Khủng hoảng oxy y tế ở Indonesia
Giới chức Indonesia cố gắng đảm bảo nguồn cung oxy y tế, cam kết sẽ nhập khẩu thêm nếu cần, sau khi 63 bệnh nhân Covid-19 tử vong vì thiếu dưỡng khí.
Nhiều thành phố ở Indonesia thiếu nguồn cung oxy do lượng bệnh nhân Covid-19 tăng lên đáng kể. Luhut Binsar Pandjaitan, Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư, cho biết: “Do lượng oxy cần thiết tăng gấp 3-4 lần, quá trình phân phối gặp vấn đề”.
Chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất dành toàn bộ nguồn cung cho nhu cầu y tế, sẽ nhập khẩu thêm oxy nếu cần. Tuyên bố của ông Pandjaitan đưa ra sau khi Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikit cho biết sẽ cố gắng đảm bảo lượng oxy cho người mắc Covid-19.
Trước đó, ngày 3/7, ít nhất 63 bệnh nhân đã tử vong trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tiến sĩ Sardjito, thành phố Yogyakarta. Trong đó, 33 người phải chuyển sang sử dụng bình oxy vì không đủ oxy lỏng để thở máy, theo người phát ngôn bệnh viện Banu Hermawan.
Sáng 4/7, 15 tấn oxy lỏng được chuyển đến, hệ thống máy thở tại bệnh viện mới hoạt động trở lại.
Người dân xếp hàng nạp oxy y tế tại Jakarta, Indonesia, ngày 5/7. Ảnh: AP
Thống đốc Yogyakarta, ông Sri Sultan Hamengkubuwono X, cho biết các bệnh viện cần nhiều oxy hơn trước đây do lượng bệnh nhân Covid-19 lớn. Bộ Y tế đã thành lập một đơn vị chuyên xử lý nguồn cung cho cơ sở y tế trong bối cảnh số ca nhiễm tại Java và Bali tăng đột biến.
“Chúng tôi đã xác định nhu cầu ở mỗi bệnh viện và thành lập lực lượng đặc nhiệm ở các tỉnh”, ông nói.
Video đang HOT
Bộ Y tế cũng yêu cầu Bộ Công nghiệp chuyển đổi lượng oxy công nghiệp sang mục đích y tế.
Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, ghi nhận số ca nhiễm nCoV tăng trong hai tuần qua. Ngày 5/7, giới chức báo cáo gần 30.000 ca dương tính mới và 558 ca tử vong. Đến nay, nước này ghi nhận hơn 2,3 triệu người mắc Covid-19, 61.000 người chết. Ông Pandjaitan cho biết số người nhiễm virus sẽ tiếp tục tăng cho đến giữa tháng 7.
COVID-19 tại ASEAN hết 28/2: Thêm 10.247 ca mắc mới; Thái Lan bắt đầu tiêm chủng toàn quốc
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 28/2, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 10.247 ca mắc COVID-19 và 223 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.443.112 ca, trong đó 52.963 người tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại ASEAN, Indonesia tiếp tục là nước có ca mắc mới cao nhất khối trong ngày 28/2. Nước này thông báo ghi nhận thêm 5.560 ca mắc COVID-19 và 15 ca tử vong, đưa tổng số người mắc bệnh và tử vong ở nước này lần lượt là 1.334.634 và 36.116.
Nhân viên y tế khích lệ một em bé sau khi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Shah Alam, bang Selangor, Malaysia, ngày 17/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, đứng thứ hai về số ca mắc ngày 28/2 là Maylaysia . Nước này ghi nhận thêm 2.437 ca mắc và 9 trường hợp không qua khỏi. Như vậy, tính đến nay, Malaysia 300.752 ca mắc và 1.130 ca tử vong.
Tại Philippines , Bộ Y tế nước này ngày 28/2 thông báo ghi nhận thêm 2.113 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 576.352 ca. Số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã tăng lên 12.318 ca, sau khi có thêm 29 bệnh nhân không qua khỏi trong 24 giờ qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 11/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Philippines vào tháng 1/2020. Đến nay, Philippines đã xét nghiệm được hơn 8 triệu người trong tổng số 110 triêu dân ở nước này.
Theo kế hoạch, chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Philippines sẽ bắt đầu từ ngày 1/3, sử dụng vaccine CoronaVac của công ty Sinovac (Trung Quốc). Một máy bay quân sự của Trung Quốc chở lô vaccine CoronaVac đầu tiên đã đến Philippnes ngày 28/2. Đây là số vaccine Chính phủ Trung Quốc tặng Philippines và là số vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên mà Philippines có được.
Ngoài vaccine của Trung Quốc, Philippines sẽ triển khai tiêm chủng bằng vaccine của AstraZeneca được phân phối theo cơ chế COVAX. Dự kiến, lô hàng 525.600 liều vaccine AstraZeneca sẽ tới Philippines vào ngày 1/3.
Chính phủ Philippines đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70 triệu người dân nước này trong năm nay để sớm đạt miễn dịch cộng đồng. Đối tượng ưu tiên tiêm chủng gồm nhân viên y tế, cảnh sát và quân nhân.
Tại Thái Lan , báo cáo của Trung tâm kiểm soát tình hình dịch COVID-19 (CCSA) cho biết ngày 28/2 nước này ghi nhận 70 ca nhiễm mới, trong đó có tới 62 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 8 ca nhập cảnh. Trong 62 ca lây nhiễm trong cộng đồng, ổ dịch Samut Sakhon có 49 ca. Thủ đô Bangkok ngày 28/2 không ghi nhận ca nhiễm mới nào. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm ở quốc gia Đông Nam Á này là 25.951 ca, trong đó 83 ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 28/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 28/2, Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trong số những người được tiêm vaccine đầu tiên có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul, các bộ trưởng nội các, giới chức và các chuyên gia y tế. Riêng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, 66 tuổi, sẽ phải đợi Bộ Y tế hoàn tất các thủ tục giấy tờ và kiểm tra chất lượng cho lô vaccine của hãng dược AstraZeneca trước khi ông được tiêm ngừa.
Tờ Bangkok Post dẫn lời Chủ tịch Tiểu ban quản lý vaccine ngừa COVID-19 Sopon Mekthon giải thích lý do tại sao kế hoạch tiêm chủng cho Thủ tướng dự kiến trong ngày 28/2 đột ngột bị hoãn là vì Bộ Y tế vẫn phải hoàn tất việc kiểm tra chất lượng đối với vaccine AstraZeneca. AstraZeneca hôm 27/2 cho biết việc kiểm tra chất lượng bắt buộc của nhà nước đối với lô vacicne đầu tiên của họ sẽ được hoàn thành vào tuần thứ hai của tháng 3.
Theo ông Sopon, đợt tiêm chủng đầu tiên sử dụng một loại vaccine khác là CoronaVac do công ty Sinovac có trụ sở tại Trung Quốc phát triển vẫn được thực hiện trong ngày 28/2 theo kế hoạch.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 11/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Loại vaccine được Thái Lan sử dụng trong đợt tiêm đầu tiên là vaccine do hãng dược phẩm Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất. Vaccine này được dùng cho các đối tượng từ 18 đến 59 tuổi, do đó Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, 66 tuổi, không nằm trong nhóm được tiêm lần này.
Phó Thủ tướng Anutin Charnvirakul cho biết Thái Lan hi vọng việc tiêm chủng vaccine giúp bảo vệ người dân cũng như cho phép Thái Lan sớm quay trở lại trạng thái bình thường.
Trong tuần này Thái Lan đã nhận 200.000 liều vaccine CoronaVac đầu tiên từ hãng dược phẩm Sinovac Biotech của Trung Quốc. Vaccine này đang được phân phối tới 13 tỉnh thành có nguy cơ lây nhiễm cao. Dự kiến Thái Lan sẽ được cung cấp thêm 1,8 triệu liều CoronaVac vào tháng 3 và tháng 4/2021. Ngoài ra, theo kế hoạch, Thái Lan cũng sẽ nhận 17.000 liều vaccine của AstraZeneca trong tuần thứ 2 của tháng Ba.
Cho tới thời điểm hiện tại, Thái Lan chưa có xuất hiện ổ dịch mới nào và chỉ với hơn 25.000 ca nhiễm bệnh nói chung. Chính phủ Thái Lan cho biết họ có kế hoạch tiêm chủng cho hơn một nửa dân số trưởng thành trong năm nay
Campuchia ngày 28/2 thông báo các nhân viên thu gom và xử lý rác thải tại thủ đô Phnom Penh được tiêm miễn phí vaccine COVID-19, nêu rõ họ nằm trong các nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm chủng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 18/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo, Bộ trưởng Y tế Mam Bunheng cho biết: "Bộ Y tế mời tất cả các nhân viên thu gom rác thải, tuổi từ 18-59, ở thủ đô Phnom Penh đến tiêm phòng trên cơ sở tự nguyện ngay từ bây giờ tại các điểm tiêm phòng được chỉ định".
Campuchia bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 từ ngày 10/2 vừa qua sau khi nhận lô vaccine đầu tiên của công ty Sinopharm (Trung Quốc). Trong số các nhóm ưu tiên tiêm chủng có nhân viên y tế, thành viên và quan chức chính phủ, nhân viên và thành viên Thượng viện và Quốc hội, người đứng đầu chính quyền thành phố và các tỉnh, các lực lượng vũ trang, cảnh sát, nhà báo và nhân viên xử lý rác thải...
Theo số liệu chính thức, đến ngày 26/2, hơn 63.000 người đã được tiêm phòng COVID-19 tại Campuchia. Nước này đã ghi nhận tổng cộng 805 ca nhiễm, không có ca tử vong, trong khi 477 bệnh nhân đã bình phục và xuất viện.
Dịch COVID-19 tiếp tục lây lan tại Indonesia và Malaysia Bộ Y tế Indonesia ngày 28/2 cho biết, trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 5.560 ca mắc mới COVID-19 và 185 ca tử vong. Theo đó, tổng số ca mắc tại nước này tăng lên 1.334.634 ca, bao gồm 36.166 ca tử vong. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Medan, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN...