Khủng bố Philippines táo tợn bắt cóc tàu Đài Loan
2 tàu thuộc sở hữu tư nhân Đài Loan chở nhiều thuyền viên Indonesia đã bị một tổ chức khủng bố bắt giữ làm con tin ở vùng biển Philippines.
Tàu chở hàng của Indonesia (Ảnh minh họa)
Bộ Ngoại giao Indonesia hôm qua cho biết 10 công dân Indonesia đang bị giữ làm con tin sau khi tàu của họ bị bắt cóc ở vùng biển Philippines.
Bộ cho biết chủ của một tàu kéo và 1 sà lan chở than đã nhận được hai cuộc gọi điện thoại từ một nhóm, nhận là Abu Sayyaf, đòi tiền chuộc. Theo Reuters, tàu thuộc sở hữu tư nhân của Đài Loan.
Không biết chính xác sự cố xảy ra lúc nào nhưng báo cáo cho biết chủ tàu nhận được cuộc gọi tống tiền lần đầu vào ngày 26.3. Tuyên bố của Bộ cũng gọi những người bắt con tin là cướp biển.
Video đang HOT
Abu Sayyaf bắt chước IS, dọa chặt đầu các con tin Canada và Na Uy nếu không nhận được tiền chuộc. (Ảnh: Heavy).
Abu Sayyaf, tổ chức được Mỹ và Philippines gọi là tổ chức khủng bố, nổi tiếng với các vụ đánh bom, tống tiền và bắt cóc để đòi tiền chuộc ở phía nam Philippines. Thủ lĩnh của tổ chức này đã tuyên bố trung thành với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Tháng 11.2015, Abu Sayyaf đã chặt đầu một công dân Malaysia vì không chịu nộp tiền chuộc.
Tổ chức này đã trở nên yếu đi do các cuộc tấn công của Mỹ, được Philippines hậu thuẫn, nhưng vẫn còn là một mối đe dọa an ninh.
Tàu kéo Brahma 12 và sà lan Anand 12 khởi hành từ Kalimantan, đảo Borneo thuộc Indonesia để đến Batangas, Philippines.
Theo Danviet
Phiến quân Hồi giáo Philippines đòi 63 triệu USD tiền chuộc con tin phương Tây
Các phiến quân Hồi giáo tại Philippines ngày 3/11 tuyên bố đòi tiền chuộc 1 tỷ peso (21 triệu USD) mỗi người, để đổi lại việc phóng thích 2 người Canada và một người Na-uy bị bắt cóc 6 tuần trước.
Các con tin người Canada và Na-uy đang bị Abu Sayyaf treo giá tiền chuộc 1 tỷ peso/người (Ảnh: AP)
Đoạn video đòi tiền chuộc được đăng tải bởi cơ quan theo dõi các phần tử cực đoan SITE tại Mỹ. Những kẻ bắt cóc bịt mặt trong đoạn video tuyên bố là thành viên của nhóm Abu Sayyaf - một nhóm phiến quân bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố vì các vụ bắt cóc và đánh bom gây thương vong lớn.
Trước đó, 2 du khách Canada John Ridsdel và Robert Hall, cùng quản lý người Na-uy tại một khu nghỉ dưỡng Kjartan Sekkingstad, và bạn gái người Philippines có tên Marites Flor bị bắt cóc trên du thuyền. Vụ việc diễn ra tại một bến du thuyền ở miền nam Philippines hôm 21/9.
Giới chức Philippines cho biết họ không rõ các con tin đang bị giam giữ ở đâu. Nhưng các nhà phân tích an ninh cho rằng có khả năng họ đang ở trên đảo Jolo, thành trì của lực lượng Abu Sayyaf và nằm cách thủ đô Manila 1000km về phía Nam.
Trong đoạn video, 3 người nước ngoài đều nói rằng họ bị gán cho số tiền chuộc 1 tỷ peso (21 triệu USD). Những người này xuất hiện trong một khu rừng, xung quanh là các tay súng được trang bị hạng nặng.
Ra đời đầu những năm 1990 và được chu cấp ban đầu bởi trùm mạng lưới khủng bố Al-Qaeda Osama bin Laden, Abu Sayyaf khét tiếng với các vụ bắt cóc du khách nước ngoài để đòi tiền chuộc.
Nhóm này cũng bị cáo buộc đã thực hiện những vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhất Philippines, trong đó có vụ đánh bom một chiếc phà trên Vịnh Manila năm 2004, làm hơn 100 người thiệt mạng.
Ngoài những con tin nêu trên, Abu Sayyaf được tin là đang giam giữ 3 người nước ngoài khác, gồm 2 người Malaysia và một người Hà Lan, quân đội Philippines cho biết.
Cựu linh mục người Ý Rolando del Torchio, bị bắt cóc tại nhà hàng pizza của người này ở thành phố cảng Dipolog hồi tháng trước. Thủ phạm cũng được tin là nhóm Abu Sayyaf, nhưng giới chức địa phương chưa xác nhận thông tin này.
Hồi tuần trước, một con tin 74 tuổi người Hàn Quốc bị bắt cóc hồi tháng Giêng được phát hiện đã tử vong trên đảo Jolo. Quân đội Philippines cho biết Abu Sayyaf bỏ lại con tin này sau khi ông qua đời vì "bệnh nặng".
Chính phủ Philippines lâu nay vẫn tuyên bố "không trả tiền chuộc" trong các vụ bắt cóc con tin. Tuy nhiên các bên liên quan vẫn thường trả tiền.
Thanh Tùng
Theo Dantri/AFP
IS rao bán con tin - bài toán mới cho Trung Quốc Liệu Trung Quốc có mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo cực đoan nếu quả thực công dân nước này đang bị chúng giam giữ hay không, giới phân tích đặt câu hỏi và theo dõi động tĩnh từ Bắc Kinh. IS đăng hình ảnh hai con tin, một đến từ Na Uy (trái), một đến từ Trung Quốc,...