Stoyan Nenov)
Ngày 17/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Moscow sẽ mua 15 tỷ USD trái phiếu chính phủ Ukraina và giảm 1/3 giá khí đốt bán cho Ukraine trong vòng 3 tháng. Putin và Yanukovych tuyên bố không có điều kiện đính kèm. (Ảnh: LEXANDER NEMENOV/ Getty Images)
Ngày 22/1, ba người biểu tình đầu tiên đã thiệt mạng một cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình. (Ảnh: ANATOLII BOIKO/Getty Images)
Video đang HOT
Ngày 16/2, các nhà hoạt động đối lập chấm dứt việc chiếm đóng Tòa thị chính Kiev để đổi lấy việc thả 234 người biểu tình bị giam giữ, một tín hiệu được xem là hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình. (Ảnh: SERGEI SUPINSKY/Getty Images)
Ngày 18/2, đụng độ đường phố khiến ít nhất 26 người, bao gồm 10 cảnh sát thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Bạo lực bắt đầu khi những người biểu tình tấn công hàng rào cảnh sát và pháo sáng được bắn bên ngoài tòa nhà quốc hội sau khi quốc hội trì hoãn thực hiện cải cách hiến pháp để giới hạn quyền lực của tổng thống.(Ảnh: BULENT KILIC/Getty Images)
Ngày 22/2, một người biểu tình tạo dáng trong bồn tắm bên trong biệt thự của Tổng thống Viktor Yanukovych tại Mezhyhirya, ngoại ô thủ đô Kiev, Ukraina. (Ảnh: EPA/SERGEY DOLZHENKO)
Người dân tới dâng hoa tưởng niệm những người biểu tình chống chính phủ thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với cảnh sát tại Quảng trường Độc lập. Ukraina ban bố lệnh truy nã đối với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych vì tội “giết người hàng loạt” và đề nghị phương tây viện trợ 35 tỷ USD để bảo lãnh cho nền kinh tế Ukraina thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. (Ảnh: BULENT KILIC/Getty Images)
Ngày 23/2, Chủ tịch Quốc hội Ukraina Oleksandr Turchynov trở thành tổng thống tạm quyền. Ngày 25/2, ông phát biểu trong một phiên họp quốc hội ở thủ đô Kiev. (Ảnh: SERGEI SUPINSKY/Getty Images)
Ngày 27/2, những tay súng đeo mặt nạ đã chiếm đóng quốc hội và các tòa nhà chính phủ tại Crưm. Yanukovych được tị nạn tại Nga. (Ảnh: BULENT KILIC/Getty Images)
Ukraina nói rằng quân đội Nga đã nắm giữ các vị trí xung quanh những địa điểm chiến lược trên bán đảo Crưm. Quốc hội Ukraina đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Nga hoãn các bước mà họ nói rằng nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov cho biết ông đã đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu trước những đe dọa về một xâm lược tiềm tàng. (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Ngày 1/3, quân đội Nga đã tiếp quản Crưm mà không nổ phát súng nào. Chính quyền Kiev và những người ủng hộ phương tây hoàn toàn không có khả năng đối phó. Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Putin hạ lệnh rút quân. (Ảnh: REUTERS/Baz Ratner)
Các binh lính dưới sự chỉ huy của Nga đã bắn súng chỉ thiên để cảnh cáo và yêu cầu hơn 100 quân nhân Ukraina tránh xa căn cứ không quân Belbek, nơi quân đội Nga đang chiến đóng. (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Đại tá Yuli Mamchor, chỉ huy quân đội Ukraina tại căn cứ không quân Belbek, đã dẫn đầu các binh lính mang theo quốc kỳ Ukraina giành lại sân bay Belbek từ các binh sĩ Nga tại Crưm. (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Tỉ lệ ủng hộ ông Putin tăng chóng mặt
Tỉ lệ người dân Nga ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin đã đạt tới mức cao nhất kể từ khi ông này quay trở lại điện Kremlin trong nhiệm kỳ thứ ba năm 2012. Đây là kết quả của một cuộc thăm dò dư luận vừa được công bố ngày hôm qua (26/2).
Tổng thống Putin
Cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công luận Nga (VTsIOM) đã cho kết quả, 67,7% người dân Nga ủng hộ công việc của ông Putin trên cương vị nguyên thủ quốc gia.
Trung tâm điều tra VTsIOM cho rằng, tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Putin tăng mạnh như vậy là "có liên quan đến kết quả của Thế Vận hội Olympic Mùa Đông ở Sochi vừa rồi cũng như ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine hiện nay".
Lễ bế mạc Thế Vận hội Olympic Mùa Đông hôm Chủ nhật (23/2) đã kết thúc một kỳ thế vận hội được đánh giá là rất thành công. Điều này trái ngược hẳn với những dự đoán ồn ào của giới truyền thông quốc tế trước khi thế vận hội khai màn. Khi đó, nhiều người cho rằng, thế vận hội Olympic Mùa Đông có thể sẽ bị gián đoạn hoặc thậm chí bị tấn công khủng bố.
Báo chí phương Tây còn cáo buộc Nga che giấu những mối nguy cơ mà Thế Vận hội Olympic Mùa Đông phải đối mặt.
Trên thực tế, Thế Vận hội Olympich Mùa Đông đã diễn ra suôn sẻ và thành công ngoài mong đợi của mọi người. Điều đó đã giúp Tổng thống Putin ghi điểm trong mắt người dân trong nước và cả người dân thế giới.
Trong khi đó, ở nước láng giềng phía tây Nga, Ukraine đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng kéo dài trong nhiều tháng trời. Đỉnh cao là làn sóng bạo lực đẫm máu ở thủ đô Kiev hồi cuối tuần vừa rồi khiến phe đối lập phá bỏ thoả thuận hoà bình, chiếm thủ đô và lật đổ chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych. Gần 100 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình. Tổng thống Yanukovych phải chạy trốn và đang đối mặt với lệnh truy nã quốc tế.
Những diễn biến trên sẽ đem đến sự so sánh của người dân Nga giữa tình hình nước họ với tình hình ở nước láng giềng ngay sát nách.Cuộc thăm dò dư luận của VTsIOM được tiến hành với 1600 người dân ở khắp 130 thành phố của Nga trong thời gian từ 22 đến 23/2.
Trong nhiệm kỳ thứ ba của mình, Tổng thống Putin đã phải chứng kiến tỉ lệ ủng hộ mình đôi lúc sụt giảm khá mạnh. Tuy vậy, đó vẫn những là con số đáng mơ ước của giới lãnh đạo phương Tây.
Hồi cuối năm ngoái, Tổng thống đầy ảnh hưởng và quyền lực của nước Nga tiếp tục được người dân xứ sở Bạch Dương bầu chọn là vị chính khách được yêu mến nhất đất nước. Ông chủ điện Kremlin luôn luôn là vị lãnh đạo được tin yêu nhất nước Nga. Thực tế này chưa bao giờ thay đổi kể từ khi ông lần đầu tiên lên nắm quyền cách đây hơn một thập kỷ.
Kiệt Linh - (theo RIA)
Theo_VnMedia
Chính phủ lâm thời Ukraine truy nã ông Viktor Yanukovych Ngày 24.2, Chính phủ lâm thời Ukraine đã ra lệnh bắt ông Viktor Yanukovych, đồng thời tiến hành cuộc điều tra vụ "mưu sát hàng loạt" những người biểu chống chính phủ ở thủ đô Kiev thời gian qua, theo AFP. Tổng thống Ukraine bị bãi nhiệm, ông Viktor Yanukovych - Ảnh: Reuters Bộ trưởng Nội vụ lâm thời Ukraine, ông Arsen Avakov,...