“Khu vườn” chứng khoán Việt Nam có phải toàn “hoa hồng”?
Tờ The National nhận định, “ khu vườn” chứng khoán của Việt Nam không phải toàn “ hoa hồng” do thị trường vốn đang bị “kẹt số”.
The National – tờ báo uy tín của khu vực Trung Đông – cho rằng, thị trường vốn tại Việt Nam đang như bị “kẹt số”.
Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội. (Ảnh: Nguyen Thanh Cao/Reuters)
Năm 2015, kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 7%, tuy nhiên mức tăng trưởng này chưa hỗ trợ nhiều cho giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Trong quý I/2016, diễn biến trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) khá ổn định, nhưng chủ yếu là đi ngang. Trong khi đó, chỉ số tại sàn giao dịch chứng khoán TP HCM giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thiếu mã chứng khoán “trẻ” và “rẻ”
Theo The National, hai sàn chứng khoán tại Hà Nội và TP HCM đã phục hồi đáng kể từ mức đáy cách đây vài năm. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi để ngỏ: Tại sao thị trường chứng khoán của Việt Nam diễn biến kém sắc trong khi bức tranh kinh tế vĩ mô tươi sáng?
Có hàng loạt đáp án được đưa ra, trong đó có nguyên nhân là các công ty niêm yết chủ yếu là công ty nhà nước “già cỗi”, và có quá ít doanh nghiệp tư nhân “trẻ” với mã chứng khoán rẻ và có “ sức khỏe” tốt trên sàn giao dịch.
Ông Bill Stoops, Giám đốc đầu tư của quỹ Dragon Capital tại TP HCM, cho rằng thị trường vốn chậm tiến tại Việt Nam trở thành một gánh nặng đối với toàn bộ nền kinh tế.
Số liệu của Thomson Reuters cho hay, năm 2015, lượng cổ phiếu phát hành giảm xuống chỉ còn gần một nửa so với năm trước đó. Cả hai sàn chỉ ghi nhận một đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trị giá 49,3 triệu USD trong suốt cả năm. Trong khi đó, năm 2014, hai đợt phát hành lớn thu hút khoản vốn lên tới 156,6 triệu USD.
Video đang HOT
Việt Nam thống lĩnh Đông Nam Á về huy động vốn IPO
Bloomberg cho hay, Việt Nam đã vượt qua Singapore để trở thành quốc gia huy động vốn IPO lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Đợt IPO của Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) – một trong những công ty nhà nước lớn nhất Việt Nam – không “gây bão” trên thị trường như kỳ vọng. Công ty này chỉ bán đấu giá hơn 77 triệu cổ phần, tương đương 3,47% vốn điều lệ sau khi cổ phần hóa.
Cổ phần hóa và nỗi lo bị thâu tóm
Chính phủ muốn niêm yết các doanh nghiệp nhà nước để thu hút vốn, giải phóng tài sản, mở rộng quan hệ đối tác. Tuy nhiên, việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài khiến giới chức lo ngại về tình trạng bị thâu tóm, mất quyền kiểm soát đối với những doanh nghiệp quốc doanh vốn được xem là xương sống của nền kinh tế.
Mặc dù vậy, tờ The National nhận định, chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân.
Hiện nay, quá trình giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước đang được tiến hành tích cực. Nhiều tập đoàn chứng khoán đa quốc gia như Warburg Pincus, CVC Capital Partners và Standard Chartered Private Equity đang tích cực thâm nhập thị trường Việt Nam, thành lập văn phòng và tìm kiếm đối tác.
Bên cạnh đó, nhiều quỹ nước ngoài cũng đang đầu tư mạnh vào những tài sản tiềm năng được định giá rẻ. Quỹ Advance Frontier Markets Fund có trụ sở tại London, quản lý khối tài sản trị giá 91 triệu bảng Anh, đang mạnh tay rót vốn vào chứng khoán Việt Nam. Tỷ trọng đầu tư vào thị trường Việt Nam chiếm đến 15,1% danh mục của quỹ, lớn hơn bất cứ quốc gia nào khác.
Quỹ ngoại đang “chảy” vào thị trường chứng khoán Việt
Bloomberg cho hay, các quỹ đầu tư từ Thụy Điển đến Hong Kong đều đang sẵn sàng để mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Adrian Pop, Giám đốc quản lý danh mục tại quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi East Capital ở Hong Kong, cho biết ông liên tục tìm cách để tăng sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hai quỹ đầu tư vào thị trường biên của công ty.
Doanh nghiệp tư nhân đang “hướng ngoại”
Tờ The National cho rằng, một số doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đang hướng tới việc phát hành cổ phiếu trên cả sàn nội địa và quốc tế.
Hãng hàng không giá rẻ VietJet Air kỳ vọng huy động được 800 triệu USD từ đợt IPO tại Hong Kong hoặc Singapore tính đến cuối quý III/2016, 30% trong số đó đến từ nhà đầu tư ngoại. Hãng viễn thông MobiFone cũng đang lên kế hoạch cho đợt IPO có thể định giá doanh nghiệp này lên tới 4 tỷ USD.
Theo The National, làn sóng lớn cổ phần hóa ở Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ. Một doanh nghiệp nhà nước là hãng chế biến thực phẩm Vissan đã tiến hành IPO thành công vào đầu năm 2016. Tập đoàn này đã huy động được 41 triệu USD tại TP HCM trong tuần đầu tiên của tháng 3/2016.
“Dù một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân. Nhưng, đây thực sự là một sự khởi đầu tốt đẹp,” tờ The National kết luận.
Theo_VOV
Phát triển thị trường vốn theo chiều sâu qua mở rộng IFRS
Ngày 8/3 tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Deloitte tổ chức "Hội thảo Kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát triển", qua đó đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong triển khai IFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế).
Tại hội thảo, ông Hans Hoogervorst, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế và ông Stephen Taylor, Chuyên gia tư vân câp cao vê IFRS của Deloitte, sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong áp dụng IFRS tai các nước đang phát triển, cũng như kinh nghiệm áp dụng đôi vơi Việt Nam.
Hiện ở Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp đang áp dụng các chuẩn mực kê toan Việt Nam (VAS) trong việc lập báo cáo tài chính theo luật định, chỉ có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế lập báo cáo tài chính theo IFRS.
Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như phục vụ cho mục tiêu kêu gọi vốn đầu tư, các doanh nghiệp cân lập báo cáo tài chính theo IFRS để tăng minh bạch, chính xác và có độ tin cậy cao.
Báo cáo Việt Nam 2035 đã đưa ra đề xuất các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần thống nhất với IFRS, nhằm phát triển các thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài...
Theo bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam, thông qua ap dung IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nói riêng sẽ có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, phát triển đội ngũ nhân sự kiểm toán...
Với kinh nghiệm trong tư vấn áp dụng IFRS trên toàn cầu, Deloitte cam kết hỗ trợ Bộ Tài chính xây dựng lộ trình và triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam; đồng thời sẽ tư vấn, trợ giúp các doanh nghiệp có nhu cầu lập báo cáo tài chính theo IFRS.
"Chiến lược phát triển kế toán - kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030, đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS...",ông Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính cho hay.
Cũng theo ông Hùng, Luật Kế toán 2015 đã bổ sung nguyên tắc giá trị hợp lý. Đó chính là sự chuẩn bị chủ động, cần thiết. Tuy nhiên, kinh nghiệm áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường chuyển đổi, đòi hỏi cần có lộ trình phù hợp để từng bước tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS. Quá trình này cần có sự tư vấn, hỗ trợ của chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế.
Theo Deloitte, trong 10 năm gần đây, việc áp dụng IFRS đã phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Trong số 140 quốc gia được khảo sát, có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết các doanh nghiệp nội địa áp dụng IFRS. Đa số những quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS.
IFRS tao sư minh bạch, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. IFRS giúp các doanh nghiệp và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ chuẩn mực phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy...
Hữu Hòe
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vinamilk vươn lên vị trí số 1 Top 10 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2015 Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa chính thức công bố danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạng VNR500 năm 2015). Trong danh sách 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam mới công bố, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã vươn lên vị trí số...