Khủng hoảng giá heo khiến tăng trưởng Masan giảm 9 tháng đầu năm
Doanh thu thuần trong 9 tháng đầu năm giảm 8,9% trong khi lợi nhuận sau thuế và lợi ích cổ đông thiểu số giảm gần 35%.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh cho 9 tháng đầu năm 2017.
Trong đó, doanh thu thuần hợp nhất trong 9 tháng đầu năm giảm 8,9% còn 27.451 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế và lợi ích cổ đông thiểu số giảm 34,4% còn 1.213 tỷ đồng.
Theo báo cáo, mức giảm này đến từ chiến lược giảm hàng tồn kho trong lĩnh vực thực phẩm – đồ uống và các khoản đầu tư một lần nhằm hợp nhất thị trường nguồn dinh dưỡng từ thịt.
Trong đó, Masan Nutri-Science (MNS) tiếp tục làm giảm kết quả kinh doanh hợp nhất của Masan trong bối cảnh giá heo hơi xuống dưới mức 30.000 đồng một kg trong thời gian dài.
Doanh thu quý III của Masan Nutri-Science tiếp tục giảm sâu 29% từ 6.500 tỷ xuống còn 4.600 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Masan Nutri-Science giảm 17%, còn 14.600 tỷ đồng. Lãi ròng của mảng kinh doanh này giảm từ 1.205 tỷ xuống 514 tỷ đồng.
Bù lại, MNS đã gia tăng thị phần thức ăn cho heo tăng từ khoảng 30% lên khoảng 39% trong 9 tháng đầu năm. Ban giám đốc đang đặt mục tiêu đạt khoảng 50% thị phần vào cuối năm và kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi vào năm 2018 khi tổng đàn heo đã giảm 45% và dịp Tết đang đến gần.
Video đang HOT
Tăng trưởng Masan giảm 9 tháng đầu năm do khủng hoảng giá heo.
Bên cạnh đó, Masan Consumer Holdings (MCH) đã tăng trưởng trở lại trong quý III/2017, chủ yếu đến từ các mảng kinh doanh mới tiềm năng như nước tăng lực, bia và thịt chế biến. Kết quả này có được nhờ giảm mức hàng tồn kho tại hệ thống phân phối xuống thấp hơn cả mục tiêu đề ra, đẩy mạnh việc bán hàng đến người tiêu dùng.
Trong lĩnh vực khoáng sản và chế biến khoáng sản (Masan Resources), giá vonfram tăng cao đem lại doanh thu cao kỷ lục trong 9 tháng đầu năm 2017, tạo đà tăng trưởng mạnh trong năm 2018.
Doanh thu thuần đạt 3.928 tỷ đồng, tăng 39,9%, trong khi EBITDA (lợi nhuận trước lãi, thuế và khấu hao) tăng 40,8% . Ưu tiên chiến lược của Masan là chuyển hoá mô hình hoạt động của MSR thành một doanh nghiệp chế biến sâu vonfram tích hợp tầm cỡ thế giới.
Với dịch vụ tài chính, trong 9 tháng đầu năm 2017, Techcombank (TCB) đạt lợi nhuận thuần 3.890 tỷ đồng, tăng trưởng 69,9% so với cùng kỳ năm 2016. Dự kiến, trong năm 2018, ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận nhờ vào mảng bán lẻ và thu nhập từ phí.
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất năm 2017 sẽ giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2016 do ảnh hưởng của kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017.
Tuy nhiên, lợi nhuận trong năm 2017 được kỳ vọng sẽ tương đương với năm 2016 nhờ vào quản lý hoạt động kinh doanh tốt và thu nhập tài chính một lần từ việc Masan bán một số trái phiếu chuyển đổi của Techcombank. Ban giám đốc cũng ước tính tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho 2018 sẽ ở mức hai chữ số.
Hiện, việc đảm bảo bảng cân đối kế toán vững mạnh vẫn là ưu tiên hàng đầu của Masan. Dự kiến, tổng nợ vay sẽ giảm 13% còn khoảng 35.700 tỷ đồng vào cuối năm 2017.
Theo VNE
Ông Trương Công Thắng được bầu làm Chủ tịch HĐQT Masan Consumer
Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (HNX-UpCOM: MCH, "Masan" và "Công ty") tổ chức Đại hội đồng Cổ đông bất thường năm 2017 bầu bổ sung ông Trương Công Thắng làm Thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2014-2019, đồng thời Hội đồng Quản trị Công ty đã bầu ông Thắng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan thay cho ông Nguyễn Đăng Quang. Như vậy, với quyết định này, quá trình chuyển giao các trọng trách quản trị, điều hành sang thế hệ lãnh đạo chuyên nghiệp mới tại các nền tảng kinh doanh của Masan đã hoàn tất.
Ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ: "Masan đặt niềm tin vào thế hệ lãnh đạo mới, tràn đầy nhiệt huyết của Tuổi trẻ, có đầy đủ Tài năng và Năng lực lãnh đạo. Điểm chung của mọi thế hệ lãnh đạo Masan là sự Đam mê, Tinh thần doanh nhân, Niềm tin vào Giá trị Việt Nam và trên hết là Tinh thần "Vì Việt Nam".
Ông Trương Công Thắng làm Chủ tịch HĐQT Masan Consumer với nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh. Ảnh: Cafebiz.vn
Ông Trương Công Thắng đã cùng gắn bó với Masan Consumer từ những ngày đầu và đóng vai trò dẫn dắt sự thành công của Masan Consumer với những thương hiệu nổi tiếng như Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Kokomi và Omachi...
Tại Đại hội, ông Thắng đã trình bày tầm nhìn chiến lược là nền tảng tăng trưởng cho Masan Consumer trong giai đoạn 2018-2022. Theo đó, mục tiêu của Masan Consumer là xây dựng thành công ít nhất 12 thương hiệu hàng đầu Việt Nam vào năm 2020. Ông Thắng cũng đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu 25%/năm trong giai đoạn 2018-2022 với biên lợi nhuận sau thuế đạt 20-25%. Đồng thời Masan Consumer sẽ phấn đấu trở thành một trong ba nơi làm việc yêu thích nhất Việt Nam vào năm 2022.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, Masan Consumer đã tập trung vào việc tái lập "Nền tảng vận hành hiệu quả", bao gồm việc giảm hàng tồn kho trong hệ thống phân phối, rút ngắn thời gian lưu chuyển hang hoá từ nhà máy đến tay người tiêu dùng, tập trung vào người tiêu dùng và khách hàng cuối... Trong vòng 6 tháng cuối năm 2017, Masan Consumer sẽ giới thiệu 8 chiến dịch kinh doanh lớn ra thị trường nhằm tái khẳng định sức mạnh các thương hiệu hiện tại, chỉnh trang lại một số thành tố liên quan đến cấu trúc của một số ngành hàng hiện tại, mở rộng thị trường và giới thiệu các sản phẩm mới đến người tiêu dùng.
Ông Trương Công Thắng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan chia sẻ: "Con đường chúng ta đi là một cuộc hành trình dài lâu để phụng sự, mang lại hạnh phúc cho người tiêu dùng Việt Nam. Masan là một tập thể lớn của những con người đầy lòng khát khao và đầy tiềm năng. Cùng nhau, chúng ta sẽ sải những bước dài và thành công trên con đường này".
Masan tin vào triết lý "doing well by doing good". Sứ mệnh của Công ty là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trội cho 90 triệu người dân Việt Nam. Masan hiện thực hóa tầm nhìn này bằng cách thúc đẩy năng suất thông qua những phát kiến mới, áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu mạnh, và tập trung hiện thực hóa những cơ hội lớn gắn với cuộc sống hằng ngày của đại đa số người dân. Các công ty thành viên và liên kết của Tập đoàn Masan là những công ty dẫn đầu các ngành hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, thực phẩm chế biến và đồ uống, tài nguyên và dịch vụ tài chính, là những lĩnh vực đang tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam.
Theo danviet
Hội chung tay "giải cứu" người nuôi lợn Trước những khó khăn của người chăn nuôi lợn về tình trạng lợn ế và giá bán tại chuồng giảm mạnh, Hội Nông dân (ND) các tỉnh, thành phố đã lập tức vào cuộc, nỗ lực đưa ra những phương án hỗ trợ người chăn nuôi, đặc biệt là tổ chức các điểm bán thịt lợn sạch... "Cầu nối" nông dân với người...