Khúc củi lạ mang vận may và gia tài đồ sộ của vua tàu thủy, 30 trang di chúc mới chia hết
Từ số vốn ít ỏi khi bán được khúc củi tỏa ra mùi thơm kỳ lạ, Bạch Thái Bưởi lao vào thương trường và trở thành một doanh nhân giàu có nhất Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Giai thoại đốt tiền hút thuốc lào
Người xưa có câu truyền miệng “nhất Sĩ, Nhì Phương, Tam Xương, Tứ Bưởi” để nhắc đến những người giàu có nhất của đất Việt vào cuối thế kỷ 20. “Tứ Bưởi” ở đây là ông Bạch Thái Bưởi (1874 – 1932).
Bạch Thái Bưởi tên thật là Đỗ Thái Bửu, quê Yên Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội. Sinh ra trong một nhà nông nghèo khó, bố mất sớm, mẹ bán hàng rong, ông phải nghỉ học sớm để đi làm phụ giúp gia đình.
Sau đó, ông được một gia đình giàu có họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học đàng hoàng. Sau này ông đổi sang họ Bạch để thể hiện lòng biết ơn người nuôi dưỡng mình.
“Vua tàu thủy”- doanh nhân Bạch Thái Bưởi.
Bà Bạch Quế Hương (sinh năm 1961), chắt nội doanh nhân này kể lại rằng, doanh nhân Bạch Thái Bưởi khởi nghiệp rất sớm từ một số vốn “trời cho”. Theo đó, ngày nhỏ, ông thường theo mẹ đi vớt củi trên sông Nhuệ mang về bán kiếm tiền.
Một lần nọ, ông vớt được một khúc củi khá lớn rồi mang về phơi ở sân. Nhưng không hiểu sao khúc củi này càng tỏa ra một mùi thơm kỳ lạ. Câu chuyện lan nhanh, đến tai các thương lái Trung Quốc. Họ tìm đến ông để mua bằng được khúc củi khô này với giá cao ngất ngưởng. Sau này ông mới biết đó là gỗ trầm hương – một loại gỗ quý.
Với số vốn từ thương vụ “củi khô”, ông bắt đầu lao vào học hỏi kinh doanh trên thương trường với nhiều nghề. Cũng có thời, Bạch Thái Bưởi làm ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền.
Video đang HOT
Năm 1894, khi chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính. Tại đây, ngoài việc được tiếp xúc với máy móc, ông cũng được học cách tổ chức, quản lý sản xuất. Năm 1895, ông được chọn là người giới thiệu những sản phẩm của Việt Nam tại Hội chợ Bordeaux, Pháp.
Khi trở về nước, ông xin làm giám đốc công trình cầu Long Biên. Ông còn hùn vốn với một người làm đại lý cung cấp tà vẹt gỗ để cung cấp gỗ xây dựng đường sắt cho người Pháp. 3 năm sau ông tách ra làm kinh doanh riêng nhưng lỗ nặng.
Không bỏ cuộc, năm 1909, Bạch Thái Bưởi bước vào lĩnh vực vận tải đường sông. Từ đây, sự nghiệp của ông lên như diều gặp gió. Từ người đi thuê lại ba chiếc tàu của một hãng tàu Pháp chở thư và hành khách đường sông ở miền Bắc, ông đã “thâu tóm” các đội tàu của các doanh nghiệp Pháp và Trung Quốc bị phá sản.
Một trong những con tàu của ông Bạch Thái Bưởi.
Năm 1916, ông đứng ra thành lập một công ty hàng hải. Khoảng cuối những năm 1920 đầu những năm 1930, công ty này có tới 2.500 nhân công và sở hữu trên 40 con tàu cùng sà lan, không chỉ chạy trong nước mà còn hoạt động ở những vùng lãnh thổ lân cận như Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Philippines,…
Đà thắng xông lên, Bạch Thái Bưởi tiếp tục đầu tư vào ngành khai thác than và còn kinh doanh bất động sản ở Đồ Sơn, Hải Phòng và đều thành công. Lúc này, người ta nhắc đến ông là “vua tàu thủy miền Bắc”.
Bà Đỗ Thị Ngoan, hậu duệ của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi kể lại: ” Mỗi lần cụ về làng thường đi trong chiếc xe hơi sang trọng, xách ca táp tiền bên mình. Khi cụ Bưởi về cả làng ra đón. Cụ Bưởi rất phóng khoáng, cho tiền dân làng xây hai cổng làng, tu bổ tôn tạo đình làng và lát gạch nghiêng toàn bộ đường đi trong làng. Tiền của cụ Bưởi nhiều đến nỗi, khi hút thuốc lào cụ dùng tiền thay đóm châm lửa“.
Bản di chúc 30 trang và đám tang lớn chưa từng có
Là thương gia nức tiếng trong và ngoài nước thế kỷ 20, bản di chúc của Bạch Thái Bưởi cho thấy tài sản của ông vô cùng lớn.
Bà Bạch Quế Hương, chắt nội của ông khẳng định là người đang giữ bản di chúc của Bạch Thái Bưởi. Bản di chúc dài 30 trang, bằng tiếng Pháp, được lập trước ngày Bạch Thái Bưởi mất khoảng 3 tháng.
Theo đó, ông để lại cho con cháu tất cả bằng ngân phiếu và bất động sản, không có vàng. Có người nhận được hàng chục ngàn đô la…. Ông còn để lại nhiều bất động sản ở khắp nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí – Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An).
Giấy ủy quyền (nằm trong Bộ di chúc) doanh nhân Bạch Thái Bưởi giao lại cho con trai Bạch Thái Tòng quản lý, điều hành, tiếp nối công việc kinh doanh.
Trong bản di chúc, Bạch Thái Bưởi tin tưởng giao trọn cho con trai Bạch Thái Tòng việc tiếp nối sự nghiệp kinh doanh.
Cũng theo bà Quế Hương, đám tang của ông Bạch Thái Bưởi lớn nhất thời bấy giờ ở Hải Phòng. Người đưa đám kéo dài hàng km, trong đó có nhiều người lao động nghèo từng được ông giúp đỡ ở các tỉnh đến tiễn đưa.
Sự nghiệp của Bạch Thái Bưởi gắn chặt với vùng mỏ Uông Bí nên ông được đưa về mai táng ở phường Phương Đông, TP. Uông Bí, Quảng Ninh. Ngày nay, khu vực cảng cho tàu vào ăn than và xuất than đi bán của công ty Bạch Thái Bưởi được đặt tên là cảng Bạch Thái Bưởi.
Mộ của ông nằm trên một quả đồi của gia đình. Để đưa quan tài lên trên đỉnh đồi, người nhà đã phải làm đường ray và dùng tời để chuyển lên. Tấm bia mộ của ông phải tôi hơn 2 tấn vôi để làm, tuy nhiên sau này tấm bia mộ cũng không còn.
Năm 2013, gia đình bà Quế Hương đã di chuyển mộ doanh nhân Bạch Thái Bưởi về quê nhà ở Văn Quán. Mộ của ông được thiết kế hình con tàu, tượng trưng cho cuộc đời và sự nghiệp của Bạch Thái Bưởi luôn luôn có khát vọng vươn ra biển lớn.
Con tìm thấy di chúc viết tay của cha từ năm 1988, tài sản để lại khiến ai cũng cảm động
Đọc từng dòng viết của cha, người con không khỏi nghẹn ngào thương nhớ ông.
Trên Facebook mới đây, tài khoản H.N.P chia sẻ di chúc viết tay của cha từ năm 1988 thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân mạng. Người chia sẻ cho biết, bản di chúc là những dòng dặn dò của cha, không có sự xuất hiện của vật chất nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần lớn lao, bài học để lại cho con cháu đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị.
Nét bút của cha từ năm 1988 được các con lưu lại.
" Ba mình chẳng có gì, chỉ có tình thương vô bờ bến dành cho mẹ và anh chị em tụi mình, nhưng có khó khổ thế nào mọi người trong gia đình cũng chưa bao giờ than trách bất kỳ điều gì mà tự hào vì có người cha sống tình cảm như vậy" - H.N.P cho biết.
" Đời người chỉ có một quãng đời thực sống trong nghiêm luật của kiếp luân hồi. Bố đã sống những năm tháng trọn vẹn với nghĩa vụ của mình. Bố rất thanh thản khi giã từ cõi đời mà không có gì tiếc nuối hay ân hận
Mặc dù các con còn nhỏ, nhà còn nghèo, đời sống các con còn khổ, nhưng niềm vui lớn nhất của bố là các con biét nghe lời, biết thương cha mẹ, biết đùm bọc lẫn nhau" - Người cha trăn trối trong bản di chúc. Ông cũng nhắc các con phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, luôn nghe lời và phụng dưỡng mẹ cho tử tế.
Trong di chúc, người cha căn dặn con cái những chi tiết nhỏ nhất, từ việc phải sống ra sao với họ hàng, làng xóm, đến việc lo tang lễ như thế nào cho đầy đủ mà vẫn trọn lễ nghĩa.
Có lẽ đã dự liệu trước được sự ra đi của bản thân, người cha cũng tỉ mỉ liệt kê rằng tang lễ cần chuẩn bị những gì, tổ chức tiết kiệm và nhớ trả nghĩa hàng xóm, người thân.
Cuối di chúc, ông để lại cho gia đình 4 câu thơ mà đến hiện tại vẫn còn nguyên giá trị cốt lõi: "H ơn một lời không thắng/ Nhịn một câu không thua/ Ăn thêm một miếng chẳng no/ Bớt một miếng không đói lòng!".
Giang Kim Cúc công bố di chúc trong đêm, tiết lộ tin nhắn của con gái: "Dân mạng cũng có một phần đúng..." Đêm 2/10, Giang Kim Cúc viết "di chúc duy nhất" và chia sẻ những tin nhắn tha thiết nhớ mẹ của con gái. Giữa ồn ào xung quanh chuyện xích mích với các mạnh thường quân từng quyên góp từ thiện cho mình, Giang Kim Cúc - trưởng nhóm Mai táng 0 đồng nổi tiếng trong mùa dịch Covid-19 - tuyên bố sẽ...