Khủng bố Bỉ thổi bùng tranh cãi về hiệp định tự do đi lại của EU
Các vụ khủng bố tại Pháp và Bỉ khiến quy chế tự do đi lại trong EU có nguy cơ lung lay, khi các nước muốn thắt chặt biên giới để tăng cường an ninh.
Cảnh sát Pháp tái áp đặt kiểm tra xuất nhập cảnh tại biên giới sau vụ khủng bố tại Paris tháng 11/2015. Ảnh: Reuters
Sau khi các vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Brussels diễn ra, cướp đi sinh mạng ít nhất 31 người, giới chức Bỉ đã lập tức tái áp đặt việc kiểm soát tại biên giới, CNBC đưa tin. Động thái này, cùng với các vụ tấn công, làm dấy lên câu hỏi về tương lai của chính sách biên giới mở, vốn có ý nghĩa thiết yếu với sự đi lại của người dân, cũng như hoạt động thương mại tại hầu khắp Liên minh châu Âu (EU).
Hiệu ước Schengen được ký lần đầu năm 1985, cho phép người dân các nước tham gia ký kết tự do đi lại qua biên giới, mà không phải thực hiện các thủ tục kiểm soát nhập cảnh hoặc kiểm tra hộ chiếu. 22 quốc gia EU cùng 4 quốc gia thành viên Hiệp hội Tự do Thương mại châu Âu đã ký kết thỏa thuận này.
“Các vụ tấn công hôm 22/3 rõ ràng không phải tin tốt lành cho Hiệp ước Schengen. Khi các quốc gia lần đầu tái triển khai kiểm soát biên giới khắp châu Âu hồi tháng 9, mục tiêu là nhằm kiểm soát dòng người di cư”, Ian Bremmer, chủ tịch tổ chức nghiên cứu Eurasia Group nói với kênh CNBC. “Sau vụ tấn công Paris, việc tạm dừng Schengen là do an ninh quốc gia. Vụ Brussels cũng rơi vào tình huống này”.
Vụ khủng bố Brussels là đòn giáng vào châu Âu khi châu lục này vẫn đang phục hồi từ sau vụ tấn công khiến 130 người thiệt mạng tại Paris tháng 11 năm ngoái. Các chuyên gia an ninh và một số công dân châu Âu nhiều khả năng sẽ kêu gọi thắt chặt hơn kiểm soát biên giới, để khiến những kẻ khủng bố khó di chuyển từ nước này sang nước khác.
“Tôi cho rằng giống như nhiều thỏa thuận khác, người châu Âu sẽ tìm cách duy trì Schengen. Nhưng các nước sẽ sẵn sàng hơn trong việc phớt lờ các quy định và áp đặt kiểm soát biên giới nếu họ thấy buộc phải làm vậy”, Adriano Bosoni, nhà phân tích cấp cao về địa chính trị châu Âu tại hãng nghiên cứu Stratfor nhận định.
Video đang HOT
“Một khi bạn đã vào châu Âu, bạn có thể tới bất kỳ đâu bạn muốn”, đại tá về hưu của quân đội Mỹ Jack Jacobs nói. “Đây là điều gây ngỡ ngàng trong hàng thập kỷ, làm sao người châu Âu có thể chủ quan như vậy về vấn đề an ninh, khi các biên giới đều mở hoàn toàn”.
Lợi ích kinh tế
Biên giới mở có ý nghĩa rất quan trọng với kinh tế châu Âu. Nhiều công ty có trụ sở trong khu vực này đã cơ cấu hoạt động của mình trải rộng xuyên biên giới, với các văn phòng và nhà xưởng đặt tại các quốc gia khác nhau. Nếu kiểm soát biên giới giữa các nước EU, những công ty như vậy sẽ đối diện với sự gia tăng lập tức chi phí vận tải và nhân công, chỉ để di chuyển hàng hóa giữa các cơ sở lắp rắp của mình.
Ông Bremmer cho biết mỗi ngày có tới 1,7 triệu người châu Âu di chuyển qua biên giới để đi làm.
Giám đốc điều hành Karl-Thomas Neumann của hãng ôtô Opel cho biết, công ty ông thường xuyên vận chuyển phụ tùng giữa Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Anh và Italy. Ngoại trừ Anh, tất cả nước còn lại đều là thành viên Khu vực Schengen.
“Chúng tôi có những cơ sở hậu cần khổng lồ tại khu vực Nam Âu, bất kỳ sự gián đoạn nào cũng lập tức tác động tới toàn dây chuyền”, ông Neumann nói.
Một nghiên cứu của viện Bertelsmann Stiftung, Đức hồi tháng trước dự báo, việc gia tăng kiểm soát biên giới sẽ khiến Đức thiệt hại 77 tỷ USD từ nay tới năm 2025. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, Đức sẽ chịu tác động đặc biệt xấu nếu Hiệp ước Schengen bị bãi bỏ, bởi bao quanh nước này đều là các quốc gia thành viên của Khu vực Schengen.
Thỏa thuận hiện tại cho phép các nước thành viên được tạm thời tái áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới, sau khi gửi đề nghị tới Ủy ban châu Âu (EC). Tuy nhiên, trang web của cơ quan này mô tả bước đi đó như “lựa chọn cuối cùng và chỉ được sử dụng nếu các biện pháp khác không hiệu quả trong việc giảm thiểu một mối đe dọa nghiêm trọng”.
“Nếu không thể ngăn chặn người tị nạn, bạn buộc phải đảm bảo rằng các biện pháp an ninh được triển khai mạnh mẽ”, ông Bremmer nhận xét và nói thêm rằng một hệ thống như vậy sẽ đòi hỏi phải tăng cường giám sát và “có những quy định khác cho những đối tượng bị xem là mối đe dọa tiềm tàng”.
“Điều đó sẽ dẫn tới nhiều bất ổn xã hội. Nó sẽ xé toạc kết cấu mà chúng ta lâu nay vẫn nghĩ về châu Âu. Nó chắc chắn sẽ tác động xấu tới kinh tế”, chuyên gia của Eurasia Group nhận định. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu muốn tăng cường an ninh, thì kiểm soát biên giới là điều khó tránh.
Nhà phân tích Bosoni của hãng nghiên cứu Stratfor lý giải rằng, mặc dù EC có công cụ pháp lý để trừng phạt các quốc gia tái áp đặt kiểm soát biên giới khi chưa được phép, thì ít khả năng hành động đó sẽ gây tác động đáng kể. Để có thể trừng phạt một nước vi phạm Hiệp ước Schengen, EC phải đạt được sự đồng thuận từ các thành viên. Trong khi đó, bất kỳ quốc gia nào vi phạm quy định cũng có thể dễ dàng tìm kiếm được một số đồng minh để né trừng phạt.
Dù gì, mối lo ngại về an ninh quốc gia cũng sẽ buộc các quốc gia châu Âu phải xem xét lại các thỏa thuận khu vực.
“Những vụ tấn công đó càng làm các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị của châu Âu thêm nhức nhối. EU đã cố gắng lấn át các quốc gia thành viên, nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, khi một quốc gia thấy sự toàn vẹn của mình bị đe dọa, họ sẽ quay lại với các chính sách của riêng mình”, Bosoni giải thích.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Mỹ hứa giúp EU sau vụ đánh bom khủng bố Bỉ
Ngoại trưởng John Kerry hôm nay cam kết sẽ giúp thêm Bỉ và Liên minh châu Âu đối phó với các mối đe doạ của phiến quân Hồi giáo, sau vụ đánh bom sân bay, ga điện ngầm ở thủ đô Brussels.
Lính Bỉ tuần tra trung tâm Brussels. Ảnh: AP
"Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cần thiết trong việc điều tra những hành động khủng bố tàn ác này và đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra trước công lý. Chúng tôi hôm nay cung cấp mọi thứ họ cần và họ đã chấp nhận lời đề nghị của chúng tôi", Reuters dẫn lời ông Kerry hôm nay nói tại Bỉ.
"Chúng tôi sẽ làm việc chi tiết với họ nhằm giúp điều phối dòng chảy thông tin", ngoại trưởng Mỹ nói. Ông cho biết thêm rằng các chính phủ Liên minh châu Âu (EU) đã làm việc trong năm qua để trao đổi thông tin chống khủng bố tốt hơn.
Ngoại trưởng Mỹ cũng bác bỏ những lời chỉ trích với chính phủ Bỉ khi nước này không lần tìm được những phiến quân Nhà nước Hồi giáo trước vụ đánh bom hôm 22/3. "Chính phủ này đã hành động trong một năm và có động thái quyết liệt đối phó với chủ nghĩa khủng bố".
Ít nhất hai người Mỹ thiệt mạng trong các vụ tấn công sân bay và ga điện ngầm ở Brussels làm ít nhất 31 người chết, một quan chức Mỹ cho biết.
Trọng Giáp
Theo VNE
Vì sao Bỉ không thể ngăn chặn vụ khủng bố được báo trước Thiếu phối hợp chia sẻ thông tin tình báo, không đủ nhân lực để giám sát các đối tượng tình nghi là những nguyên nhân cơ bản khiến Bỉ thất bại trong việc chặn đứng vụ khủng bố được cảnh báo trước ở Brussels. Nhân viên an ninh Bỉ có mặt tại nhà ga tàu điện ngầm Maelbeek sau vụ đánh bom hôm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump

Hàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tố

Giải pháp của Mỹ cho xung đột Ukraine có hiệu quả ?

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh cáo đòn hạt nhân với châu Âu

Indonesia nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình và cân bằng khu vực

Giáo hoàng Francis về với thánh đường Vatican lần cuối

Ý nghĩa cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Quốc vương Oman

Thất bại trong đàm phán tái cấu trúc 2,6 tỷ USD, Ukraine đối mặt nguy cơ vỡ nợ lịch sử

Indonesia có thêm cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Trung Quốc thúc đẩy hợp tác không gian quốc tế với Mỹ

Tìm ra nguyên nhân khiến loài chuột túi khổng lồ thời tiền sử diệt vong

Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

Lý do Hà Anh Tuấn từ chối lời mời xem "Địa đạo" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên
Hậu trường phim
21:46:24 24/04/2025
Nam diễn viên Việt kết hôn đồng giới được mời livestream giá 120 triệu, từ chối thẳng
Sao việt
21:42:42 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler
Sức khỏe
21:40:42 24/04/2025
Chưa từng có: 1 nam ca sĩ công khai xu hướng tính dục ngay tại concert!
Sao châu á
21:34:46 24/04/2025
Đoạn video gây sốc của Xuân Hinh
Nhạc việt
21:23:37 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?
Nhạc quốc tế
21:18:12 24/04/2025
Xóa gấp bức ảnh cụ ông bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản: Thân thế thật sự gây choáng
Netizen
20:12:59 24/04/2025
Myanmar bắt giữ nhà chiêm tinh trên TikTok vì dự đoán động đất gây hoang mang
