Khủng hoảng Iran có thể để lại hậu quả lâu dài hơn cả Chiến tranh Iraq
Sự chia rẽ xuyên Đại Tây Dương hiện nay trong vấn đề Iran có thể dẫn tới một kỷ nguyên mới bất ổn hơn trong nền chính trị toàn cầu.
Khi phát động cuộc chiến ở Iraq vào năm 2003, Mỹ đã vấp phải sự phản đối sâu sắc từ các đồng minh chính của họ như Pháp và Đức – những nước nhất trí với phán xét của Mỹ liên quan đến Tổng thống Saddam Hussein nhưng lại cực lực bất đồng với Mỹ về việc sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết vấn đề này. Kết quả là tình trạng suy giảm đột ngột trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Quân nhân Mỹ. Ảnh: Reuters.
Ngày nay, quan hệ giữa đôi bên tiếp tục đứng trước nguy cơ rạn nứt hơn nữa do chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Iran.
Cuộc chiến Iraq đã dẫn tới khủng hoảng trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương do Đức và Pháp cực lực phản đối dùng vũ lực để ngăn chặn Iraq sở hữu được vũ khí hủy diệt hàng loạt. Pháp và Đức khi đó theo đuổi giải pháp ngoại giao và họ đặt nghi vấn đối với cáo buộc Iraq phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và tuyên bố của Mỹ cho rằng việc dựng lên một chính phủ mới ở đây sẽ dẫn tới sự phát triển của nền “dân chủ” trong khu vực. Lúc đó bản thân châu Âu cũng chia rẽ về vấn đề Iraq, nhưng 16 năm sau, châu Âu gần như hoàn toàn nhất trí coi cuộc xâm lược này là một sai lầm và là một ví dụ về chủ nghĩa đơn phương Mỹ.
Chia rẽ sâu sắc về thỏa thuận hạt nhân Iran
Trong khi đó, việc Iran gần đây vượt qua mức tối đa về làm giàu uranium do Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA, còn gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran) quy định và việc Iran bắt giữ tàu chở dầu của Anh, kết hợp với việc quân Mỹ được triển khai tới Saudi Arabia lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Iraq, đã làm tăng rủi ro xung đột ở Iran và căng thẳng xuyên Đại Tây Dương.
Video đang HOT
Khi còn là ứng viên Tổng thống, ông Trump liên tục chỉ trích Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Obama nhằm ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân. Ông Trump cho rằng thỏa thuận này quá hẹp và không đủ cứng rắn. Còn đối với châu Âu, thỏa thuận này là một thành công do mục đích của nó là giới hạn, và thỏa thuận đó đã tạo thời gian cho thương lượng thêm.
Hồi tháng 8/2018 khi ông Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ chính thức rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran và đơn phương áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt kinh tế quy mô lớn, ông đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc và Nga – các nước này tuyên bố họ quyết tâm bám lấy thỏa thuận hạt nhân đã có.
Năm 2019 đã chứng kiến việc Mỹ gia tăng áp lực lên Iran, còn châu Âu thì nỗ lực không ngừng để cứu thỏa thuận hạt nhân.
Châu Âu tìm cách vô hiệu hóa lệnh trừng phạt của Mỹ
Gần như ngay sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã tìm phương thức để tránh tác dụng từ các lệnh trừng phạt Mỹ. Theo ông này, Liên minh châu Âu có thể sử dụng một quy chế để bảo vệ các công ty châu Âu khỏi các lệnh trừng phạt phụ của Mỹ. Hồi tháng 8/2018, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas kêu gọi châu Âu làm đối trọng với Mỹ và cổ xúy cho việc tạo ra một cơ chế thanh toán châu Âu giống với hệ thống Hội Viễn thông Tài chính liên Ngân hàng Toàn thế giới (SWIFT). Đến tháng 9/2018, Cao ủy châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh Federica Mogherini công bố việc cho ra đời một “phương tiện có mục đích đặc biệt” (SPV) cho phép các công ty châu Âu lách qua các lệnh trừng phạt của Mỹ và tiếp tục hoạt động thương mại với Iran, với hy vọng duy trì được thỏa thuận hạt nhân Iran.
SPV sau đó đã được hình thành chính thức với tư cách là Công cụ Hỗ trợ Trao đổi Thương mại (INSTEX) và gần đây đã hoạt động đầy đủ.
Xa hơn nữa, vào tháng 12/2018 Ủy ban châu Âu đã giới thiệu các bước nhằm gia tăng vai trò của đồng euro trong thanh toán toàn cầu.
Nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chấm dứt đề nghị của Ngoại trưởng Maas về một SWIFT châu Âu, còn INSTEX vẫn thiên về biểu tượng và không có công ty nào sử dụng hệ thống đó cả.
Nếu chiến tranh nổ ra, điều này sẽ kéo theo một cuộc khủng hoảng di cư.
Cả Mỹ và châu Âu cùng chịu thiệt hại
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran đã ảnh hưởng lớn tới các lợi ích về thương mại và an ninh của châu Âu. Để bảo vệ cả hai mặt này, châu Âu đã đe dọa áp dụng các biện pháp mà nếu được tiến hành đầy đủ sẽ bắt đầu một quá trình đảo ngược tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu đã mở ra từ cuối Thế chiến 2. Các bước đi như vậy sẽ giáng một đòn vào trái tim sức mạnh kinh tế Mỹ bằng cách đưa các giao dịch thương mại và tài chính ra khỏi Mỹ.
Nhưng không như Iraq, sự đổ vỡ nào đó liên quan đến Iran có thể là bước ngoặt tiêu cực, không chỉ là trong chuyện quan hệ ngoại giao. Hệ quả xấu khi ấy sẽ là tình trạng Balkan hóa tài chính xuất phát từ đường lối chính trị cũng như khó khăn lớn hơn trong việc điều phối các phản ứng trước các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong tương lai…/.
Trung Hiếu/VOV.VN lược dịch
Nguồn: National Interest
Anh triển khai UAV đến vùng Vịnh giữa lúc căng thẳng leo thang với Iran
Theo hãng tin RT, Anh đang cân nhắc triển khai máy bay không người lái (UAV) đến vùng Vịnh. Những máy bay này sẽ hỗ trợ việc tuần tra quân sự trong khu vực và bảo vệ tàu thương mại Anh trước lực lượng hải quân của Iran.
Không quân Anh có một vài chiếc UAV Reaper đồn trú tại Kuwait để tham gia vào các nhiệm vụ ở Iraq và Syria. Theo tờ Sky News, những máy bay này sẽ sớm được tái triển khai làm nhiệm vụ theo dõi các tàu chở dầu đi qua eo biển Hormuz.
"Mối đe dọa với các tàu thương mại đang hiện hữu. Chúng tôi chưa nhìn thấy dấu hiệu cho thấy Iran sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện hải quân Anh Dean Basset cho hay.
Anh đã mở chiến dịch tuần tra vùng Vịnh sau hàng loạt vụ tàu chở hàng bị tấn công mà nước này cáo buộc là do Iran thực hiện.
Máy bay không người lái của Anh sẽ hỗ trợ theo dõi, bảo vệ tàu thương mại nước này
Hồi đầu tháng 7, một tàu chở dầu của Iran đã bị lính thủy đánh bộ Anh bắt giữ ngoài khơi Gibraltar. Iran đã cáo buộc hành động này là "cướp biển" và đáp trả bằng việc bắt giữ tàu treo cờ Anh trên eo biển Hormuz.
Tàu chở dầu của Iran đã được thả vào tháng 8, trong khi đến nay, tàu của Anh vẫn chưa được tự do.
Mỹ hiện cũng đang cố gắng thiết lập một liên quân nhằm bảo vệ các tàu chờ dầu phương Tây đi qua eo biển Hormuz. Trong khi đó, Iran đã cáo buộc sự hiện diện của Anh và Mỹ trong khu vực sẽ khiến tình hình an ninh thêm xấu hơn.
Theo anninhthudo
Mỹ siết chặt quy chế công dân cho con cái quân nhân Mỹ ở nước ngoài Theo quy định mới, những đứa trẻ con của công dân Mỹ đồn trú ở nước ngoài sẽ không được coi là "cư trú ở Mỹ" và được tự động cấp quyền công dân Mỹ. Theo một thay đổi chính sách mà chính quyền Mỹ công bố ngày 28/8, những đứa trẻ là con của công dân Mỹ làm nhiệm vụ ở nước...