Khủng hoảng nước ở Hy Lạp đe dọa các thiên đường du lịch trong mùa cao điểm
Việc thiếu nước nghiêm trọng tại Hy Lạp đang làm ảnh hưởng đến một số hòn đảo của quốc gia này.
Tình hình trở nên trầm trọng hơn do Hy Lạp đang phải hứng chịu đợt hạn hán kéo dài, với lượng mưa ít, thậm chí không có mưa trong nhiều tháng. Hơn nữa, biến đổi khí hậu cũng khiến cho nhiệt độ cao hơn và dẫn tới nguy cơ cháy rừng.
Du khách tham quan Chora trên đảo Naxos, Hy Lạp, ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters
Ở Naxos, hồ chứa nước lớn nhất đã cạn kiệt, trong khi nước biển xâm nhập ở hạ lưu đã làm ô nhiễm các giếng tưới tiêu quan trọng cho nông nghiệp.
Nhà chức trách ở Naxos đã triển khai các thiết bị khử muối di động để giải quyết nhu cầu nước uống trước mắt của người dân và khách du lịch, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi họ tiếp tục phụ thuộc vào nước mặn từ các giếng bị ô nhiễm. Điều này đã dẫn đến thiệt hại mùa màng đáng kể, đặc biệt là ở ngành sản xuất khoai tây nổi tiếng ở Naxos.
Video đang HOT
Các cuộc khủng hoảng tương tự đang diễn ra trên đảo Karpathos phía Nam, nơi chính quyền đã áp đặt các hạn chế đối với việc bơm nước vào các bể bơi. Ở đảo Thasos phía Bắc, nhà chức trách cũng đang tìm kiếm một đơn vị khử muối để làm cho nước biển có thể uống được.
Các quan chức, nông dân và nhà khoa học Hy Lạp cảnh báo, căng thẳng về nguồn cung cấp nước đang trở nên nặng nề hơn, khi các hòn đảo của quốc gia châu Âu này chuẩn bị đón lượng khách du lịch mùa Hè kỷ lục.
Mỗi năm, Hy Lạp đón hàng triệu khách du lịch đến thăm và tận hưởng những địa điểm cổ kính, những bãi biển hoang sơ và làn nước trong xanh. Nhưng tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có nhiệt độ tăng cao hơn, lượng mưa thất thường và cháy rừng có thể đe dọa tới tương lai của động lực kinh tế lớn nhất quốc gia này.
Năm nay, Hy Lạp đã phải trải qua mùa Đông ấm nhất từng được ghi nhận, sau đó các đám cháy rừng bắt đầu sớm một cách bất thường, thậm chí ở một số ở khu vực thường có tuyết.
Các quốc gia trên khắp Địa Trung Hải, trong đó có Tây Ban Nha và Italy, đang nỗ lực tìm cách tăng cường trữ lượng nước thông qua quá trình khử muối. Tuy nhiên, sự thiếu hụt các thiết bị do nhu cầu tăng vọt và những thách thức về hậu cần đã làm phức tạp thêm tình hình này.
Italy hứng chịu nắng nóng đến sớm khi bắt đầu mùa Hè
Italy có thể tiếp tục hứng chịu mùa Hè nắng nóng trong năm thứ ba liên tiếp, khi hiện tượng sóng nhiệt đã xuất hiện từ sớm, ngay từ đầu mùa Hè vào tháng 6 này.
Hầu hết khu vực trên cả nước trải qua thời tiết ngột ngạt với nền nhiệt tăng cao, có nơi vượt quá 44 độ C.
Người dân che ô tránh nắng nóng tại Rome, Italy. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Theo dự báo của trang web Il Meteo của Italy, mức nhiệt cao nhất trong đợt sóng nhiệt đầu tiên mùa Hè năm nay ở quốc gia Địa Trung Hải này sẽ xảy ra từ ngày 19-21/6. Ở các khu vực như thủ đô Rome cùng hai thành phố Naples và Florence ghi nhận nền nhiệt ở mức cao là 40 độ C. Tại các vùng đảo Sicily và Sardinia, nhiệt độ có thể vượt quá 44 độ C.
Những mức nhiệt này cao hơn rất nhiều so với mức nhiệt thông thường vào thời điểm này ở Italy khi mùa Hè dự kiến sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 20/6.
Dự báo từ ngày 22/6, nhiệt độ sẽ giảm xuống, kèm theo mưa lớn có thể xảy ra ở một số khu vực phía Bắc.
Đây là năm thứ ba liên tiếp Italy hứng chịu sóng nhiệt ở mức đáng kể trước khi mùa Hè bắt đầu.
Trong hai năm trước, nắng nóng khắc nghiệt bao trùm quốc gia châu Âu này, gây ra hạn hán, cháy rừng, sông băng tan chảy cũng như bão lũ. Những hiện tượng thời tiết cực đoan này gây thiệt hại nặng nề đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, cuộc sống của người dân cũng như cơ sở hạ tầng.
Cũng ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp đang oằn mình trước nắng nóng lên tới trên 40 độ C từ đầu tháng 6 này, cũng là thời điểm mà du khách nước ngoài bắt đầu đổ về nhiều địa điểm du lịch của nước này.
Nắng nóng bất thường kéo dài khoảng 1 tuần qua đã khiến 3 khách du lịch nước ngoài tử vong.
Trường hợp mới nhất là một khách du lịch người Mỹ (55 tuổi). Trong thông báo ngày 17/6, cảnh sát cho biết phát hiện thi thể của nạn nhân trên bãi biển của đảo Mathraki vào ngày 16/6.
Hôm 15/6, cảnh sát phát hiện thi thể của một khách du lịch người Hà Lan trên đảo Samos. Trước đó, ngày 9/6, cảnh sát cũng đã tìm thấy thi thể của khách du lịch người Anh trên đảo Symi, sau cuộc tìm kiếm kéo dài 4 ngày. Người này đã đi dạo bộ một mình trong thời tiết nắng nóng trước khi xảy ra sự cố trên.
Lý do đặc biệt đang khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu gặp khó Đức hiện đang bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng ngân sách sau khi đóng băng chi tiêu khẩn cấp. Dưới đây là lý do tại sao nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang gặp khó khăn. Khủng hoảng ngân sách Đức ngày càng sâu sắc khi trì hoãn các cuộc đàm phán chi tiêu cho năm 2024. Ảnh: Reuters Theo hãng...