Khuất tất định giá thoái vốn tại đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng?
Sabeco đã thoái vốn ra khỏi Sabeco Pearl bằng đấu giá bán toàn bộ 26% số cổ phần nắm giữ với giá 13.347 đồng/cổ phần.
Trước khi thoái hết vốn nhà nước tại Sabeco Pearl – công ty “con” của Tổng công ty cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thành lập tại khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng, Kiểm toán Nhà nước từng có văn bản yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân về việc không xem xét tính hợp lý của việc xác định giá trị doanh nghiệp tại doanh nghiệp này.
Kiểm toán Nhà nước cho rằng việc Công ty cổ phần đầu tư Sabeco Pearl để Cushman&Wakefield, công ty về dịch vụ bất động sản, thẩm định giá khi thực hiện thoái vốn tại Sabeco Pearl là còn sai sót, hạn chế, dẫn đến “giảm đáng kể giá trị tài sản được định giá”.
Theo đó, Sabeco đã thoái vốn ra khỏi Sabeco Pearl bằng đấu giá bán toàn bộ 26% số cổ phần đang nắm giữ cho các cổ đông sáng lập khác.
Dựa trên kết quả định giá do Cushman&Wakefield đưa ra là 13.347 đồng/cổ phiếu, Sabeco xác định giá trị khởi điểm mỗi cổ phần của Sabeco Pearl là 13.247 đồng, giá trúng đấu giá là 13.347 đồng.
Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp cho Sabeco Pearl tại thời điểm 26/2/2016 còn sai sót về phương pháp so sánh và phương pháp thặng dư.
Video đang HOT
Chẳng hạn như sử dụng tỉ suất chiết khấu để quy dòng tiền trong tương lai về giá trị hiện tại là 13,69%, trong khi ở thời điểm năm 2016 tại TP.HCM tỉ suất của các dự án bất động sản là 11%, do đó “đã làm giảm đáng kể giá trị doanh nghiệp làm cơ sở xác định giá khởi điểm”.
Ngay sau khi Kiểm toán Nhà nước thông báo kết quả nội dung trên vào ngày 8/2/2018, tổng giám đốc Sabeco thời điểm này là ông Nguyễn Thành Nam đã có báo cáo giải trình.
Theo đó, để xác định giá trị doanh nghiệp, Sabeco có tổ chức chào giá cạnh tranh. Cụ thể, công ty này nhận được ba bảng chào giá thẩm định và đã chọn Công ty Đông Nam là đơn vị do Bộ Tài chính cấp phép thẩm định và có giá chào thấp nhất để định giá trước khi bán cổ phần.
Đông Nam cũng đã thực hiện định giá Sabeco Pearl và báo cáo kết quả cho HĐQT Sabeco xem xét quyết định.
Tuy nhiên, nhằm “đảm bảo tính thận trọng và có nhiều thông tin hơn trước khi quyết định”, Sabeco đã chọn thêm hai đơn vị là Công ty chứng khoán ACB và Cushman&Wakefield để thẩm định thêm. Kết quả Cushman&Wakefield định giá tương ứng 13.347 đồng/cổ phần.
Mức giá này cũng cao hơn giá của Đông Nam đưa ra, vì thế dù biết chưa được Bộ Tài chính cấp phép và phương pháp khác với tiêu chuẩn Việt Nam, nhưng Sabeco sử dụng kết quả của Cushman&Wakefield “nhằm bảo vệ lợi ích cao nhất của các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước”.
Theo Sabeco, giá khởi điểm chào bán cổ phần của Sabeco Pearl cũng đã được đơn vị tư vấn thoái vốn là Chứng khoán Bảo Việt thực hiện so sánh hồ sơ thẩm định và giá thẩm định từ Đông Nam, Chứng khoán ACB và Cushman&Wakefield để chọn ra mức giá cao nhất.
Đặc biệt, toàn bộ quá trình nói trên, Sabeco khẳng định “đều đã báo cáo và được Bộ Công thương chấp thuận”, kể cả cho phép sử dụng kết quả thẩm định giá của Cushman&Wakefield làm giá khởi điểm để thoái vốn.
Theo Tuổi Trẻ
Bia Sài Gòn sẽ biến thành tập đoàn 100% vốn của tỷ phú Thái Lan?
Sabeco vừa ban hành nghị quyết mới, có thể sẽ mở cửa cho người Thái nắm 100% cổ phần tại doanh nghiệp.
Dù nắm 54% cổ phần Sabeco nhưng nhóm tỉ phú Thái Lan vẫn phải thông qua một pháp nhân Việt Nam, vì khống chế tỉ lệ sở hữu 49% cho nước ngoài. HĐQT Sabeco mới đây đã ban hành nghị quyết số 111A/2018/NQ-HĐQT, thông qua việc không hạn chế tỉ lệ nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp. Động thái này của Sabeco sẽ giúp Thaibev dễ dàng tham gia sâu vào điều hành.
Theo đó, tỉ lệ room ngoại tại doanh nghiệp bia nội có thị phần lớn nhất Việt Nam sẽ được nâng lên mức 100%, thay vì 49% như hiện nay. Tuy nhiên, việc tìm kiếm lực mua từ khối ngoại tại Sabeco sau động thái này sẽ cần phải cân nhắc thêm. Bởi cơ cấu cổ đông của công ty vẫn còn khá cô đặc. Hiện, Sabeco đang có hai cổ đông lớn, là ThaiBev của tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi (gần 54%), Bộ Công thương (36%).
Trước đó, tháng 12/2017, ThaiBev đã mua lại 54% cổ phần của Sabeco với trị giá gần 5 tỉ USD. Nhưng do vướng mắc về tỉ lệ sở hữu nước ngoài là 49% nên ThaiBev đã thành lập Công ty TNHH Vietnam Beverage, để "lách luật" tham gia đấu giá cổ phần.
Sau khi nắm quyền chi phối, cổ đông Thái Lan đã có những thay đổi trong ban lãnh đạo doanh nghiệp. Hai vị trí chủ chốt là Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc do ông Koh Poh Tiong và Neo Gim Siong - là hai người Thái Lan - nắm giữ. Bên cạnh đó, hình ảnh Sabeco cũng được quảng bá rộng ra trên thế giới. Logo Sabeco được in trên áo đấu CLB Leicester City tại giải Ngoại hạng Anh từ mùa bóng 2018/2019.
Ở ĐHCĐ diễn ra vào tháng 8 vừa qua, Sabeco cũng thông qua việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, công ty đã loại bỏ một số ngành như quảng cáo, điều hành tour du lịch.
Kết quả kinh doanh 3 quý đầu năm, Sabeco đạt doanh thu hợp nhất 25.543 tỉ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 6%, xuống còn 3.312 tỉ đồng.
Một động thái đáng chú ý là BeerCo - một trong những công ty thuộc "hệ sinh thái" của Tập đoàn ThaiBev - đơn vị nắm giữ 49% vốn tại Sabeco, đã được ThaiBev tăng vốn từ mức 3,03 tỉ USD lên 4,89 tỉ USD. Hoạt động này giúp cho BeerCo tăng cường năng lực tài chính và nhiều khả năng giúp doanh nghiệp này có thể trả lãi và gốc của các khoản vay có giá trị lên tới hàng tỉ USD để tài trợ cho việc mua cổ phần Sabeco.
Theo Đời sống & Pháp lý
Con trai nhà tư sản Trịnh Văn Bô dự chi 2.000 tỷ mua cổ phần Vinaconex Trong hai nhà đầu tư muốn mua lại 21,28% cổ phần Vinaconex từ Viettel có công ty của ông Trịnh Cần Chính, con trai nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả thẩm định năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá cổ phần Tổng công ty Cổ phần...