Khủng hoảng ‘tinh binh’ ở Pháp làm khó các cặp đồng tính nữ
Pháp không cho phép nhập khẩu tinh trùng từ nước ngoài, và do luật pháp cấm bán “ tinh binh” để lấy tiền, nên nước này đang chật vật để có đủ nguồn cung cấp nội địa.
Cặp đôi đồng tính Aurore Foursy và Julie Ligot. Ảnh: CNN
Aurore Foursy là một nhà hoạt động LGBT lâu dài, còn Julie Ligot làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hai cô đều ở độ tuổi 30 và muốn có con. Họ nhanh chóng dọn đến ở cùng nhau, dành căn phòng thứ hai cho đứa con mong đợi và mua sẵn một cái cũi.
Nhờ một sắc lệnh được Bộ trưởng Y tế Pháp ký giữa tuần qua, ước mơ của cặp đôi cuối cùng đã có thể trở thành hiện thực. Một đạo luật được thông qua vào tháng 6, hợp pháp hóa các phương pháp điều trị sinh sản cho các cặp đồng tính nữ và phụ nữ độc thân, hiện đã có hiệu lực.
Foursy nói: “Đó là một bước tiến lớn của Pháp. Chúng tôi đã đấu tranh từ rất lâu cho quyền này.”
Pháp hiện nằm trong số 13 quốc gia ở châu Âu – 11 quốc gia thành viên EU cùng với Anh và Iceland – cung cấp dịch vụ điều trị khả năng sinh sản cho cả phụ nữ đồng tính nữ và độc thân. Các phòng khám sinh sản đang trông đợi nhu cầu tăng vọt. Laurence Pavie, quản lý tại trung tâm sản khoa Diaconesses Croix Saint-Simon ở Paris, cho biết: “Chúng tôi đang mong đợi thêm 200 bệnh nhân mỗi năm. Thế giới cần biết rằng các cặp đồng tính nữ và phụ nữ độc thân được chào đón nhiều nhất. Chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp cho họ dịch vụ tốt nhất có thể”.
Đầu tháng 9 này, Bộ Y tế Pháp đã công bố chi thêm 9,3 triệu USD cho nhân viên và trang thiết bị cho các phòng khám sinh sản, để giúp họ đối phó với sự gia tăng nhu cầu, nhằm mục đích giảm thời gian chờ đợi điều trị từ mức trung bình một năm, xuống còn 6 tháng.
Pháp đã cho phép các cặp đồng tính nữ được điều trị sinh sản để có con. Ảnh: Ingimage
Khủng hoảng hiến tặng tinh trùng
Video đang HOT
Đối với Tiến sĩ Meryl Toledano, người điều hành phòng khám sản khoa của riêng mình, mục tiêu trên có vẻ đầy tham vọng. Bà nói: “Chỉ với nguồn tinh trùng ở Pháp, chúng tôi sẽ phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu”.
Pháp không cho phép nhập khẩu tinh trùng từ nước ngoài. Và do luật pháp cấm bán tinh trùng để lấy tiền, nên nước này cũng chật vật để có đủ nguồn cung cấp “tinh binh” nội địa. Đó là chưa kể luật mới cũng bao gồm việc chấm dứt tình trạng đảm bảo ẩn danh cho những người hiến tặng tinh trùng từ tháng 9/2022, một động thái có thể làm tăng thêm sự thiếu hụt.
Các số liệu chính thức gần đây nhất cho thấy tổng cộng chỉ có 317 ca hiến tinh trùng được thực hiện ở Pháp vào năm 2019 – giảm so với 386 vào năm 2018 và 404 vào năm trước nữa.
Cơ quan Y sinh học (Agency of Biomedicine), một tổ chức được nhà nước tài trợ, có kế hoạch khởi động một chiến dịch truyền thông trực tuyến vào ngày 20/10 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tinh trùng.
Helene Duguet, người phát ngôn của Agency of Biomedicine cho biết: “Hiến tặng tinh trùng là một hành động gần gũi của tình đoàn kết. Bước đầu tiên [của chiến dịch] là thông báo cho mọi người rằng những hiến tặng như vậy là khả thi và có thể giúp mọi người xây dựng nên gia đình. Ý tưởng là khuyến khích nhiều người hiến tặng trong những năm tới.”
Thời gian chờ đợi kéo dài do tình trạng thiếu tinh trùng sẽ đồng nghĩa nhiều phụ nữ lớn tuổi và độc than ở Pháp có kế hoạch tiếp tục điều trị sinh sản ở nước ngoài dù đã có luật mới.
Tiến sĩ Toledano thường khuyến cáo phụ nữ lớn tuổi nên thực hiện bước này. “Ở Tây Ban Nha, bạn có thể lấy tinh trùng trong một ngày, vì vậy những bệnh nhân có tiền sẽ đến đó. Những người không có tiền phải đợi từ 6 – 12 tháng và có nguy cơ không thành công vì ở tuổi 40, điều này ảnh hưởng rất lớn đến xác suất mang thai”, bà nói.
Hình ảnh thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm. Ảnh: Getty Images
Một hành trình đau thương
Năm nay 38 tuổi, Marie đã làm thụ tinh ống nghiệm để có con ở Bỉ vào năm 2015 – thời điểm mà việc điều trị như vậy ở Pháp vẫn là bất hợp pháp đối với cô, với tư cách là một người đồng tính nữ.
“Thật là khó chịu. Tôi đóng thuế ở Pháp và tự hào đóng thuế, rất vui vì có thể giúp đỡ người khác. Nhưng tôi sẽ rất vui nếu tôi cũng có thể được hưởng lợi từ điều trị sinh sản”, Marie nói.
Sau 5 năm thất bại, đau buồn và tốn kém hơn 52.000 USD chi phí y tế và đi lại, cuối cùng cô đã được đền đáp bằng sự ra đời của đứa con đầu lòng, Louise. “Liệu trình điều trị hiếm muộn đầu tiên của tôi là một chấn thương thực sự”, Marie kể. “Tôi thất vọng vì nó không thành. Tôi trở nên cay nghiệt. Tôi ghét mọi người. Tôi trở thành người mà tôi không muốn.”
Còn Aurore Foursy cảm thấy cuộc chiến lâu dài để được tiếp cận bình đẳng với cơ sở điều trị sinh sản của cô giờ đã giành chiến thắng. Với hy vọng có đứa con thứ hai, Marie hiện đã đến Tây Ban Nha với người bạn đời của mình – một phần vì cô sợ phải mòn mỏi trong danh sách chờ đợi ở Pháp.
Aurore Foursy đã đấu tranh lâu dài cho quyền tiếp cận bình đẳng điều trị sinh sản. Ảnh: CNN
Cũng như các quy định mới về thụ tinh nhân tạo, luật ở Pháp cũng cho phép phụ nữ ở độ tuổi 30 đông lạnh trứng của họ, một thủ tục trước đây chỉ dành cho những người đang điều trị y tế có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, việc mang thai hộ vẫn là bất hợp pháp, khiến những người đồng tính nam, cũng như phụ nữ không thể mang thai, phải tìm kiếm các lựa chọn khác hoặc ra nước ngoài.
Nhưng đối với nhiều người, luật mới đã mang lại một tia hy vọng. “Cuộc chiến đã kết thúc,” Foursy nói. “Mọi người đều có quyền như nhau. Mọi kiểu phụ nữ đều có quyền như nhau và tôi có thể tự mình lựa chọn làm mẹ hay không.”
Nữ CEO chi 77.000 USD mua tinh trùng ngoại
CEO một công ty mỹ phẩm nổi tiếng quyết định chi 77.000 USD sang Mỹ thụ tinh nhân tạo sau khi không tìm được người chồng phù hợp.
Diệp Hải Dương, 33 tuổi, CEO công ty mỹ phẩm DC Export, gây xôn xao dư luận với tuyên bố "không cần chồng, chỉ cần con" và sang Mỹ mua tinh trùng sinh con lai hơn ba năm trước.
Sinh ra trong một gia đình bình thường, Diệp Hải Dương tới Bắc Kinh lập nghiệp từ bàn tay trắng. Sau nhiều năm phấn đấu, cô tự sáng lập và phát triển thương hiệu mỹ phẩm riêng bán trên trang thương mại điện tử Taobao.
Diệp Hải Dương và con gái Doris. Ảnh: 163.com.
Sự nghiệp thành công nhưng Diệp Hải Dương luôn cảm thấy cô đơn. Ở tuổi cô, đa số phụ nữ đều đã có gia đình, sinh con, hoặc có bạn trai, nhưng cô vẫn độc thân. Công việc bận rộn và tính cách mạnh mẽ khiến Diệp Hải Dương khó tìm được người yêu tri kỷ. Cô luôn cảm thấy trong cuộc sống thiếu một thứ gì đó và cuối cùng, Diệp Hải Dương phát hiện mình thiếu một đứa trẻ bầu bạn. Cô muốn được làm mẹ.
Sau nhiều lần đắn đo, lo sợ con sinh ra mà không có bố sẽ bị người đời dị nghị, Diệp Hải Dương vẫn quyết tâm làm mẹ đơn thân. Cô tới Mỹ năm 2017, tìm dịch vụ mua tinh trùng thụ tinh nhân tạo. Người mua được xem hồ sơ cân nặng, chiều cao, học vấn, gương mặt của người bán, để lựa chọn.
Diệp Hải Dương cuối cùng chọn tinh trùng của một người mắt nâu, da trắng, tóc vàng, tính cách hướng ngoại với giá 77.000 USD. Quá trình mang thai khác xa với những gì cô tưởng tượng. Trầm cảm vì những lời dị nghị, cô đơn, nghén, nhưng quyết tâm làm mẹ đã khiến Diệp Hải Dương kiên trì tới cùng.
Khoảnh khắc nhìn thấy con, em bé lai mang 5 dòng máu, cô cảm thấy mọi khó khăn mình chịu đựng đều đáng giá. Diệp Hải Dương bắt đầu học cách làm mẹ đơn thân, cố gắng luôn tự tay chăm sóc con. Bé Doris giờ hơn ba tuổi, thường xuyên được mẹ cập nhập trên mạng xã hội Weibo.
"Con là động lực phấn đấu mỗi ngày của mẹ. Trưởng thành chỉ có một lần. Mẹ muốn cho con những điều tốt đẹp nhất", Diệp Hải Dương viết trên Weibo cá nhân hôm 10/7, kèm video cô đút con ăn tại nhà.
Diệp Hải Dương tiếp tục gây xôn xao khi quyết định sinh thêm em cho Doris. Cô chi gần 30.000 USD nữa để sinh con thứ hai mang huyết thống người Nga và thông báo em bé đã được 12 tuần tuổi trên Weibo cá nhân hôm 26/7.
Quyết định của Diệp Hải Dương gây phản ứng trái chiều trên xã hội Trung Quốc. Một bên ủng hộ, khâm phục, một bên cho rằng cô sống ích kỷ, không có trách nhiệm, đứa trẻ sau này sẽ thiếu thốn tình cha, phát triển mất cân bằng.
"Đây mới là cuộc đời một con người khiến người ta ngưỡng mộ nhưng không phải dễ dàng có được, không phải ai có tiền cũng làm được. Đời này của cô ấy thật rực rỡ", một người dùng có tên Duliyushi bình luận.
Pháp cho phép phụ nữ đồng tính, độc thân thụ tinh nhân tạo Hạ viện Pháp hôm 29/6 thông qua điều luật cho phép phụ nữ đồng tính và độc thân mang thai bằng hình thức thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm. Luật Đạo đức Sinh học Mở rộng do chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron đề xuất, Quốc hội thông qua với 326 phiếu thuận và 115 phiếu chống. Đây là quyết...