Khủng hoảng ở Haiti: Vẫn chưa thể thành lập Hội đồng chuyển tiếp
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Mỹ và Caribe, việc chính thức thành lập Hội đồng Tổng thống Chuyển tiếp (CPT) của Haiti tiếp tục bị trì hoãn do những bất đồng và yêu cầu của các thành viên.
Các phương tiện bị đốt cháy trong bạo lực băng nhóm ở thủ đô Port-au-Prince, Haiti, ngày 25/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, người đứng đầu đảng Lãnh đạo Trẻ Tiến bộ Haiti, ông Werley Nortreus, đã đề xuất với Cộng đồng Caribe (Caricom) một kế hoạch B để tái lập trật tự chính trị tại quốc gia nghèo nhất Mỹ Latinh này. Trong bức thư gửi Caricom ngày 3/4, ông Nortreus đề xuất các kế hoạch B1 và B2 để tìm kiếm giải pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.
Kế hoạch B1 kêu gọi người dân Haiti tự tổ chức các cuộc bầu cử đơn giản để lựa chọn và quyết định ai sẽ là Tổng thống, Thủ tướng và nội các sẽ đồng hành cùng họ, trong khi Kế hoạch B2 kêu gọi Chính phủ Haiti và các nhóm đối lập cho phép những gương mặt mới tình nguyện tham gia vào quá trình tìm kiếm sự đồng thuận cho giai đoạn chuyển tiếp. Ông Nortreus cũng tự giới thiệu bản thân là gương mặt mới tham gia vào quá trình chuyển đổi.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bày tỏ ủng hộ những nỗ lực hiện nay của Caricom nhằm thúc đẩy quản trị toàn diện và mang tính đại diện ở Haiti. Mỹ cũng ủng hộ CPT và Phái bộ Hỗ trợ An ninh đa quốc gia do Kenya dẫn đầu.
Trong diễn biến liên quan, Honduras cho biết trong tuần này sẽ sơ tán ít nhất 20 công dân đang làm việc tại Haiti với sự hỗ trợ của CH Dominicana. Ngoại trưởng Honduras Eduardo Enrique Reina nhận định tình hình Haiti rất phức tạp và cho biết hoạt động sơ tán công dân phải thực hiện bằng trực thăng với chi phí rất đắt đỏ (khoảng 12.000 USD mỗi chuyến).
Lối thoát nào cho bế tắc ở Haiti?
Đến hiện tại, thủ đô Port-au-Prince và miền tây Haiti tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng do làn sóng bạo lực băng nhóm và tình trạng vô chính phủ gây ra.
Các nhóm tội phạm đang đẩy mạnh nỗ lực tàn phá ở khắp đất nước nhằm lật đổ Thủ tướng Ariel Henry. AFP đưa tin sân bay Haiti vẫn đóng cửa trong khi cảng chính, đầu mối quan trọng trong nhập khẩu thực phẩm, đã liên tục báo cáo tình trạng cướp bóc sau khi các dịch vụ tạm thời bị đình chỉ.
Tình trạng đốt phá xảy ra ở khắp Port-au-Prince. Ảnh Reuters
Theo Tổ chức Di cư quốc tế, với tình trạng hỗn loạn ngày một gia tăng, thi thể nhiều người thiệt mạng do các vụ đụng độ đã xuất hiện trên khắp đường phố ở Port-au-Prince. Bạo lực khiến ít nhất 362.000 người phải di dời đến nơi an toàn hơn trong nước. An ninh ở các đại sứ quán nước ngoài tại Haiti cũng đang được thắt chặt. Sau khi Mỹ thông báo rút bớt nhân viên ngoại giao về nước để đảm bảo an toàn, Liên minh Châu Âu (EU) và Đức cũng chuyển đại sứ quán đến Cộng hòa Dominica cho đến khi có thông báo mới, theo Đài DW.
Trùm tội phạm muốn chiếm chính quyền, Haiti ban bố tình trạng khẩn cấp
Trước tình hình trên, các nước láng giềng đang nỗ lực tái lập trật tự ở Haiti, vốn nghèo nhất tây bán cầu. CARICOM, liên minh của các quốc gia Caribe, đã triệu tập đặc phái viên từ Mỹ, Pháp, Canada và Liên Hiệp Quốc tới Jamaica thảo luận về các giải pháp khả thi để thúc đẩy đối thoại chính trị.
Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador, người dày dặn kinh nghiệm trong việc trấn áp các băng nhóm tội phạm, cũng đã ngỏ ý giúp Haiti thoát bế tắc.
Khủng hoảng Haiti: Trên 53.000 người rời thủ đô trong ba tuần Trong ba tuần đầu của tháng 3, trên 53.000 người đã rời bỏ thủ đô của Haiti vì xung đột giữa các băng đảng vũ trang đã gây ra nhiều tổn thương cho dân thường. Người dân chạy trốn khỏi khu vực xảy ra đụng độ ở Port-au-Prince, Haiti ngày 20/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo ước tính của Liên hợp quốc công bố hôm...