Khủng hoảng Biển Đỏ tác động chuỗi cung ứng toàn cầu
Kể từ khi lực lượng Houthi tấn công vào các tàu chở hàng đi qua eo biển Bab el-Mandeb, phần lớn các công ty vận tải biển đã chọn tránh tuyến kênh đào Biển Đỏ – Suez.
Những “gã khổng lồ” vận tải biển toàn cầu như Maersk, Hapag-Lloyd, Robinson Global, Hanxin Shipping, Hualun Wilson, Yang Minh Shipping và Evergreen Shipping đều đã thông báo ngừng tiếp nhận vận chuyển hàng hóa ở khu vực Biển Đỏ, đồng thời tăng số lượng tàu đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng của châu Phi.
Kênh đào Biển Đỏ – Suez là tuyến đường vận chuyển quan trọng kết nối châu Á và châu Âu, với gần 14% lượng thương mại đường biển của thế giới đi qua. Năm 2023, 22% container trên thế giới, 20% hãng vận tải ôtô, 15% tàu chở sản phẩm và 5% tàu chở hàng khô đã đi qua kênh này. Tính đến cuối tháng 1/2024, đã có hơn 35 cuộc tấn công vào các tàu vận tải biển ở Biển Đỏ, chủ yếu là nhằm vào tàu chở container.
Gần 14% lượng thương mại đường biển của thế giới đi qua Kênh đào Suez.
Hơn 90% lượng vận tải thương mại toàn cầu là bằng đường biển và việc tắc nghẽn vận chuyển trực tiếp dẫn đến sự mất cân bằng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra phản ứng dây chuyền. Đối với thị trường vận chuyển container, đường vòng tránh Mũi Hảo Vọng sẽ làm tăng thêm 1 triệu đến 2 triệu USD chi phí nhiên liệu cho mỗi tàu, cũng như chi phí cho thời gian trên 10 ngày, khiến thời gian đến dự tính không thể đoán trước và lịch trình tàu cảng bị trì hoãn và hỗn loạn. Trong trường hợp một số lượng lớn tàu chở hàng cùng đi đường vòng cũng làm trầm trọng thêm hiện tượng tắc nghẽn cảng, dẫn đến sự gia tăng của các container quá cảnh, làm chậm quá trình quay trở lại của các container rỗng, điều này càng gây ra tình trạng thiếu container.
Lấy mức tiêu chuẩn trung tuần tháng 12/2023 (khi chưa xảy ra cuộc khủng hoảng), số lượng tàu container đi qua Biển Đỏ đã giảm hơn 70%. Ước tính thời gian vận chuyển từ Đông Á đến châu Âu và từ Đông Á đến Địa Trung Hải đã tăng lần lượt 26% và 51% và thời gian vận chuyển ngũ cốc và than đá từ Biển Đen đến Đông Á và từ Bờ Đông của Mỹ sang đến Đông Á đã tăng lần lượt từ 52% đến 77%. Theo Nihon Keizai Shimbun, khoảng 47% việc vận chuyển đồ chơi và 40% đồ gia dụng và quần áo trên tuyến Đông Á – châu Âu đang bị ảnh hưởng bởi giá cước vận tải tăng và thời gian bị kéo dài. Về nguyên liệu công nghiệp, 24% hóa chất, 22% thép tấm, 22% dây và pin cách điện bị ảnh hưởng, một số nguyên liệu thô khó giao hàng, các nhà máy sản xuất phụ tùng của các công ty lớn ở một số nơi như Tesla và Volvo ở Bỉ đã buộc phải tạm ngừng sản xuất. Theo cảng Barcelona của Tây Ban Nha, giao thông hàng hải đã có sự chậm trễ từ 10 đến 15 ngày.
Video đang HOT
Các tuyến đường vận tải biển toàn cầu là một bàn cờ. Sự tắc nghẽn của tàu bè đi về phía Tây, điển hình là kênh đào Biển Đỏ – Suez, đã làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn vốn đã nghiêm trọng của Kênh đào Panama (Đông và Tây của Mỹ). Kể từ 2023, hiện tượng El Nino đã gây ra hạn hán liên tục ở nhiều quốc gia ở Mỹ Latinh và Cơ quan quản lý kênh đào Panama đã buộc phải hạn chế số lượng tàu thuyền đi qua, kéo dài thời gian xếp hàng nói chung tăng từ 30% đến 50%.
Vận tải biển cũng có thuộc tính song trùng hàng hóa và tài chính. Do sự chồng chất của chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, chi phí thời gian và rủi ro an toàn, giá cước vận chuyển quốc tế tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Sàn giao dịch vận tải biển Thượng Hải, kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Biển Đỏ, chỉ số vận tải xuất khẩu container Thượng Hải đã tăng trong 9 tuần đầu liên tiếp, giá cước vận tải (phụ phí vận tải biển và vận tải đường biển) trên tuyến Đông Á – châu Âu đã tăng hơn 350% so với cùng kỳ năm trước; thương mại Đông Á – Địa Trung Hải tăng hơn 250% so với cùng kỳ năm trước.
Do sự liên kết kết nối và ảnh hưởng của mạng lưới vận tải container toàn cầu, sự thay đổi giá cước vận tải đã khiến các tuyến khác không liên quan đến Biển Đỏ cũng bị tác động giá, và giá cước vận tải của các tuyến Đông Á – Tây Mỹ, Đông Á – Đông Mỹ và Đông Á – Đông Nam Á đã tăng lần lượt 130%, 150% và 60%. Một số công ty vận tải biển cũng đã bắt đầu thu phụ phí mùa cao điểm từ Trung Quốc đến khu vực phía Bắc Phi.
Đến hiện nay, tác động của cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đối với thương mại các mặt hàng chủ chốt như dầu khí, lương thực hiện vẫn còn tương đối hạn chế, nhưng những thay đổi tiếp theo rất đáng quan tâm. Trong lĩnh vực dầu khí, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy tuyến đường Biển Đỏ và các đường ống dọc theo nó vận chuyển 12% tổng thương mại dầu vận chuyển bằng đường biển và 8% tổng thương mại khí đốt tự nhiên hóa lỏng của thế giới trong nửa đầu năm 2023, với khoảng 7 triệu thùng/ngày đi qua Kênh đào Suez đến eo biển Bab el-Mandeb. Phương Tây lo ngại rằng việc Houthi nhắm mục tiêu vào các tàu chở dầu phương Tây sẽ có tác động đến các chuyến hàng dầu và gây ra “lạm phát” ở phương Tây.
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã một lần nữa làm nổi bật sự mong manh của vận tải biển toàn cầu và làm đảo lộn các quan niệm định kiến về ngoại thương. Một mặt, thương mại vận tải biển sẽ tiếp tục chốt giá vận chuyển thông qua các thỏa thuận dài hạn và giao hàng qua mạn tàu (FOB); mặt khác, các tuyến đường trên bộ Á – Âu như Tàu cao tốc đường sắt Trung Quốc – châu Âu và “Cầu lục địa Arab” để thay thế kênh đào Suez đang đứng trước những cơ hội chiến lược ngày càng lớn hơn
Tác động của cuộc khủng hoảng Biển Đỏ với thương mại toàn cầu
Dữ liệu từ Xeneta cho thấy khối lượng hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không từ Việt Nam - trung tâm sản xuất hàng may mặc - đến Bắc Âu đã tăng lên trong ba tuần qua.
Khói bốc lên từ tàu chở dầu MV Merlin Luanda của Anh bị lực lượng Houthi tấn công khi di chuyển qua Vịnh Aden trên biển Arab, ngày 27/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc tấn công của Houhti vào tàu chở hàng ở Biển Đỏ đã gây gián đoạn một trong những tuyến thương mại quan trọng nhất thế giới trong nhiều tuần và hãng vận tải Maersk cảnh báo rằng tình trạng này có thể kéo dài tới một năm.
Theo kênh CNN ngày 20/3, tình trạng chậm trễ và chi phí tăng thêm mà các công ty vận tải phải chịu đã làm dấy lên lo ngại rằng người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi đợt tăng giá mới.
Richard Meade, tổng biên tập ấn phẩm vận tải biển Lloyds List, nói với CNN rằng đã có "một cuộc di cư" của các tàu container lớn từ Biển Đỏ và Kênh Suez liền kề. Những con tàu chuyên chở mọi thứ từ máy bay đến điện thoại di động từ các nhà sản xuất ở châu Á đến khách hàng ở châu Âu đã chuyển qua những tuyến đường dài hơn để tránh khu vực này.
Cuộc "di cư" đó là một vấn đề lớn: Kênh đào Suez, nối Biển Đỏ với Biển Địa Trung Hải, chiếm 10-15% lượng hàng hóa thương mại thế giới, bao gồm xuất khẩu dầu và 30% khối lượng vận chuyển container toàn cầu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói với CNN rằng tác động tổng thể đến chi phí vận chuyển và chuỗi cung ứng ít nghiêm trọng hơn nhiều so với đỉnh điểm của đại dịch COVID-19. Nhưng cuộc khủng hoảng hiện tại đã gây ra một số hậu quả, ví dụ khiến công ty Tesla phải tạm dừng một số hoạt động sản xuất vì chậm giao phụ tùng ô tô đến Đức, trong khi "gã khổng lồ" nội thất Thụy Điển IKEA cảnh báo về khả năng thiếu sản phẩm.
Giám đốc điều hành công ty dịch vụ chuỗi cung ứng và hậu cần tích hợp Maersk Vincent Clerc nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi chưa thấy một giải pháp hay một tình huống mà chúng tôi có thể thấy rằng cộng đồng quốc tế có thể cung cấp một lối đi an toàn. Vì vậy tôi nghĩ điều này sẽ tiếp diễn trong vài tháng nữa".
Peter Sand, nhà phân tích tại Xeneta (một công ty dữ liệu vận tải hàng không và đường biển), ước tính khoảng 90% năng lực vận chuyển tàu container thông thường đi qua Biển Đỏ và Kênh Suez đã được chuyển sang tuyến vòng qua miền Nam châu Phi.
Ông cho biết, khoảng 1/4 số tàu chở hàng vận chuyển số lượng lớn hàng như ngũ cốc hoặc xi măng, và 1/4 số tàu chở dầu hoặc khí tự nhiên, đã thực hiện hành trình chuyển hướng tương tự quanh Mũi Hảo Vọng của Nam Phi. Điều đó đã tăng thêm hai tuần cho hành trình từ Đông sang Tây đối với tàu container và 18 ngày đối với tàu chở hàng và tàu chở dầu.
Theo ông Sand nói: "Chúng tôi thấy các công ty thời trang và những nhà bán hàng may mặc ở châu Âu quyết định vận chuyển một số hàng hóa bằng đường hàng không, thay vì vận chuyển bằng đường biển, điều này khiến chi phí leo thang, đắt hơn từ 10 đến 20 lần".
Dữ liệu từ Xeneta cho thấy khối lượng hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không từ Việt Nam, trung tâm sản xuất hàng may mặc, đến Bắc Âu đã tăng lên trong ba tuần qua. Việc kéo dài tuyến đường vận chuyển đường biển cũng làm tăng chi phí nhiên liệu và bảo hiểm, cũng như phí thuê tàu.
Chuyên gia Sand ước tính rằng các hãng vận tải phải trả thêm 1 triệu USD cho mỗi tàu để thực hiện chuyến đi khứ hồi quanh cực nam châu Phi, phần lớn trong số đó là do chi phí nhiên liệu cao hơn.
Chi phí vận chuyển toàn cầu cho mỗi một container 40 feet tiêu chuẩn là ở mức hơn 3.780 USD, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước. Đối với một container cùng cỡ đi từ Thượng Hải ở Trung Quốc đến Rotterdam ở Hà Lan, chi phí đã tăng 158% so với một năm trước, ở mức 4.426 USD.
Đã có 103 tàu container phải tránh kênh đào Suez vì sợ bị Houthi tấn công 103 tàu container đã phải thay đổi lộ trình và đi vòng qua miền Nam châu Phi, nhằm tránh đi qua kênh đào Suez vào Biển Đỏ rồi bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công. Đây là một dấu hiệu cho thấy Houthi đã làm gián đoạn thương mại toàn cầu. Tàu chở hàng Galaxy Leader bị lực lượng Houthi bắt giữ....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El Salvador

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận về chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Quan hệ Pakistan - Iran đối mặt thử thách sau vụ 8 công dân bị sát hại

CEO Mark Zuckerberg ra điều trần trong phiên tòa chống độc quyền lịch sử tại Mỹ

Ai Cập, Mỹ và Qatar nỗ lực đạt thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

Tổng thống Liban phủ nhận đàm phán bình thường hóa quan hệ với Israel

Triển vọng kinh tế Mỹ sau ba tháng cầm quyền của Tổng thống Trump

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người thiệt mạng tăng lên hơn 230 người

EU hủy kết quả kỳ thi tuyển dụng, gần 10.000 ứng viên buộc phải thi lại

Ai Cập và Qatar nhấn mạnh tiến trình chính trị thành lập Nhà nước Palestine

Jordan, Indonesia ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng
Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày mới 15/4: 4 con giáp tràn ngập may mắn, công việc hanh thông bất ngờ, tài lộc dồi dào rủng rỉnh
Trắc nghiệm
16:19:06 15/04/2025
Jennie ở Coachella 2025: Nỗ lực cho 1 tham vọng "nửa vời"
Nhạc quốc tế
16:08:42 15/04/2025
9 siêu sao bóng đá giàu từ trong trứng: Pirlo, Van Persie và hơn thế nữa
Sao thể thao
16:04:30 15/04/2025
Bạn gái 8 năm của HURRYKNG chính thức lên tiếng giữa tin trục trặc
Sao việt
15:58:39 15/04/2025
Màn "du hành vũ trụ" hơn 10 phút của Katy Perry: Lady Gaga và dàn sao Hollywood "đăng đàn" mỉa mai khắp MXH
Sao âu mỹ
15:49:03 15/04/2025
"Búp bê gầy đáng sợ" của showbiz vào viện cấp cứu lúc nửa đêm
Sao châu á
15:41:18 15/04/2025
Park Bo Gum, IU bị sử dụng trái phép hình ảnh ở Trung Quốc
Hậu trường phim
15:34:33 15/04/2025
Vì sao tín đồ kinh dị giật gân không nên bỏ lỡ 'Buổi hẹn hò kinh hoàng'?
Phim âu mỹ
15:27:05 15/04/2025
Mẹ biển - Tập 22: Đại trở về, cố tình tránh mặt kẻ thù
Phim việt
15:16:39 15/04/2025
Xếp hạng 7 laptop chơi game tốt nhất đầu năm 2025
Đồ 2-tek
15:09:09 15/04/2025