Khuẩn E.Coli khiến người ngộ độc thực phẩm nguy hiểm ra sao?
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay, theo thống kê, 50-60% các vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ta là do vi khuẩn gây ra, trong đó có loài khuẩn E.Coli.
Vệ sinh bàn tay sạch sẽ là một trong những cách phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn E.Coli. Ảnh: TL
Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể do khuẩn E.Coli
Ban quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định xử phạt Nhà hàng ẩm thực Trần nổi tiếng ở Đà Nẵng mức 25 triệu đồng, đình chỉ chế biến thịt lợn luộc tại địa chỉ lô 1,2 Phạm Văn Đồng trong 2 tháng vì liên quan đến việc khiến 9 du khách nhập viện sau khi ăn trưa ở đây.
Ban quản lý An toàn thực phẩm Đà Nẵng cho biết, đoàn thanh tra đã tiến hành lấy 3 mẫu thức ăn chế biến ngày 11/8/2019 – ngày các du khách bị ngộ độc ăn – tại cơ sở gồm: Thịt lợn luộc, rau sống, mỳ lá và gửi mẫu xét nghiệm 4 chỉ tiêu: E.Coli, Staphylococus aureus, Cl.perfiingens, Salmonella.
“Kết quả cho thấy mẫu thịt lợn luộc có chỉ tiêu vi khuẩn E.Coli vượt giới hạn cho phép”, Ban quản lý ATTP TP Đà Nẵng cho biết. Trước đó, 9 thực khách này nhập Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) trong tình trạng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
Thực tế, rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra do các thực khách ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn E.Coli này. Tháng 5/2019, sau khi ăn cưới tại một gia đình thuộc thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, hơn 100 người phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng như: Buồn nôn, đi ngoài và sốt cao… trong đó có nhiều bệnh nhân là trẻ em.
Nhà chức trách lấy 5 mẫu thực phẩm gồm: Đùi gà chiên, xôi ba màu, thịt lợn xào lăn, lẩu (tôm, cá viên), tôm hấp, hai mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và một mẫu phẩm màu, kết quả cho thấy, cả 5 mẫu đều có 2 vi khuẩn E.coli và Staphylococcus aureus (khuẩn gây mủ); 2/2 mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện của vi khuẩn E.Coli.
Vi khuẩn là mối nguy hay gặp nhất trong các mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm. Tại Việt Nam, một khảo sát của Bộ Y tế cho kết quả có gần 80% bàn tay người bán hàng trên vỉa hè bị nhiễm khuẩn E.Coli. Cục An toàn thực phẩm cho hay, theo thống kê 50-60% các vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ta là do vi khuẩn gây ra.
Khuẩn E.Coli từ đâu mà có?
Video đang HOT
Escherichia coli (E.Coli) là vi khuẩn thường sống trong ruột người và động vật, có thể lây nhiễm sang thực phẩm do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, có nhiều trong phân người và động vật. Loại vi khuẩn này có nhiều ở thực phẩm, bụi, nước, đất… Hầu hết các loại vi khuẩn E.Coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, nhưng có một vài loại đặc biệt, như vi khuẩn E.Coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng nặng đường ruột dẫn đến bệnh cảnh nặng hơn với tiêu chảy, đau bụng và sốt.
Theo Robert Glatter – chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York, Mỹ, khoảng 85% vi khuẩn E.Coli lây truyền từ thực phẩm sang người. Con đường lây truyền chủ yếu là từ thịt bò xay bị nhiễm khuẩn trong khi chế biến. Việc kết hợp giữa thịt bò siêu thị với nhiều loại thịt động vật khác cũng làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn.
Một nguyên nhân khác khiến bạn bị nhiễm khuẩn E.Coli là do ăn rau sống mọc ở trang trại gia súc. Nếu những loại trái cây hay nước ép trái cây không được làm sạch sẽ có nguy cơ cao bị vi khuẩn E.Coli lây nhiễm và tấn công cơ thể con người. Bạn cũng có thể bị nhiễm khuẩn này ngay cả khi sử dụng bột làm bánh quy.
Đầu năm 2019, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin từ mạng lưới các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) về việc sản phẩm pho mát nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam phát hiện nhiễm E.Coli O157:H7. Cục này đã có công văn gửi Bộ Công thương để thông báo và đề nghị thực hiện kiểm soát đối với lô sản phẩm thuộc cảnh báo nêu trên, đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm có tên và số lô như trong cảnh báo.
Tốc độ lây lan của vi khuẩn này rất nhanh. Khi người bị nhiễm bệnh không rửa tay kỹ khi đi vệ sinh có thể lây nhiễm sang cho người khác hoặc thực phẩm khác. Khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn E.Coli, sau thời gian ủ bệnh từ 2-20 giờ người bệnh sẽ bị ngộ độc. Người biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm do khuẩn này như: Đau bụng dữ dội; đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày; ít khi nôn mửa; thân nhiệt có thể hơi sốt; trường hợp nặng bệnh nhân có thể sốt cao, người mỏi mệt, chân tay co quắp đổ mồ hôi…
Việc ăn uống hợp vệ sinh như: ăn thức ăn nấu chín, bảo quản riêng biệt thực phẩm chín; vệ sinh bàn tay và dụng cụ chế biến thực phẩm giúp phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn E.Coli.
Theo giadinh.net.vn
Khuẩn Ecoli khiến 9 du khách ngộ độc ở Đà Nẵng nguy hiểm thế nào?
Liên quan đến vụ 9 du khách bị ngộ độc ở Đà Nẵng, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm nghiệm và phát hiện mẫu thịt heo của nhà hàng có chỉ tiêu khuẩn Ecoli vượt giới hạn. Vậy khuẩn ecoli nguy hiểm thế nào với sức khỏe con người?
Nhiễm khuẩn Ecoli khiến 9 du khách ngộ độc ở Đà Nẵng phải nhập viện vào BVĐK Hoàn Mỹ để điều trị. Ảnh: Người lao động.
Chiều tối 10/8 vừa qua, 9 du khách ở Hà Nội đã nhập Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cấp cứu với các dấu hiệu nghi ngộ độc thực phẩm sau khi dùng bữa trưa tại nhà hàng ẩm thực Trần, đường Phạm Văn Đồng.
Đêm cùng ngày 10/8, 7 trong số 9 du khách được cấp thuốc và ra viện, 2 bệnh nhân còn lại đến 11/8 mới xuất viện. Các du khách trên cho biết sau khi dùng bữa trưa gồm món bánh tráng cuốn thịt heo, bún mắm tại nhà hàng trên thì có triệu chứng đau bụng.
Ban ATTP TP Đà Nẵng đã lập đoàn, kiểm tra cơ sở nhà hàng trên và lấy mẫu về phục vụ công tác xét nghiệm. Kết quả cho thấy mẫu thịt heo của nhà hàng có chỉ tiêu khuẩn Ecoli vượt giới hạn. Đây là loại vi khuẩn gây tiêu chảy, đau bụng, có nguy cơ gây ngộ độc, thậm chí nhiễm trùng đường ruột. Nhiễm khuẩn ecoli được xem là nguyên nhân khiến 9 du khách ngộ độc phải nhập viện.
Khuẩn Ecoli nguy hiểm thế nào?
Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng. Vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tiêu chảy. Việc chẩn đoán nhiễm khuẩn ecoli gặp khó khăn vì các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng và dễ bị nhầm sang bệnh khác.
Vi khuẩn E. coli có thể gây bệnh nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng máu, viêm màng não... Ngoài ra, có một ít loài E. coli có thể gây bệnh do chúng đã tiếp nhận các khả năng gây bệnh từ những vi khuẩn khác.
Đó là các loại E. coli gây bệnh đường ruột, trong đó nhóm cực kỳ nguy hiểm là nhóm E. coli gây tiêu chảy ra máu (viêm đại tràng xuất huyết), viết tắt theo tiếng Anh là EHEC (enterohemorrhagic Escherichia coli). Các chủng EHEC có thể gây bệnh tiêu ra máu dẫn đến tán huyết (vỡ hồng cầu) và suy thận chết người.
Bệnh tiêu chảy xuất huyết đường ruột do E.coli có thể diễn biến từ thể nhẹ (phân không có máu hoặc ít máu) đến thể nặng (phân toàn máu nhưng không chứa bạch cầu).
Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, tuy nhiên có một vài loại đặc biệt, chẳng hạn như vi khuẩn E. coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng nặng đường ruột dẫn đến bệnh cảnh nặng hơn với tiêu chảy, đau bụng và sốt.
Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn E. coli do tiếp xúc với nước bẩn hoặc ăn các thực phẩm rau quả chưa rửa sạch, đặc biệt là thịt chưa nấu chín. Người lớn khỏe mạnh thường có thể tự hồi phục trong vòng một tuần khi nhiễm E. coli O157: H7. Tuy nhiên trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai khi nhiễm loài E. coli này có thể nguy hiểm đến tính mạng do suy thận.
Khuẩn Ecoli là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tiêu chảy. Hình minh họa.
Dấu hiệu nhiễm khuẩn Ecoli
Các triệu chứng phổ biến của nhiễm khuẩn E. coli là: Tiêu chảy xuất hiện đột ngột đôi khi kèm theo máu trong phân; Đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt; Buồn nôn, ói mửa, chán ăn; Mệt mỏi; Sốt.
Khi nhiễm khuẩn E. coli nặng người mắc có thể có thêm các triệu chứng có thể bao gồm: Nước tiểu có máu; Giảm lượng nước tiểu; Da nhợt nhạt; Xuất hiện những vết bầm mặc dù trước đó không có va chạm; Mất nước.
Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau: Tiêu chảy không thuyên giảm sau bốn ngày, hoặc hai ngày đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em; Sốt kèm với tiêu chảy; Đau bụng không giảm sau khi đi cầu; Có mủ hoặc máu trong phân; Nôn mửa nhiều hơn 12 giờ; Các triệu chứng của mất nước, chẳng hạn như ít tiểu, khát nước nhiều, hay chóng mặt.
Làm sao để phòng nhiễm khuẩn Ecoli?
Thực hiện ăn chính, uống chín là nguyên tắc hàng đầu để phòng nhiễm khuẩn Ecoli.
Để phòng nhiễm khuẩn Ecoli, theo TS. Trần Như Dương (Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) mọi người, mọi nhà cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Vệ sinh cá nhân: Mọi người cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hằng ngày, đặc biệt thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện ăn chín, uống chín, không ăn các thức ăn nghi ngờ là nguồn lây nhiễm theo khuyến cáo của cơ quan y tế; rửa thật sạch rau, hoa quả, thực phẩm trước khi chế biến, sử dụng. Hạn chế tập trung ăn uống đông người trong vùng đang có dịch.
Sử dụng nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt: Đảm bảo sử dụng nước sạch, tốt nhất là nước được khử khuẩn bằng clo theo đúng quy định cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày
Vệ sinh môi trường sống: Đảm bảo tốt vệ sinh môi trường sống hằng ngày: vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, vệ sinh nhà tiêu, thu gom rác, diệt ruồi nhặng. Tuyệt đối không phóng uế bừa bãi và không sử dụng phân tươi dưới mọi hình thức.
Khai báo khi nghi ngờ mắc bệnh: Những người nghi ngờ bị mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị để tránh lây lan ra những người xung quanh và gây dịch.
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Vì sao cá ngừ dễ gây ngộ độc khi ăn? Ngộ độc thực phẩm do ăn cá ngừ không phải là do bản thân loại cá này có độc mà do người tiêu dùng ăn phải cá ngừ đã bị ươn, cá bắt đầu hư hỏng. Trong nhiều năm nay, cá ngừ được cho là "thủ phạm" gây ra hàng loạt vụ ngộ độc tập thể. Đơn cử vào đầu năm 2019, Chi...