Khủng hoảng tâm lý vì virus Corona mới ở Trung Quốc
Trung Quốc có hàng trăm số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ sức khỏe tâm thần 24/24 cho hàng triệu người dân gặp khủng hoảng tâm lý về vì dịch COVID-19 do virus Corona mới gây ra.
Một người đàn ông đeo trang đạp xe ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc – AFP
Các chuyên gia y tế Trung Quốc hoan nghênh dịch vụ đường dây nóng nở rộ, nhưng cảnh báo rằng nhiều dịch vụ tư vấn có nguy cơ “lợi bất cập hại” cho người dân, theo Reuters.
“Nhiều đường dây nóng chỉ có tình nguyện viên phục vụ, không được đào tạo tốt và không có nghiệp vụ”, Er Jing, chuyên gia tâm lý người Quảng Đông tham gia hoạt động tình nguyện này khi đang ở Mỹ, nói với Reuters.
Tân Hoa xã dẫn lại kết quả khảo sát của Hiệp hội Tâm lý học Trung Quốc mới công bố cho thấy trong số 18.000 người được xác định bị chứng lo lắng vì sự bùng phát của virus Corona mới, chỉ 42,6% có phản ứng tích cực. Trong số 5.000 người được đánh giá bị Rối loạn stress sau sang chấn hay Hậu chấn tâm lý (PTSD), có 21,5% thể hiện triệu chứng rõ rệt.
Trong khi đó, chủ đề “cách vượt quá lo lắng tại gia” trở thành tâm điểm trên mạng xã hội Weibo, với hơn 170 triệu lượt xem giữa lúc thông tin sai lệch về dịch bệnh và biện pháp hạn chế đi lại khiến nhiều người hoang mang.
Khủng hoảng đường dây nóng
Đường dây nóng là một phần trong “phản ứng cấp một” của chính phủ Trung Quốc nhằm đối phó tác động tâm lý xuất phát tình huống y tế khẩn cấp và thảm hỏa. Chiến lược lần đầu tiên được triển khai sau trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008 khiến 87.150 người chết hoặc mất tích.
Nhân viên bảo vệ đứng bên ngoài lều nhựa khử trùng phòng dịch bệnh COVID-19 tại lối vào một khu chung cư ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 13.2 – Reuters
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo có hơn 300 đường dây nóng trên toàn quốc để tư vấn về sức khỏe tâm thần liên quan đến virus Corona mới, với sự hỗ trợ của chuyên gia tại khoa tâm lý ở các đại học, công ty dịch vụ tư vấn và tổ chức phi chính phủ.
Các đường dây nóng đang lâm vào tình trạng quá tải nghiêm trọng do tỷ lệ cứ mỗi 100.000 người thì chỉ có 2,2 bác sĩ tâm thần phục vụ, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thấp hơn Mỹ 5 lần.
Một đường dây nóng cấp quốc gia do Đại học Sư phạm Bắc Kinh điều hành liên tục quá tải kể từ khi ra mắt tháng 1, Cheng Qi, nhà tâm lý học ở thành phố Thượng Hải, cho biết. “Nhiều người hoảng loạn tới mức gọi đến chỉ nói về ý định tự sát”, ông Cheng cho biết.
[ VIDEO] Bệnh nhân nhiễm virus corona và bác sĩ nhảy múa để giữ tinh thần
Chuyên gia tâm lý Sami Wong ở thủ đô Bắc Kinh lo ngại những tình nguyện viên không được huấn luyện bài bản khiến cho người gọi cảm thấy căng thẳng hơn. “Một câu nói tưởng như vô hại “Tôi hiểu cảm giác của bạn” có thể khiến người gọi dễ bị tổn thương ngao ngán. Tư vấn cho người bị PTSD không thể là thứ tình nguyện viên có thể học được chỉ trong vòng 1 ngày”, Wong nói.
Trước tình hình khủng hoảng đó, chính phủ Trung Quốc gần đây đã ban hành chỉ thị yêu cầu các đường dây nóng phải hỗ trợ miễn phí, có sự phục vụ của tình nguyện viên có nền tảng chuyên môn và được các chuyên gia có kinh nghiệm giám sát.
Theo Thanh niên
Corona sắp "vượt mặt" SARS, WHO kêu gọi tăng tốc phát hiện mầm bệnh
Số người nhiễm virus Corona tại Trung Quốc đại lục tăng trở lại sau 2 ngày có dấu hiệu sụt giảm, còn số ca tử vong do Corona trên toàn cầu sắp "vượt mặt" SARS.
Số ca nhiễm virus Corona tại Trung Quốc đại lục đến nay tăng lên 34.546 người. Ảnh: AFP
Hãng tin Reuters dẫn số liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay 8/2 cho biết, Trung Quốc đại lục xuất hiện thêm 3.399 ca nhiễm virus Corona, đẩy tổng số ca nhiễm bệnh lên 34.546. Trung Quốc đại lục có 722 người chết do virus Corona, tăng 86 ca so với hôm 7/2.
Tính đến sáng 8/2, thế giới có tổng cộng 724 người chết vì virus Corona, trong đó 2 trường hợp ở ngoài Trung Quốc đại lục là Hong Kong và Philippines. "Tâm dịch" Hồ Bắc xác nhận 81 ca tử vong, trong đó riêng Vũ Hán có 67 trường hợp.
Nhiều bác sĩ cho rằng số ca tử vong và nhiễm virus Corona tại Trung Quốc vẫn bị "đếm sót" bởi các bệnh viện và phòng thí nghiệm vẫn căng mình xét nghiệm. Các quan chức y tế ở Hồ Bắc kêu gọi các nhân viên y tế đẩy nhanh quá trình xét nghiệm virus.
Thời báo New York (New York Times) đưa tin, nhiều người dân có biểu hiện bệnh ở Hồ Bắc bị trả về do bệnh viện quá tải, thiếu các thiết bị xét nghiệm và giường bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cho biết WHO đang tăng cường năng lực chẩn đoán virus Corona, bởi nỗ lực khống chế dịch bệnh phụ thuộc nhiều vào khả năng phát hiện mầm bệnh nhanh hay chậm.
WHO đã kích hoạt mạng lưới các phòng thí nghiệm chuyên khoa toàn cầu để hỗ trợ các nước xác định ca nhiễm bệnh. Tổ chức này dự kiến chuyển 250.000 bộ xét nghiệm virus tới 159 phòng thí nghiệm trên toàn thế giới để "trợ sức" công tác chẩn bệnh.
Tại Mỹ, Trung tâm Phòng và Kiểm soát Dịch bệnh khẳng định sẽ phân phát thiết bị xét nghiệm virus Corona tới các phòng thí nghiệm trong nước và quốc tế.
Đến nay, Trung tâm Phòng và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ đã hoàn tất khâu xét nghiệm chẩn đoán virus tại Mỹ và tiến hành chẩn đoán cho người bệnh nước ngoài. Việc phân phối các bộ xét nghiệm virus Corona được kỳ vọng đẩy nhanh công tác chẩn đoán bệnh nhân nhiễm virus.
Mỗi bộ xét nghiệm có thể xử lý khoảng 700-800 mẫu bệnh phẩm và cho kết quả trong vòng 4 giờ đồng hồ. Ổ dịch Vũ Hán được khuyến cáo phải khoanh vùng người dân bị dịch để cách ly điều trị đồng loạt.
Một quan chức cấp cao Trung Quốc đã yêu cầu chính quyền Vũ Hán ngay lập tức khoang vùng người nhiễm virus để điều trị trong các bệnh viện được chỉ định.
Hình ảnh từ một video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Weibo cho thấy điều kiện vật chất tại một trung tâm triển lãm được trưng dụng làm cơ sở điều trị rất tồi tàn.
Các bác sĩ và y tá không có mặt để chẩn bệnh và phát thuốc, còn các thiết bị oxy bị thiếu trầm trọng. "Nhiều bảng điện trong phòng bị hỏng và mọi người ngủ trong sợ hãi", tài khoản đăng tải video cho biết.
Chính phủ Trung Quốc cho biết công tác kiểm dịch và cách lý đã giúp ngăn chặn dịch bệnh lan rộng. Tuy nhiên, "ổ dịch" Vũ Hán và rộng hơn là tỉnh Hồ Bắc khóa chặt các cửa ngõ nên công tác vận chuyển vật tư y tế bị chậm trễ.
Tỷ lệ tử vong do virus Corona ở Vũ Hán là 4,1% và 2,8% tại tỉnh Hồ Bắc, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 0,17% ở Trung Quốc đại lục.
"Dịch bệnh dường như đã thành thảm họa" đối với khu vực miền Trung Trung Quốc, Willy Lam, giáo sư kiêm nhiệm tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Hong Kong nhận định. "Người Vũ Hán dường như rơi vào cảnh bị bỏ mặc", GS. Lam nói thêm.
Dịch SARS bùng phát từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2003 đã cướp đi sinh mạng của 774 người trên toàn thế giới.
Theo baodautu
Dân Trung Quốc đổ xô mua thuốc thảo dược vì tin đồn "ức chế" corona Bất chấp khuyến cáo tránh tụ tập nơi công cộng, người dân Trung Quốc đổ xô đi mua thuốc thảo dược Shuanghuanglian vì tin đồn "ức chế" được virus corona. Sau khi hãng thông tấn Tân Hoa xã dẫn ra ngày 31/1 rằng Viện Dược vật học Thượng Hải và Viện virus học Vũ Hán phát hiện được thuốc thảo dược Shuanghuanglian uống...