Khủng hoảng Myanmar khiến gần 250.000 người di tản
Đặc phái viên Myanmar tại Liên Hợp Quốc cho hay khủng hoảng Myanmar khiến gần 250.0000 người phải di tản.
“ Thế giới cần hành động ngay lập tức để giải quyết thảm họa nhân đạo này”, Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về nhân quyền ở Myanmar, hôm nay thông báo trên Twitter.
Người di tản nghỉ ngơi trong lán tạm sau khi chạy trốn khỏi làng quê ở thị trấn Kani, vùng Sagaing, tây bắc Myanmar, hôm 19/4. Ảnh : AFP
Quân đội Myanmar tăng cường sử dụng vũ lực sát thương để trấn áp người biểu tình phản đối đảo chính từ 1/2. Theo một nhóm giám sát địa phương, ít nhất 738 người đã thiệt mạng, 3.300 người đang bị giam giữ.
Video đang HOT
Free Burma Rangers, một nhóm viện trợ Cơ đốc giáo, ước tính ít nhất 24.000 người ở bang Karen, phía bắc Myanmar, đã phải di tản từ khi quân đội tăng cường trấn áp và không kích hồi đầu tháng. Quân đội Myanmar không kích khu vực do Liên minh Quốc gia Karen (KNU) kiểm soát ở tỉnh Karen, KNU là nhóm dân quân vũ trang lớn nhất Myanmar, từng chiếm một căn cứ quân sự.
Padoh Mann Mann, phát ngôn viên của KNU hôm nay cho biết hơn 2.000 người Karren đã vượt biên sang Thái Lan, hàng nghìn người khác đã tìm chỗ di tản. “Tất cả đều trốn vào rừng”, ông nói.
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội tiến hành đảo chính hồi đầu tháng hai, bắt bà Aung San Suu Kyi cùng các lãnh đạo chính quyền dân sự với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Quân đội tuyên bố sẽ trao lại quyền lực cho chính phủ dân sự sau khi có kết quả về cuộc bầu cử mới.
Các nhà hoạt động phản đối đảo chính Myanmar hôm nay phát động phong trào biểu tình “áo xanh”, yêu cầu chính quyền thả tù nhân. Người dân chia sẻ treeb mạng xã hội hình ảnh mặc áo xanh, và giơ bàn tay có viết tên một người bị bắt. Áo xanh nhằm tưởng nhớ Win Tin, nhà hoạt động dân chủ bị quân đội giam giữ 19 năm. Sau khi được trả tự do, ông cam kết sẽ mặc áo xanh tới khi mọi tù nhân chính trị được trả tự do. Win Tin qua đời hồi tháng 4/2014.
Trong bối cảnh bạo lực gia tăng, các lãnh đạo của Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các bộ trưởng ngoại giao sắp tổ chức một hội nghị đặc biệt về Myanmar tại Jakarta, Indonesia vào 24/4.
Quân đội Myanmar bắt lãnh đạo biểu tình
Lãnh đạo công đoàn Daw Myo Aye, người tổ chức loạt cuộc biểu tình và đình công chống đảo chính, đã bị chính quyền quân sự Myanmar bắt.
Theo các nguồn thạo tin hôm 19/4, Daw Myo Aye, chủ nhiệm Công đoàn Đoàn kết Myanmar (STUM), một trong những tổ chức công đoàn độc lập lớn nhất nước này, bị lực lượng quân đội bắt tại văn phòng riêng hôm 15/4 và đưa tới đồn cảnh sát. STUM cho hay bà Daw Myo Aye sẽ bị chuyển tới một nhà tù ở Yangon.
"Chúng tôi đã mất đi trụ cột. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động với những thành viên còn lại. Chúng tôi hoạt động dựa theo luật pháp, hỗ trợ người lao động theo luật lao động. Tổ chức này sẽ không sụp đổ dù bà ấy không còn ở đây", một thành viên của STUM nói.
Lãnh đạo biểu tình Myanmar Daw Myo Aye. Ảnh: Twitter/Spring Revolution.
Chue Thwel, con gái của Daw Myo Aye, cho biết ngay từ khi nổ ra các cuộc biểu tình hậu đảo chính ngày 1/2, cô đã lo sợ mẹ mình sẽ bị lực lượng an ninh bắt giam để răn đe.
"Việc lực lượng quân đội bắt Daw Myo Aye đặt ra một thách thức nghiêm trọng với vai trò quan trọng của phong trào lao động Myanmar trong cuộc đấu tranh để khôi phục nền dân chủ", phát ngôn viên của Worker Rights Consortium, một tổ chức giám sát quyền lao động, cho biết.
Daw Myo Aye được coi là một trong những lãnh đạo tiên phong cho phong trào đấu tranh vì quyền của người lao động. Bà còn là lãnh đạo nổi bật trong phong trào chống đảo chính quân sự, khi đã tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình và đình công trên khắp Myanmar hồi tháng hai, sau khi chính phủ dân sự của Aung San Suu Kyi bị lật đổ.
Các cuộc biểu tình ở Myanmar vẫn chưa hạ nhiệt bất chấp loạt cảnh báo răn đe và động thái trấn áp mạnh tay từ lực lượng an ninh. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, 737 người Myanmar đã thiệt mạng và hơn 3.200 người bị bắt giam trong các cuộc trấn áp biểu tình của giới chức nước này.
EU tung đòn cấm vận thứ hai lên Myanmar Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định cấm vận 10 quan chức và 2 tập đoàn Myanmar vì cuộc chính biến và việc trấn áp người biểu tình sau đó. Cảnh sát Myanmar đến một địa điểm có người biểu tình tại Yangon . Ảnh AFP Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 19.4 thông báo EU đã quyết định cấm vận 10...