Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu sẽ ngày càng trầm trọng
Châu Âu đang lâm vào thế khó do đường ống dẫn khí đốt của Nga cơ bản bị ngừng hoạt động và trong ngắn hạn, hầu như không có giải pháp để thay thế.
Do đó, dự báo khủng hoảng khí đốt của EU sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Theo hãng tin n-tv.de (Đức), Đức tuyên bố sẽ tăng đáng kể thuế đối với điện và năng lượng sưởi ấm. Đối với khí đốt, người dùng sẽ phải trả thêm 54% và đối với điện, tỷ lệ thậm chí nhiều hơn là 61%. Thay đổi thuế này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2023. Các nhà cung cấp năng lượng giải thích quyết định trên là do Nga ngừng cung cấp khí đốt thông qua đường ống dẫn khí đốt Nord Stream, vốn bị hư hại.
Do đó, cũng như các biện pháp trừng phạt mà Ba Lan áp đặt đối với đường ống dẫn khí đốt Yamal-châu Âu, thị phần của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu đã giảm từ 40% xuống còn 9%. Hiện tại, khí đốt Nga được cung cấp cho châu Âu thông qua hệ thống trung chuyển khí đốt (GTS) ở Ukraine và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.
Châu Âu đang tìm cách thay thế khí đốt qua đường ống của Nga bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Trung Đông. Sebastian Gulbis, một chuyên gia tại công ty tư vấn Enervis có trụ sở tại Berlin, cho rằng nhu cầu LNG ngày càng tăng của châu Âu đang dẫn đến tình trạng thiếu các cơ sở tái hóa khí và kho cảng LNG ở châu Âu. Lượng khí mà các nước sản xuất LNG không thể tăng nhanh và cũng không thể đáp ứng nhu cầu.
Ngoài ra, châu Âu thiếu các đường ống dẫn khí để bơm khí đốt từ các cảng tái hóa khí, hiện nằm chủ yếu ở bờ biển Địa Trung Hải, vào sâu trong lục địa. Nhu cầu đang vượt xa nguồn cung, điều này đang đẩy giá LNG lên cao.
Video đang HOT
Một vấn đề khác là trong hai thập kỷ qua, châu Âu đặt mục tiêu chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế, chủ yếu là hydro. Theo quan điểm của ông Gulbis, Qatar đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ ba thế giới và nước này sẵn sàng thay thế nguồn cung khí đốt của Nga ở châu Âu, nhưng nhấn mạnh vào các thỏa thuận dài hạn. Nhưng EU lại chưa sẵn sàng kí các thỏa thuận dài hạn về nguồn cung cấp khí đốt từ Qatar.
Trong khi đó, tương lai hydro của châu Âu vẫn còn là một câu hỏi. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2030, mức tiêu thụ hydro của thế giới sẽ vào khoảng 90 triệu tấn mỗi năm. Và đến năm 2050, nó sẽ tăng lên gần 300 triệu tấn.
Gần đây, Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck đã ký một thỏa thuận với Canada để cung cấp cho Berlin một lượng hydro xanh đáng kể từ năm 2025. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Canada vẫn chưa có bất kỳ cơ sở hạ tầng nào để sản xuất hydro, chẳng hạn như: trang trại gió để sản xuất điện xanh, nhà máy phân hủy nước bằng điện phân và khử muối sơ bộ (liên quan đến nước biển).
Hơn nữa, Canada không có hệ thống cung cấp hydro thu được đến các cảng đặc biệt, vốn cũng chưa được xây dựng ở Canada. Một thực tế hiện nay là không có trạm tiếp nhận hydro ở châu Âu, chưa kể đến nhu cầu xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn thống nhất cho việc sản xuất và truyền tải hydro.
Như vậy, châu Âu đang lâm vào thế khó do đường ống dẫn khí đốt của Nga cơ bản bị ngừng hoạt động và trong ngắn hạn, hầu như không có giải pháp để thay thế. Điều này cũng đang buộc ngành công nghiệp châu Âu phải giảm sản xuất, nguy cơ đến hiện tượng xã hội như thất nghiệp hàng loạt.
Về lâu dài, nhu cầu của châu Âu về hydro đòi hỏi cần có sự đầu tư đáng kể vào việc tạo ra các trạm để tiếp nhận và các đường ống đặc biệt để vận chuyển, vì không thể sử dụng các đường ống dẫn khí hiện có (vốn đã thiếu) do tính đặc biệt của loại khí này.
Trong một kịch bản lạc quan, ngay cả Nga cũng sẽ không thể giúp châu Âu về hydro. Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học kinh tế Andrey Konoplyanik, chuyên gia người Nga trong lĩnh vực năng lượng, không có khả năng nào khác xuất khẩu hydro từ Nga sang châu Âu, ngoại trừ việc trộn nó vào hệ thống GTS hiện có của công ty Gazprom. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi hiện đại hóa tốn kém, thậm chí có thể hủy hoại đường ống và thường tạo ra những hậu quả tiêu cực mang tính hệ thống đối với việc xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.
Gazprom cho biết chưa có thông tin về việc trả lại tuabin của Nord Stream 1
Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cho biết họ đã yêu cầu công ty kỹ thuật Siemens của Đức trả lại một tuabin đang được sửa chữa tại Canada, trong bối cảnh có những lo ngại rằng tập đoàn này có thể cắt khí đốt cho châu Âu.
Một trạm nén khí thuộc Nord Stream 1. Ảnh: DW
Nhà cung cấp khí đốt Nga Gazprom mới đây cho biết họ đã yêu cầu công ty kỹ thuật Siemens của Đức cung cấp thông tin chi tiết về việc trả lại một tuabin - đang được bảo trì ở Canada - để đảm bảo hoạt động vận chuyển khí đốt từ đường ống Nord Stream đến châu Âu.
Mặc dù được miễn trừ, Gazprom cho biết họ không biết liệu tuabin - vốn được sử dụng tại một trạm nén cho Nord Stream 1 - có được trả lại hay không.
"Vào ngày 15/7, Gazprom đã gửi yêu cầu chính thức tới Siemens để có được các giấy tờ cho phép xuất khẩu động cơ tuabin khí của trạm Portovaya, một cơ sở quan trọng cho đường ống dẫn khí Nord Stream", công ty cho biết trong một tuyên bố.
Công ty nêu rõ: "Gazprom tin tưởng Tập đoàn Siemens sẽ hoàn thành vô điều kiện các nghĩa vụ của mình đối với việc bảo dưỡng các động cơ tuabin khí, vốn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của đường ống Nord Stream và cung cấp khí tự nhiên cho người tiêu dùng châu Âu".
Gazprom đang tiến hành bảo trì đường ống trong khoảng thời gian 10 ngày và đã ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống dẫn chạy bên dưới biển Baltic.
Các nước châu Âu , đặc biệt là Đức - nơi có đường ống dẫn từ Nga - đang lo ngại về việc nguồn cung cấp khí đốt được nối lại hay không.
Có những lo ngại rằng Moskva có thể sử dụng kế hoạch bảo trì đường ống, vốn đã được lên lịch từ trước, để đóng cửa việc cung cấp khí đốt nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống đã giảm khoảng 60%, ngay cả trước khi tắt để bảo trì, khi các quan chức đổ lỗi cho các vấn đề với tuabin bơm khí.
Moskva đã nói rằng việc tái khởi động nguồn cung phụ thuộc vào các hành động của phương Tây và điều đó phụ thuộc vào việc ngăn chặn các tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt trái pháp luật.
Canada đã đưa ra quyết định miễn cho tuabin trên khỏi các lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây đối với Nga, nhưng Gazprom cho biết họ không có tín hiệu nào cho thấy tuabin sẽ được chuyển trả lại.
Hiện tại, tuabin trên được cho là vẫn còn ở Canada, với người phát ngôn của Siemens cho biết các chuyên gia của công ty đang "làm việc tích cực để có phê duyệt chính thức và đảm bảo hậu cần khác".
Tuần trước, Ukraine đã triệu tập đại sứ Canada và mô tả quyết định trả lại tuabin đã sửa chữa là "không thể chấp nhận được". Quốc hội Ukraine đã đệ đơn kiện, đề nghị tòa án liên bang Canada xem xét lại quyết định.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đáp lại những lời chỉ trích, nói rằng các biện pháp trừng phạt "nhằm vào Tổng thống Nga Putin và những người thân cận ông, không được thiết kế để gây hại cho các đồng minh và người dân của chúng ta".
Ông Trudeau cho biết Canada đã đưa ra "quyết định khó khăn" để cho phép vận chuyển các bộ phận này đến Đức nhằm tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn có thể xảy ra ở châu Âu và ngăn chặn suy giảm sự ủng hộ từ người dân đối với sự hậu thuẫn của phương Tây đối với Ukraine.
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Các lệnh trừng phạt của phương Tây phản tác dụng EU sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình trong những năm tới và tiêu tốn nhiều nguồn lực cho chi phí vận chuyển khí đốt do khoảng cách xa. Do có trữ lượng khí đốt dồi dào, Iran cho biết sẵn sàng giúp châu Âu giải quyết khủng hoảng năng lượng. Ảnh: CNN...