Khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng chực chờ Hy Lạp sau loạt thảm họa khí hậu
Giới chuyên gia cảnh báo các yếu tố như nguồn nước tù đọng, hệ thống thoát nước bị hỏng và xác động vật chết khi kết hợp sẽ là nguồn lây nhiễm tiềm ẩn cho người dân Hy Lạp sau thảm họa lũ lụt vừa qua.
Sơ tán người dân các khu vực bị ảnh hưởng bởi ngập lụt tới nơi ở tạm tại Karditsa, Hy Lạp, ngày 8/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn Anadolu, trong bối cảnh các thảm họa khí hậu trở thành mối nguy hiểm trên toàn thế giới, Địa Trung Hải là khu vực bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề trong năm nay, với các đợt nắng nóng, hạn hán, cháy rừng và lũ lụt đang tàn phá các quốc gia như Tây Ban Nha, Italy, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và gần đây nhất là Libya.
Chỉ tính riêng Hy Lạp, quốc gia này đã phải đối mặt với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm các vụ cháy rừng lớn ở khu vực trung tâm Attika và vùng Đông Bắc Evros. Đây là vụ cháy rừng lớn nhất ở châu Âu trong 20 năm qua, thiêu rụi hơn 80.000 ha đất rừng. Các chuyên gia và tổ chức y tế đã chỉ ra các đám cháy gây ra một số mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp đối với sức khỏe cộng đồng, bao gồm bị bỏng và bị thương do tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa hoặc nhiệt bức xạ, mất nước và đột quỵ do nhiệt, cũng như các bệnh hô hấp mãn tính do khói.
Bên cạnh cháy rừng, tình trạng lũ lụt tàn phá khu vực Thessaly miền Trung Hy Lạp càng làm nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng mà quốc gia phải đối mặt. Đợt lũ này đã phá hủy hệ thống nước của nhiều thị trấn, khiến hàng chục nghìn người không được tiếp cận với nước sạch và giết chết hàng trăm nghìn gia súc.
Theo Dimitrios Paraskevis và Kassiani Mellou – hai chuyên gia cấp cao của Tổ chức Y tế Công cộng Quốc gia Hy Lạp (EODY), những rủi ro chính đối với sức khoẻ con người do nước lũ gây ra là các bệnh lây truyền qua nước ô nhiễm và vật chủ trung gian, cùng với các bệnh lây truyền qua loài gặm nhấm.
Các chuyên gia nhấn mạnh vệ sinh cá nhân là điều quan trọng nhất vào thời điểm này đối với những người dân bị ảnh hưởng.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Karditsa, Hy Lạp, ngày 8/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đề cập đến tình trạng muỗi sinh sôi do nước lũ ứ đọng, hai chuyên gia Paraskevis và Mellou cho biết: “Do các trường hợp nhiễm virus Tây sông Nile (một loại virus lây truyền qua muỗi) đã được phát hiện gần đây ở một số khu vực bị ảnh hưởng do lũ lụt, chúng tôi đã triển khai các biện pháp cụ thể đồng thời nâng cao cảnh giác ở các cơ quan y tế cộng đồng địa phương”. Họ nhấn mạnh cho đến nay, các hệ thống giám sát chưa xác định được bất kỳ rủi ro sức khỏe nghiêm trọng nào đối với người dân.
Gkikas Magiorkinis, chuyên gia cấp cao về vệ sinh và dịch tễ học tại trường đại học Y thuộc Đại học Athens, chỉ ra nguyên nhân chính gây ra rủi ro sức khỏe cộng đồng ở Thessaly là kết hợp các yếu tố như nước đọng, hệ thống thoát nước bị hỏng và động vật chết.
“Không thể tách rời ba yếu tố hiện có ở Thessaly. Chúng kết hợp với nhau và trở thành nguồn bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn. Chúng chủ yếu gây ra các bệnh như viêm dạ dày ruột truyền nhiễm và viêm gan A, bệnh leptospirosis do động vật gặm nhấm chết trong nước tù đọng”, chuyên gia Gkikas lý giải, đồng thời nói thêm mục tiêu y tế công cộng hàng đầu trong giai đoạn hiện nay là đảm bảo khả năng tiếp cận nước sạch và uống được. Điều cần thiết nhất hiện nay là phải nâng cao nhận thức ở những vùng bị lũ lụt để thông báo cho người dân về các biện pháp phòng ngừa nhằm tránh bệnh tật và khả năng lây nhiễm.
Hết nắng nóng, thế giới lại đối mặt nỗi lo bão lũ
Từ Trung Quốc đến Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, từ Brazil đến Caribe, các trận bão đã và sẽ tiếp tục gây ra thiệt hại, trong bối cảnh thời tiết cực đoan xuất hiện thường xuyên hơn vì biến đổi khí hậu.
Hồng Kông hứng trận mưa lịch sử
Giới chức đặc khu hành chính Hồng Kông ngày 8.9 cho biết đặc khu đã ghi nhận "trận mưa lớn nhất" trong vòng 140 năm qua, sau khi bão Haikui đổ bộ ở khu vực lân cận cách đây ít ngày. Theo Cơ quan Khí tượng Hồng Kông, lượng mưa đo được trong 1 giờ đêm 7.9 là 158,1 mm, lập kỷ lục từ khi có thống kê vào năm 1884, Reuters đưa tin.
Thành phố cũng đã duy trì cảnh báo "màu đen" (mức cao nhất) trong hơn 16 tiếng, phá kỷ lục 5 tiếng 47 phút vào năm 1999, theo South China Morning Post. Tính đến đầu giờ chiều 8.9, giới chức báo cáo 1 người mất tích và 117 người nhập viện vì bị thương, sau khi mưa lớn biến nhiều tuyến đường thành thác lũ và khiến nước tràn vào ga tàu, cửa hàng và trung tâm thương mại.
Đường sá bị ngập do mưa lớn ở Hồng Kông ngày 8.9
AFP
Tại TP.Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), chính quyền đã ban hành cảnh báo thiên tai ở mức cao nhất khi lượng mưa trong 12 tiếng đạt 465,5 mm, lập kỷ lục từ khi hồ sơ được lưu lại vào năm 1952, theo Reuters. Toàn bộ trường học, một số ga tàu điện ngầm và văn phòng ở Thâm Quyến đã đóng cửa trong ngày 8.9.
Tại Hy Lạp, dấu vết tàn phá ở vùng Thessaly thuộc miền trung đất nước đã bắt đầu hiện ra hôm 8.9, khi nước rút sau 3 ngày mưa lớn do ảnh hưởng của bão Daniel. Ít nhất 6 người thiệt mạng và Thống đốc Kostas Agorastos của Thessaly ước tính cơn bão có thể gây ra tổn thất cao gấp 3 lần mức thiệt hại 700 triệu euro do lũ lụt gây ra vào năm 2020. Mưa bão cũng làm 8 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Bulgaria ghi nhận ít nhất 2 trường hợp tử vong sau bão Daniel, theo AFP.
Tại Brazil, ít nhất 41 người chết và 25 người vẫn mất tích sau khi một cơn bão tấn công bang Rio Grande do Sul ở cực nam nước này, gây lũ lụt ở nhiều khu vực. AFP cho biết hơn 10.500 người buộc phải rời bỏ nhà cửa tại 83 thành phố bị ảnh hưởng bởi bão. Một cơn bão khác đang đe dọa đổ bộ vào chính bang này trong những ngày tới.
Trong khi đó, bão Lee ở vùng biển Caribe đã mạnh lên thành cấp 5 (cấp cao nhất trong thang đo của Mỹ) vào đêm 7.9, theo Trung tâm bão quốc gia Mỹ. Với sức gió hiện tại là 260 km/giờ, bão dự kiến quét qua phía bắc quần đảo Leeward, quần đảo Virgin và Puerto Rico vào cuối tuần này cũng như đầu tuần sau.
Tác động khó lường
Bão lũ xảy ra sau khi thế giới chứng kiến các đợt nắng nóng với nhiệt độ tăng cao kỷ lục trong mùa hè này từ châu Á đến châu Âu và châu Mỹ. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng các hình thức thời tiết cực đoan sẽ xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn do tác động của biến đổi khí hậu.
Trung Quốc làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?
Biến đổi khí hậu cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Một nghiên cứu mới được công bố hôm 8.9 cho biết một số cảng lớn nhất thế giới có thể không thể sử dụng được vào năm 2050 do mực nước biển dâng cao ảnh hưởng đến hoạt động.
"Trong số 3.800 cảng trên thế giới, một phần ba nằm trong vùng nhiệt đới dễ bị tổn thương trước những tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu... Các cảng Thượng Hải (Trung Quốc), Houston (Mỹ) và Lazaro Cardenas (Mexico), một số cảng lớn nhất thế giới, có thể không hoạt động được vào năm 2050 khi mực nước biển mới chỉ cao thêm 40 cm", Reuters dẫn lời một người phát ngôn của Lloyd's Register, công ty dịch vụ hàng hải ủy quyền thực hiện nghiên cứu.
Mỹ ban bố cảnh báo nắng nóng đối với gần 30% dân số Sóng nhiệt đang tiếp tục lan rộng tại nhiều địa phương ở Mỹ, khiến hơn 80 triệu người sống trong tình trạng cảnh báo nắng nóng nghiêm trọng. Bảng báo nhiệt độ tại công viên quốc gia Death Valley ở bang California, Mỹ ngày 16/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS), người dân khu vực phía Tây và...