Khủng hoảng thiếu điện tại Trung Quốc chưa ảnh hưởng đến nhập khẩu nguyên liệu của Việt Nam
Trước lo ngại phía Trung Quốc đang thiếu điện và phải đóng cửa một số nhà máy sẽ ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất của Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp khẳng định, việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất của Việt Nam vẫn chưa bị ảnh hưởng.
Quang cảnh buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 30/9. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
Chia sẻ tại buổi Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 30/9, ông Nguyễn Ngọc Thành cho biết, giá một số nguyên liệu đầu vào cho ngành điện cũng như việc cắt giảm khí thải của Trung Quốc đã gây ra việc thiếu điện dẫn đến một số ngành sản xuất công nghiệp, trong đó có các sản phẩm về nguyên liệu cung ứng đầu ra cho thị trường cũng bị giảm sút. Tuy nhiên, thời gian qua, Bộ Công Thương chưa ghi nhận phản ánh nào của doanh nghiệp về việc thiếu nguyên liệu đầu vào.
Thực tế, theo đại diện Bộ Công Thương, Việt Nam đã đối mặt với việc thiếu nguyên liệu từ năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát lần đầu gây đứt gãy nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giày, các ngành công nghiệp nặng… Tuy nhiên, ngay sau đó, các doanh nghiệp đã kịp thời ứng phó và đã chủ động được nguồn cung này.
Cùng với đó, trong thời điểm vừa qua, tình hình dịch bệnh lần 3, lần 4 diễn ra hết sức phức tạp, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong nước bị giảm, thậm chí nhiều doanh nghiệp thuộc các tỉnh thành phía Nam phải dừng hoạt động. Chính vì vậy nên nhu cầu nguyên liệu đầu vào chưa thể hiện rõ sự thiếu hụt và doanh nghiệp chưa đề cập vấn đề này với cơ quan quản lý nhà nước.
Chưa kể, hiện nay, một số mặt hàng Việt Nam đã có thể chủ động được nguyên liệu đầu vào như thép xây dựng hay một số ngành khác, với biến động trong ngắn hạn ở đối tác Trung Quốc trong thời điểm này cũng chưa ảnh hưởng lớn đến nguyên liệu đầu vào phía Việt Nam.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp và thường xuyên có sự trao đổi. Khi có sự biến động đầu vào các nguyên liệu trong ngành công nghiệp thì chúng tôi sẽ có sự phản ánh trong thời gian tới”, ông Nguyễn Ngọc Thành cho biết.
Một số nghề được xem xét điều chỉnh tăng số giờ làm thêm
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang tiến hành tổng hợp ý kiến với đề xuất cho phép điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng với một số ngành nghề lĩnh vực.
Lĩnh vực dệt may thường phải làm tăng. Ảnh: TTXVN.
Theo ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, đơn vị đang tiến hành tổng hợp ý kiến với đề xuất cho phép điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng với một số ngành nghề lĩnh vực. Điều này nhằm nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, chống đứt gãy chuỗi cung ứng, nhưng không quá 300 giờ/năm
Về đề xuất tăng giờ làm vượt quy định trong tháng, Bộ LĐTBXH đang tiến hành tổng hợp ý kiến của đối tượng tác động, nhất là các hiệp hội, doanh nghiệp để từ đó nghiên cứu, đề xuất theo hướng xem xét, xử lý cá biệt, chỉ nên áp dụng những lĩnh vực, ngành nghề, thực sự cần thiết trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, không áp dụng trên phạm vi tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và phạm vi cả nước.
Vấn đề này thuộc thẩm quyền của Quốc hội, do vậy cần phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Việc điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng không vượt quá 300 giờ/năm.
Hiện nay, theo Bộ luật Lao động năm 2019 khung làm thêm mỗi năm là 200 giờ, số giờ tối đa trong tháng điều chỉnh lên 40, thay vì 30 giờ như quy định cũ.
Khung giờ làm thêm tối đa 300 giờ mỗi năm chỉ quy định cho một số ngành nghề, gồm diêm nghiệp, điện, điện tử, bên cạnh các nghề hiện hành là sản xuất gia công xuất khẩu hàng dệt may, da giày, chế biến nông lâm, thủy sản, sản xuất và cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước.
Doanh nghiệp dệt may, da giày không để đứt gãy chuỗi nhân lực Phục hồi sản xuất trở lại sau dịch COVID-19 thế nào luôn là nỗi lo lắng của các doanh nghiệp, đặc biệt với khối dệt may, da giày có hàng trăm nghìn lao động. Ngành dệt may đứng trước nhiều khó khăn trong dịch COVID-19. Ảnh: Trần Việt/TTXVN Duy trì đơn hàng đã khó, nay để có đủ nguồn lao động cho sản...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những nguyên nhân chính khiến drone mất kiểm soát, rơi rụng khi bay trình diễn

50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào!

Thành phố Hà Nội có nhiều điểm ngập sau cơn mưa lớn

Xuất hiện dầu vón cục tại bãi biển Tuy Hòa

Cháy lớn tại công ty giấy ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm

Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương

Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4

Tài xế vi phạm nồng độ cồn rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn chết người

Lễ diễu binh xúc động và hùng tráng chưa từng có ở TP.HCM

Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Thông điệp kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam rực rỡ tại quảng trường Thời đại, Mỹ

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chật kín khách tham quan dịp lễ 30/4
Có thể bạn quan tâm

Số phận 'Lật mặt 8' của Lý Hải sau ồn ào 'chơi xấu'
Hậu trường phim
22:06:59 01/05/2025
'Thunderbolts*': Có gì trong 'Biệt đội cảm tử' của Marvel?
Phim âu mỹ
21:59:56 01/05/2025
'Thần tiễn' Jeremy Renner kể lại khoảnh khắc 'hồi sinh' thần kỳ
Sao âu mỹ
21:56:49 01/05/2025
Maroon 5 lần đầu hợp tác nghệ sĩ Kpop là Lisa
Nhạc quốc tế
21:53:54 01/05/2025
Dù showbiz Việt hiện tại có nhiều mỹ nam, nhưng tài tử này chính là "bạch mã hoàng tử" thời kỳ đầu
Sao việt
21:40:23 01/05/2025
"Mỹ nhân đẹp hơn Song Hye Kyo" suýt lãng phí nhan sắc như AI vì 1 quyết định
Sao châu á
21:30:28 01/05/2025
Tháng 4 Âm lịch, có 4 con giáp thăng hoa cả sự nghiệp lẫn tiền tài, may mắn vượt bậc, dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
21:26:04 01/05/2025
Kyiv Post: Tổng thống Trump phê duyệt thương vụ bán vũ khí đầu tiên cho Ukraine
Thế giới
21:20:31 01/05/2025
Bắt khẩn cấp tài xế xe bán tải dùng gậy bóng chày đánh người
Pháp luật
21:16:47 01/05/2025
Ronaldo gửi tin nhắn cảm xúc sau khi chịu thêm nỗi đau
Sao thể thao
21:13:27 01/05/2025