Khúc quanh mới tại Bệnh viện Giao thông vận tải
Cả bên chuyển giao và bên tiếp nhận đều muốn đẩy nhanh tiến trình chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải.
Tình hình tài chính của Công ty CP Bệnh viện GTVT khá bi đát và đang gặp vướng mắc về hướng xử lý đối với việc hoàn trả tiền mua cổ phần cho cổ đông chiến lược – Tập đoàn T&T.
Thúc giục
Sự sốt ruột của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) là điều có thể nhận thấy trong Công văn số 10593/BGTVT-QLDN, ngày 21/10/2020 liên quan việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại Công ty CP Bệnh viện GTVT sang Tổng công ty Quản lý đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Do tình hình cấp bách vì thiếu thành viên HĐQT và Ban Điều hành, nên Công ty CP Bệnh viện GTVT đang khó khăn, hoạt động cầm chừng và Đại hội đồng cổ đông bất thường phải lùi thời gian tổ chức khi thực hiện các thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu.
Với lý do trên, Bộ GTVT đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sớm có ý kiến chỉ đạo về phương án chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu sang SCIC để SCIC chỉ đạo người đại diện vốn nhà nước tại Bệnh viện tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường thực hiện kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của Công ty CP Bệnh viện GTVT.
“Về phương hướng phát triển Công ty CP Bệnh viện GTVT, SCIC sẽ phối hợp với người đại diện vốn nhà nước tại Bệnh viện, các bộ, ban, ngành hoàn thiện và thực hiện sau khi chuyển giao để đảm bảo tính khả thi”, Công văn số 10593, do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công ký nêu rõ.
Theo Thông báo số 248/TB-VPCP ngày 23/7/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp về chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện GTVT sang SCIC, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đồng ý chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện GTVT từ Bộ GTVT sang SCIC như kiến nghị của Bộ GTVT và ý kiến thống nhất của tất cả đại biểu tham dự cuộc họp.
Video đang HOT
“Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ GTVT, SCIC và các cơ quan có liên quan xây dựng phương án chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện GTVT từ Bộ GTVT sang SCIC bảo đảm đúng quy định pháp luật và có phương hướng phát triển Công ty CP Bệnh viện GTVT theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, đội ngũ chuyên gia bác sỹ chuyên nghiệp”, Phó thủ tướng chỉ đạo.
Trước đó, tại công văn gửi Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2020, Bộ GTVT cho biết, bộ này đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Chuyển giao các bệnh viện công lập trực thuộc về các địa phương, đồng thời giải thể Cục Y tế GTVT theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6, Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Do không còn cơ quan tham mưu, giúp việc về y tế, nên Bộ GTVT sẽ không tiếp tục thực hiện việc quản lý đối với các bệnh viện.
“Ngoài việc giúp tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, SCIC với kinh nghiệm quản lý vốn, nhân sự tại các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước sẽ giúp công tác điều hành Bệnh viện GTVT thuận lợi hơn”, ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.
Các điều kiện cần
Theo thông tin của phóng viên Báo Đầu tư, cũng trong ngày 21/10/2020, SCIC đã gửi văn bản tới cơ quan chủ quản của mình là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thúc tiến độ chuyển giao giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện GTVT.
Trong Văn bản số 2244/ĐTKDV-ĐT2 do ông Đinh Việt Tùng, Phó tổng giám đốc SCIC ký, Tổng công ty đã đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sớm xem xét và thống nhất phương án chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện GTVT từ Bộ GTVT sang SCIC làm cơ sở để SCIC triển khai tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Bệnh viện theo đúng chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình.
Cũng theo SCIC, Tổng công ty và Bộ GTVT đã thống nhất được các nội dung chính trong phương án chuyển giao, bao gồm các nguyên tắc và lộ trình chuyển giao.
Cụ thể, việc tổ chức chuyển giao được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư số 83/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại SCIC. Trường hợp sau khi chuyển giao, nếu số liệu tại hồ sơ chuyển giao có thay đổi, Bộ GTVT và SCIC phối hợp làm rõ nguyên nhân, đưa ra biện pháp xử lý và điều chỉnh lại số liệu chuyển giao chính thức.
Đặc biệt, SCIC chỉ thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Bệnh viện về SCIC nếu Bệnh viện còn vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm hoặc quý gần nhất với thời điểm chuyển giao. Bộ GTVT với tư cách là cơ quan cổ phần hóa Bệnh viện có trách nhiệm chủ trì xử lý các tồn tại, vướng mắc (nếu có) liên quan đến công tác cổ phần hóa, bao gồm xử lý kiến nghị Nhà nước hoàn trả tiền mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược (Công ty CP Tập đoàn T&T) và của nhà đầu tư trúng đấu giá mua cổ phần khác (nếu có).
Sở dĩ SCIC phải đặt điều kiện nói trên là bởi tình hình tài chính của Công ty CP Bệnh viện GTVT khá bi đát. Cụ thể, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 của Công ty CP Bệnh viện GTVT chỉ đạt 70,8 tỷ đồng, bằng 73% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi phải gánh khoản chi phí lên tới 87,8 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh trên, Công ty CP Bệnh viện GTVT ghi nhận khoản lỗ lũy kế tính đến ngày 30/6/2020 lên tới 134,7 tỷ đồng, làm giảm vốn chủ sở hữu xuống còn 269,4 tỷ đồng.
Đổi lại, SCIC cam kết sẽ phối hợp với Công ty CP Bệnh viện GTVT tiến hành Đại hội đồng cổ đông và xây dựng phương hướng phát triển Bệnh viện theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
“Lộ trình này sẽ diễn ra vào cuối năm 2020, đầu năm 2021 (trong vòng 6 tháng sau khi SCIC hoàn thành việc tiếp nhận vốn nhà nước)”, lãnh đạo SCIC cho biết.
Hiện vướng mắc lớn duy nhất tại Công ty CP Bệnh viện GTVT là hướng xử lý đối với việc hoàn trả tiền mua cổ phần cho cổ đông chiến lược T&T.
Theo thông tin của phóng viên Báo Đầu tư, hiện hầu hết các bộ, ngành liên quan đều khẳng định, việc hoàn lại toàn bộ số tiền cổ đông chiến lược đã mua cổ phần của Bệnh viện GTVT Trung ương là chưa có đủ căn cứ pháp lý để giải quyết.
Được biết, T&T đã mua 5.040.000 cổ phần của Bệnh viện GTVT Trung ương với giá 11.000 đồng/cổ phần, tổng giá trị 55,44 tỷ đồng, sau đó mua 3.600.000 cổ phần chào bán lần đầu của bệnh viện này trên Sở Giao dịch chứng khoán (trúng đấu giá) với giá mua 26.000 đồng/cổ phiếu, tổng số tiền mua trúng đấu giá đã thanh toán là 93,6 tỷ đồng. Sau khi Bệnh viện hoàn tất thủ tục tăng vốn điều lệ, T&T mất vị thế cổ đông chi phối, dù vẫn giữ nguyên số lượng cổ phần.
“Việc các cơ quan chức năng không đồng ý với đề xuất của nhà đầu tư chiến lược chắc chắn sẽ phát sinh tranh chấp pháp lý lớn tại Công ty CP Bệnh viện GTVT trong thời gian tới”, một chuyên gia nhận định.
Tại thời điểm đầu tháng 10/2020, Bệnh viện GTVT đã hoàn tất mọi thủ tục tăng vốn điều lệ, bao gồm việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần thứ nhất năm 2019 (ngày 4/9/2019) và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần 2 (ngày 25/9/2019).
Theo đó, vốn điều lệ của Bệnh viện GTVT đã tăng từ 168 tỷ đồng lên 391,459 tỷ đồng, do việc hạch toán giá trị Dự án ODA Tòa nhà Bệnh viện vào phần vốn nhà nước. Điều này dẫn tới việc, cổ đông Nhà nước từ chỗ chỉ nắm 5.498.400 cổ phiếu, chiếm 32,73% vốn điều lệ, nay tăng lên 27.844.370 cổ phiếu, tương đương 71,13% vốn điều lệ.
Tái xuất phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu đang tồn đọng
Theo văn bản chỉ đạo từ Tổng cục Hải quan, chỉ cho phép tái xuất đối với các lô hà ng phế liệu tồn đọng sau khi có kết quả giám định xác định là phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu. Việc tái xuất thực hiện ngay tại cửa khẩu nhập và không được thực hiện tái xuất qua cửa khẩu đường bộ và đường thủy nội địa.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc xử lý phế liệu tồn đọng tại cảng biển.
Tái xuất phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu đang tồn đọng tại cảng biển.
Theo đó, đối với phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu các hãng tàu thực hiện tái xuất toàn bộ các lô hà ng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo danh sách các lô hàn g, danh sách các hãng tàu đề nghị tái xuất gửi về Tổng cục để thực hiện rà soát, đảm bảo việc sau khi tái xuất phế liệu không quay trở lại Việt Nam.
Việc tái xuất sang nước thứ ba có khả năng bị từ chối nhận hàng, hàng hóa có thể bị trả lại Việt Nam, dễ dẫn đến phản ứng không tốt của các nước nhập khẩu, do quy định về nhập khẩu phế liệu là khác nhau. Đồng thời, việc chuyển hàng hóa sang vỏ container khác để tái xuất sang nước thứ ba và việc tái xuất qua của khẩu đường bộ, đường thủy nội địa tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn số 6595 (ngày 13/10/2020) chỉ đạo Cục Hải quan TP. HCM, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định thực hiện giám sát việc tái xuất phế liệu tồn đọng theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và các quy định của nhà nước.
Cụ thể, chỉ cho phép tái xuất đối với các lô hà ng phế liệu tồn đọng sau khi có kết quả giám định xác định là phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu. Việc tái xuất thực hiện ngay tại cửa khẩu nhập và không được thực hiện tái xuất qua cửa khẩu đường bộ và đường thủy nội địa.
Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tái xuất theo từng vận tải đơn khi nhập khẩu (không được chia nhỏ lô hàn g, không chia nhỏ số lượng container, không tái xuất theo từng container cho từng lần vận chuyển).
Hãng tàu ký biên bản cam kết tái xuất toàn bộ các lô hà ng phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu đang tồn đọng tại cảng biển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, các container phế liệu tồn đọng tại cảng biển phải được lưu giữ nguyên trạng trong container ban đầu, không được chuyển hàng hóa sang vỏ container khác. Các hãng tàu tái xuất toàn bộ các lô hà ng phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu về nước xuất khẩu.
Để tạo điều kiện cho các hàng tàu, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố xem xét, chấp nhận gia hạn thời hạn tái xuất phế liệu thêm 30 ngày kể từ ngày hết hạn tái xuất lần thứ nhất và thông báo cho các hãng tàu về việc gia hạn chỉ thực hiện 1 lần.
91 doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong năm 2020 Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch trong 3 tháng còn lại năm 2020 là 91 doanh nghiệp. Như vậy, kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước năm 2020 là khó khả thi. Mới có 7 doanh nghiệp báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa trong năm nay. Theo Cục Tài chính doanh...