Khuê Văn Các được chọn là biểu tượng của Hà Nội
Trong dự thảo Luật thủ đô, Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của thủ đô. Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình nhưng cũng không ít người băn khoăn và cho rằng cần lấy ý kiến nhân dân.
Theo giải trình của Chính phủ về Luật thủ đô, biểu tượng của thủ đô là hình tượng đặc trưng gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa của Hà Nội và cả dân tộc Việt Nam; thể hiện nguyện vọng, niềm tự hào của người dân thủ đô và nhân dân cả nước về một thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại của nước Việt Nam. Trong quá trình soạn thảo dự án luật này, đa số ý kiến đề nghị nên chọn hình ảnh Khuê Văn Các – biểu tượng truyền thống hiếu học của người dân thủ đô và cả nước.
Khuê Văn Các – Văn Miếu biểu tượng cho tinh thần hiếu học của người dân.
Video đang HOT
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo ra hàng nghìn nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Theo quan niệm của người xưa, Khuê Văn Các có ý nghĩa là nơi tập trung của mọi tinh hoa giữa đất và trời, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hóa nho học của Việt Nam.
Tuy nhiên, đại biểu Phùng Đức Tiến lại chia sẻ, nhiều người dân trong nước và quốc tế đã biết đến các địa chỉ, hiện vật và biểu tượng cho Hà Nội như Hồ Gươm, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, cột cờ Hà Nội, Cổ Loa, Hồ Tây. Do vậy, lựa chọn hình ảnh Khuê Văn Các là biểu tượng của Hà Nội cần được cân nhắc kỹ lượng hơn.
Còn đại biểu Trần Ngọc Vinh nhận xét, ban soạn thảo cần làm rõ tiêu chí nào về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật để lựa chọn Khuê Văn Các là biểu hiện của thủ đô mà không phải Hoàng thành Thăng Long hay một số di tích lịch sử khác. Ông đề nghị cần trưng cầu ý kiến của nhân dân và các nhà khoa học, các nhà văn hóa trên cả nước về biểu tượng của thủ đô thông qua cuộc bình chọn với những tiêu chí cụ thể mới đảm bảo tính chính xác và khách quan.
Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Tất Thắng cũng cho rằng, nếu thời gian cho phép nên lấy ý kiến thăm dò rộng rãi, nếu không ít nhất cũng để đại biểu của nhân dân tức là các đại biểu Quốc hội có ý kiến. Hà Nội đã tổ chức một cuộc thi rất công phu, nghiêm túc vào năm 1997 nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội và đã chọn được biểu tượng này cho Hà Nội. Việc làm này cũng nên báo cáo rõ với Quốc hội để giúp đại biểu Quốc hội có thêm thông tin, dễ dàng đồng thuận hơn với đề xuất của dự thảo luật.
Dự kiến Luật thủ đô được Quốc hội thông qua vào 21/11.
Theo VNE
"Khép", "siết", "bóp" và những chiếc barie
Khi Luật Thủ đô được các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ, chúng tôi nảy ra ý định sẽ không ngồi ở nơi họp của Đoàn ĐBQH Hà Nội, mà đi "tỉnh lẻ" để xem các đại biểu nghĩ sao, nói sao về thủ đô.
Theo ý kiến của một số đại biểu QH, Luật Thủ đô mới chú trọng vào việc xử phạt, thu phí, nhập cư
Câu trả lời: Mối quan tâm của các vị đại biểu hóa ra là ở câu chuyện hình ảnh biểu tượng của thủ đô. Mà không chỉ là Khuê Văn Các.
Một đặc điểm dễ nhận là Luật Thủ đô ôm đồm quá nhiều thứ, từ vấn đề "vĩ mô tên lửa" như "cơ chế tài chính đặc thù", "thể chế đặc biệt cho chính quyền", cho đến "cây kim": "Xét tặng danh hiệu Công dân thủ đô", "chất lượng công dân". Cóp nhặt đến nỗi có vị đại biểu nói thẳng ra là "chép ở mỗi luật một tí".
Nhưng điều gì khiến cho người dân nhận biết "cả nước chỉ có một thủ đô"? Điều gì sẽ khiến Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, như Seoul của Hàn, Tokyo của Nhật, Moscow của Nga, hay London của Anh, Washington của Mỹ?
Rất ít, thậm chí là không có, ngoài một chữ mà báo chí đã dùng cực chuẩn là "siết", trong việc nhập cư. Và "phạt nặng" trong mọi lĩnh vực, từ giao thông, môi trường, đất đai, đô thị... Nói như một đại biểu xứ Nghệ- cũng là một quan chức Quốc hội- là Luật Thủ đô đang chỉ loay hoay xem đường sá thế nào, xử phạt ra sao, rồi thu phí, rồi nhập cư- tức là chỉ nói đến cái đô (thị), mà chẳng có cái gì để rõ về cái thủ (tức là cái đầu não) của cả nước. Tóm lại, nơi nào "bồ câu khó vào thóc" nhất, thì đó là thủ đô.
50 ngàn người nhập cư mỗi năm, dân số toàn TP đã tăng 9% so với năm 2008, với mật độ trung bình 2.129 người/km2, gấp 8 lần bình quân cả nước và tình trạng đường sá ùn tắc triền miên, mà muốn đến họp đúng giờ, thậm chí xe của các vị đại biểu phải có "xe ò oe" dẫn đường. Con số và tình trạng này được đưa ra trong báo cáo giải trình dự án luật, như một gánh nặng mà thủ đô ngàn năm tuổi phải gánh. Như một nguyên cớ để dự thảo luật đưa ra với các điều luật chủ yếu hướng tới mấy chữ "khép", "siết" và "bóp". Nhưng thực ra, lỗi đâu có thuộc về người dân- những người, cũng từ cả ngàn năm nay- đang bằng mồ hôi và máu của mình khiến cái thế "rồng cuộn hổ ngồi" của Thăng Long thực sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Một ĐBQH của đất Sài Gòn - Gia Định- khi bàn về dự án luật- đã tỏ ra băn khoăn với cái biểu tượng Khuê Văn Các: "Thế giới chỉ biết đến Hà Nội với chùa Một Cột, với hồ Gươm, chứ mấy ai biết đến Khuê Văn Các".
Có lẽ nỗi lo đó hơi thừa. Bởi khi Luật Thủ đô được thông qua, người dân cả nước, cũng như thế giới, sẽ biết đến đất Thăng Long- thủ đô ngàn năm Hà Nội như là nơi phạt nhiều nhất và nặng nhất, hạn chế quyền tự do cư trú được quy định rành rành trong Hiến pháp, không lưu tâm đến sinh kế của hàng vạn người nhập cư sẽ khó khăn.
Theo laodong
Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác hành pháp Luật Thủ đô nếu được thông qua và đi vào cuộc sống, thì không chỉ cơ quan quản lý mà cả người dân đều sẽ được hưởng những yếu tố tích cực từ Bộ luật, theo tinh thần "sống và làm việc theo pháp luật". Đối với ngành Tòa án và công tác hành pháp nói riêng, tôi tin Luật Thủ đô sẽ...