Khủng bố kinh hoàng ở Paris: Lời kể của những nhân chứng
“Tôi chẳng thấy gì cả… Nhưng chúng tôi phải cố thủ trong quán bởi hàng loạt xác chết đang nằm ngay trước mặt”.
Lực lượng an ninh tập trung dày đặc ở quận 10 của Paris, sơ tán người khỏi các khu vực bị tấn công – Ảnh: AFP
Khi tổng thống Pháp phải sơ tán
Anh Franck Benarroch cho biết lúc xảy ra vụ tấn công gần sân vận động Stade de France tối 13.11 ở Paris (Pháp), anh đang xem bóng đá cùng với bạn gái. Và anh cũng biết rõ Tổng thống Francois Hollande cũng có mặt. Báo Huffington Post Australia dẫn lời anh: “Chừng 20 phút khi trận đấu bắt đầu, chúng tôi nghe thấy tiếng nổ đầu tiên. Nhưng ở sân vận động vẫn thường có pháo hoa và rất ồn ào nên chúng tôi tưởng mọi chuyện bình thường. Nhưng những tiếng nổ lớn hơn rất nhiều và khoảng 10 phút sau, chúng tôi lại nghe nổ lớn nữa. 15 phút sau, lại thêm một tiếng nổ khác. Mọi chuyện rõ là đang rất nghiêm trọng khi Tổng thống Francois Hollande phải sơ tán khỏi sân vận động”.
“Một đống xác chết nằm ngay trước mặt”
Ben Grant và vợ ở trong một quán bar bị tấn công. Ông kể với BBC: “Tôi ở phía sau của quán bar. Tôi chẳng thấy gì cả… Nhưng chúng tôi phải cố thủ trong quán bởi một đống xác chết đang nằm ngay trước mặt”.
Lực lượng an ninh tập trung dày đặc ở quận 10 của Paris – Ảnh: AFP
Lời kể của nhân chứng trong nhà hàng Việt Nam
Cô Charlotte Brehaut đang ăn cùng một người bạn trong nhà hàng Le Petit Cambodge khi nhà hàng bị tấn công. Đây là nhà hàng rất đông khách phục vụ các món Việt và Campuchia. Hãng truyền thông CNN dẫn lời kể của Brehaut: “Đột nhiên chúng tôi nghe những tiếng súng nổ rất lớn… Tất cả các thực khách đều nằm rạp xuống sàn”.
Brehaut kể cô đã nắm tay một phụ nữ nằm bên cạnh nhưng người này không có tí phản ứng nào. Bà bị bắn trúng ngực và máu chảy tràn ra khắp nơi. Chính quyền Pháp đến nay cho biết ít nhất 14 người đã thiệt mạng ở nhà hàng này.
Báo Le Monde thì dẫn lời một phụ nữ khác kể: “Tôi lái xe máy chở bạn đến nhà hàng. Tôi thấy người nằm trên sàn. Đầu tiên tôi tưởng ô tô đã tông vào nhà hàng bởi vì kính vỡ khắp nơi. Tôi không hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra. Có quá nhiều người nằm trên sàn. Quá nhiều người”.
Video đang HOT
An ninh được tăng cường đáng kể trước tòa lãnh sự Pháp tại New York (Mỹ) – Ảnh: AFP
“Ai cũng hoảng loạn”
Xavier Barret là một phóng viên ảnh làm việc cho báo L’Equippe. Anh đang tác nghiệp tại sân vận động Stade de France khi vụ tấn công khủng bố xảy ra. Anh kể sau vụ tấn công, ai cũng hoảng loạn, nhiều người cố chạy vào sân cỏ nhưng lực lượng an ninh cố giữ mọi người ở yên một chỗ.
Anh nói: “Tất cả mọi người đều quá sợ hại bởi lúc này họ nghe điện thoại hoặc lên internet, biết rằng bom và súng đã nổ bên ngoài sân và nhiều nơi ở Paris”.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
[Chùm ảnh] Đêm kinh hoàng và đẫm máu tại Paris
Thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp, kinh đô ánh sáng của thế giới, vừa trải qua một đêm kinh hoàng và đẫm máu sau những vụ tấn công khủng bố liên tiếp vào nhiều địa điểm khiến hơn 150 người thiệt mạng.
Paris vừa trải qua một đêm kinh hoàng và đẫm máu - Ảnh: Reuters
Đến sáng 14.11, cảnh sát Pháp cho biết các vụ tấn công khủng bố ở Paris làm ít nhất 158 người thiệt mạng, trong đó tại nhà hát Bataclan có 100 người chết do khủng bố ném chất nổ vào con tin...
Thông tin ban đầu cho hay các cuộc tấn công diễn ra tại nhiều địa điểm của Paris: đại lộ Voltaire (1 người chết), phố Charonne đối diện cửa hàng La Belle (19 người chết, 14 người bị thương), nhà hát Bataclan (78-79 người chết, trong đó 3-4 tên khủng bố bị tiêu diệt), phố Fontaine au Roi (5 người chết, 8 người bị thương), phố Allibert (12-14 người chết, 10 người bị thương), sân vận động Stade de France (3 vụ nổ, 4 người chết, có 3 kẻ đánh bom tự sát)...
Sau một đêm kinh hoàng, không khí đau buồn và lo sợ đang bao trùm nhiều nơi tại Paris. Trong khi đó trên thế giới, người dân các nơi đang cầu nguyện cho thành phố ánh sáng của nước Pháp.
Người bị thương gần nhà hát Bataclan được đưa đi cấp cứu - Ảnh: Reuters
Đậy xác một nạn nhân xấu số - Ảnh: AFP
Người dân ở gần nhà hát Bataclan được đưa đi sơ tán - Ảnh: AFP
Nỗi sợ hãi của những người sống sót được đưa đi sơ tán - Ảnh: AFP
Khung cảnh tại sân vận động sân vận động Stade de France sau 3 vụ nổ liên tiếp gần nơi này. Theo thông tin ban đầu, các vụ nổ do 3 kẻ đánh bom tự sát gây nên - Ảnh: AFP
Tối 13.11, sân Stade de France là nơi diễn ra trận giao hữu Pháp - Đức. Ba vụ nổ xảy ra bên ngoài sân khi trận đấu đang diễn ra - Ảnh: Reuters
Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái) và Bộ trưởng Ngoại vụ Bernard Cazeneuve trong cuộc họp khẩn sau vụ tấn công - Ảnh: AFP/Phủ tổng thống Pháp
Tổng thống Pháp xuất hiện trên truyền hình, tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc và đóng cửa biên giới - Ảnh: AFP
Một tấm biển điện tử trên đường phố Paris sáng sớm ngày 14.11 chạy dòng chữ: "Chúng tôi khuyến cáo mọi người ở trong nhà và chờ đợi chỉ dẫn từ nhà chức trách"
Cái ôm an ủi bên ngoài nhà hát Bataclan sau vụ tấn công làm 100 người chết - Ảnh: Reuters
Một người giơ tấm biển "cầu nguyện cho Paris" sau một trận đấu bóng rổ ở Mỹ để báo tin về vụ khủng bố tại Pháp - Ảnh: Reuters
Hoa được mang đến và nến được thắp bên ngoài Lãnh sự quán Pháp tại San Francisco (Mỹ) tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố - Ảnh: Reuters
Hà Chi
Theo Thanhnien
Đồng phạm những kẻ khủng bố ở Paris có thể đang chạy trốn Cảnh sát Pháp đang mở chiến dịch truy lùng để xác định xem có kẻ khủng bố nào gây ra vụ tấn công ở Paris đang chạy trốn hay không. Cảnh sát Pháp mở chiến dịch đột kích giải cứu con tin ở phòng hòa nhạc Bataclan. Ảnh: Reuters Ngày 14/11, các công tố viên Paris đã mở cuộc điều tra hành vi...