Khu vườn 200m phủ kín rau xanh, quả sạch không khác gì nông trại của mẹ đảm Quảng Ninh
Với khoảng sân vườn 200m, chị Thúy Hường luôn cảm thấy may mắn khi hàng ngày được chăm sóc, vun trồng cho từng luống rau, từng gốc cây.
Khu vườn ấy không chỉ giúp chị cân bằng cảm xúc mà còn là nguồn thu hoạch thực phẩm sạch an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người thân.
Chị Thúy Hường hiện đang là chuyên viên tư vấn Luật. Chị mới lập gia đình được 3 năm và có một em bé. Khu vườn rộng 200m của gia đình chị ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh từ lâu đã được chị cải tạo và trồng các loại rau quả phục vụ cho bữa ăn gia đình.
Không gian được bà mẹ đảm “mát tay” trồng đủ loại rau và cây trái.
Chị Hường tâm sự: “Khu vườn trồng rau, hoa hiện tại có duyên đến với mình từ hành trình chuẩn bị cho em bé nhỏ và gia đình có những bữa rau sạch hữu cơ.
Càng trồng càng mê nên mình bố trí khu vực đất xung quanh nhà trồng thêm hoa, vừa để làm đẹp nhà vừa trang trí cho khu vườn”.
Thu hoạch vải, chanh trong vườn.
Các loại trái cây trong vườn.
Với diện tích vườn rộng rãi, chị Hường phân chia vườn thành các khu để tiện chăm sóc và duy trì cảnh quan. Trước sân thờ và cạnh các tường rào được chị chuyên trồng các loại hoa như hồng leo, hồng bụi, các loại hoa cúc như cúc rủ, cúc thân gỗ, cúc bụi, hoa sao nhái, đồng tiền, hoa sen, súng…
Khoảng vườn của gia đình chị Thúy Hường rộng 200m2.
Bên trái nhà được chị dành để trồng các loại rau, ưu tiên rau theo mùa. Mùa hè thường được chị trồng bầu, bí, mướp, măng tây, đậu bắp, ngô, các loại dưa, rau đay… Mùa thu đông chị thường trồng cải thảo, cà chua, bắp cải, súp lơ, củ cải, su hào, cà rốt…
Khoảng sân trước được chị trồng thêm cây ăn trái, xen kẽ trồng rau theo mùa vụ. Các loại cây ăn quả luôn tốt tươi, sai trĩu như bơ, xoài, nhãn, bưởi, cóc, hòng đỏ, đu đủ, chanh…
Chị Hường dành phần lớn diện tích để trồng rau.
Dưa.
Hồng đỏ.
Video đang HOT
Cà chua bi và dưa chuột.
Để có khu vườn hiện tại, chị Hường đã mất khoảng 1 tháng để cải tạo đất. Chị mua phân vi sinh, trấu, mùn xơ dừa, đất sạch, phân gà, phân bò, phân trùn quê, vôi trộn chung với đất vườn và phơi đất để diệt vi khuẩn…
Vì trước đó, chị chưa từng trồng cây nên chưa có kinh nghiệm về dinh dưỡng, đặc tính của các loại cây, hoa nên khá khó khăn trong việc chăm sóc và phòng bệnh. Do vậy, thời gian đầu trồng, cây khá còi cọc và chậm lớn, bị khá nhiều loại bệnh… Chị Hường đã chọn cách học hỏi kinh nghiệm từ những anh chị có cùng đam mê. Dần dần, chị hiểu được đặc tính và dinh dưỡng của chúng theo mùa cũng như cách phòng tránh bệnh thường gặp bằng những phương thức thân thiện với môi trường.
Để chăm sóc vườn mỗi ngày, chị Hường thường chỉ mất khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ dành cho việc tưới cây và bón gốc cho một số loại cần nhiều dinh dưỡng. Thời gian cuối tuần chị thường dành thời gian cho việc nhổ cỏ, xới gốc, bón cây. Không mất quá nhiều thời gian nên chị có thể tranh thủ vừa làm vườn, vừa thư giãn.
Thu hoạch xoài.
Quả quất hồng bì.
Sim.
Chanh.
Theo kinh nghiệm của chị Hường, để có khu vườn tươi tốt cần chú ý đến việc mua các loại đất sạch về trộn thêm xơ dừa, tro, trấu và các loại phân hữu cơ, phân vi sinh… Nếu sử dụng lại đất cũ thì nên phơi đất cùng vôi thật kỹ Để phòng các bệnh cho bầu, bí, cà chua, chị khuyên nên trộn thêm Trichodema vào đất trước khi trồng.
Đồng thời, chị Hường thường dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây nên trộn phân nhiều, ít hoặc không trộn phân trước khi trồng tránh làm cây con bị sốc phân sẽ chết hoặc khó lớn. Chị cũng thường dùng các giống cây họ đậu như lạc, đậu đen, đậu xanh, đậu tương… để cải tạo đất.
Thu hoạch các loại quả trong vườn.
Về chọn giống, chị Hường thường trồng cây theo mùa, luân canh cây trồng thuận theo thời tiết giúp cây nhanh lớn và ít sâu bệnh. Mùa lạnh thì thích hợp với các loại rau họ cải, bí, cà chua, một số giống rau nhập ngoại… Mùa hè chị thường trồng mướp, bầu, rau đay, rau dền…
Để phòng bệnh cho cây, chị Hường chia sẻ: “Nên trồng rau đúng mùa để hạn chế 80% các loại bệnh như rệp, sương mai, úng do mưa… Phòng các bệnh tuyến trùng, bọ phấn… nên trồng xen kẽ rau trái với cúc vạn thọ hay thì là, hành và các loại rau thơm…
Sâu bọ không hay thích các loại rau có mùi hăng. Nếu có sâu bọ thì dùng biện pháp thủ công là bắt bằng tay, pha dịch tỏi, ớt, gừng phun lá cây trái hoặc nấu nước quả bồ hòn, nước vôi trong phun các loại hoa, rau phòng bệnh.
Cải kale.
Cà c hua.
Cải hoa hồng.
Về dinh dưỡng cho cây, chị Hường hạn chế sử dụng các loại phân hóa học vì chúng sẽ khiến đất nhanh bạc màu, dư đạm trong cây. Chị dùng các loại phân hữu cơ như dịch chuối, dịch trứng đậu tương, đạm cá, phân gà, bò, phân vi sinh, phân ủ từ rác thải nhà bếp…Các loại rau ăn lá thì nên tưới các loại phân luân phiên tuần 1 lần. Với những loại cây ăn quả hay cây vào thời kỳ ra hoa đậu trái thì tăng lượng dinh dưỡng tuần 2-3 lần.
Vườn rau xanh mát khiến ai nhìn cũng mê.
Nhờ những kinh nghiệm cùng niềm đam mê làm vườn, không gian sân vườn rộng rãi của gia đình chị Thúy Hương luôn an tâm khi có đa dạng rau quả sạch để thưởng thức quanh năm, tạo thêm không gian xanh mát trong lành cho ngôi nhà của chị.
Nguồn ảnh: NVCC
Đổ giấm vào chậu cây, bạn sẽ bất ngờ vì thấy điều này xảy ra
Không phải ai cũng biết về các công dụng và lợi ích tuyệt vời của giấm. Hãy cùng bài viết này khám phá những điều thú vị về giấm trong quá trình trồng và chăm sóc cây nhà bạn.
Mọi người có thể rất quen thuộc với việc sử dụng giấm trong chế biến các món ăn thường ngày. Giấm cũng có công dụng tuyệt vời trong việc làm sạch nhà.
Tuy nhiên, không nhiều người biết về việc sử dụng giấm trong quá trình trồng và chăm sóc khu vườn của gia đình mình. Những lợi ích tuyệt vời của giấm sẽ khiến nhiều người bất ngờ. Nhờ vài đặc tính trong giấm, khi biết sử dụng, bạn sẽ biết rằng đây là loại khó thay thế trong việc chăm sóc mọi khu vườn.
Cách sử dụng giấm trong vườn
Nếu bạn muốn thưởng thức thực phẩm sạch do chính mình trồng, hãy ngưng chi tiền cho các loại hóa chất khi muốn loại bỏ các loại sâu bệnh, cỏ dại. Thay vào đó, bạn có thể thử đổ giấm lên cỏ dại. Axit axetic trong giấm có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại và đặc biệt là không làm hỏng đất.
Hỗn hợp một phần giấm với một phần nước sẽ ngăn kiến và các loại gặm nhấm ra khỏi khu vườn của bạn. Bạn cũng có thể cho hai thìa giấm và một thìa đường vào nước để đảm bảo hoa được tươi lâu hơn.
Giấm có tác dụng diệt cỏ dại cho khu vườn hay những chậu cây của bạn.
Giấm không chỉ có thể thay thế các loại hóa chất độc hại, đắt tiền góp phần bảo vệ khu vườn mà còn được sử dụng thay thế các sản phẩm tẩy rửa và khử trùng cho không gian sống.
Cách sử dụng giấm tại nhà
Cách đơn giản nhưng được nhiều người áp dụng trong việc làm sạch phòng tắm một cách an toàn chính là sử dụng giấm. Để làm sạch bụi bẩn bên ngoài và khử trùng bồn cầu bằng giấm, bạn sẽ cần chuẩn bị:
Một ly giấm 9%
Baking soda hoặc dung dịch iốt
Kết hợp giấm với baking soda mang lại hiệu quả trong việc làm sạch nhà.
Sử dụng với soda để có tác dụng làm sạch triệt để
Đun nóng một cốc giấm đến 40 độ C, sau đó trộn với soda (iốt). Đối với 200 gram giấm, bạn sẽ cần 1 muỗng canh soda. Nếu sử dụng iốt, tỉ lệ thường là 1:1. Bạn có thể đổ hỗn hợp thu được vào bồn cầu trong vài giờ. Tốt hơn hết bạn nên làm việc này vào buổi tối trước khi đi ngủ để dung dịch làm sạch bồn cầu suốt đêm. Để cải thiện việc làm sạch, bạn có thể lặp lại quy trình vài lần.
Giấm làm sạch bồn cầu.
Nếu không có soda, bạn có thể đổ hết nước vào thùng và đóng vòi. Tiếp tục lau bề mặt bên trong của bể bằng vải khô và dùng khăn thấm giấm bôi lên vùng bị ố. Sau 2 - 6 giờ, bạn có thể làm sạch bụi bằng các chất liệu khác nhau nhưng lưu ý không dùng kim loại.
Bạn có thể khám phá nhiều tác dụng của giấm.
Tác dụng của giấm thường làm tan biến limescale, làm sạch các bộ phận kim loại khỏi rỉ sét, tự bay hơi và loại bỏ mùi khó chịu, tiêu diệt vi khuẩn... Vì thế, hãy nghiên cứu thật kỹ và sử dụng triệt để loại nguyên liệu an toàn này trong quá trình làm sạch nhà, bảo vệ khu vườn của gia đình bạn.
Khu vườn có hơn 100 loài sen đá rực rỡ trên sân thượng của vợ chồng trẻ Hải Phòng Khoảng sân thượng chỉ rộng chừng 30m được vợ chồng chị Huệ dành nhiều tâm huyết thiết kế kệ, mua chậu về để trồng hơn 100 loài sen đá đủ loại. Lần đầu ngắm nhìn khu vườn, mọi người không khỏi choáng ngợp. Khu vườn trên sân thượng nhà chị Huệ chỉ rộng khoảng 30m nhưng đã được hai vợ chồng tự tay...