Khu vực Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng đến ngày 29-7
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25-7, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên ở các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11 đến 17giờ.
Ảnh minh họa.
Dự báo, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng phía Bắc có mưa rào và dông rải rác; ngày nắng, phía Nam có nắng nóng. Gió Tây Nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 58 đến 95%. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 đến 28oC. Nhiệt độ cao nhất từ 33 đến 36 độ, phía Nam có nơi trên 36oC.
Cảnh báo: Nắng nóng ở các tỉnh miền Trung có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 28 và 29-7.
Do ảnh hưởng của nắng nóng nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư; nguy cơ cao xảy ra cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ. Chỉ số tia UV cực trị ở Đà Nẵng ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.
Video đang HOT
BĐT (Theo Trung Tâm Dự Báo KTTVQG)
Theo Baothanhhoa
Sẵn sàng phương án ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, trưa 22-7, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, với nhiệt độ phổ biến 35 đến 37oC, có nơi hơn 37oC.
Hôm nay (23-7), do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía tây với đới gió tây nam gây hiệu ứng phơn, cho nên ở các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 đến 38oC, có nơi hơn 38oC.
Thời gian có nhiệt độ hơn 35oC từ 10 đến 18 giờ. Cảnh báo, nắng nóng ở các tỉnh miền trung có khả năng kéo dài đến ngày 28, 29-7.
Xây dựng kênh mương thủy lợi phục vụ tưới tiêu tại xã Vũ Tiến, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Ảnh: VŨ ĐỒNG
* Hiện nay, rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ bắc đang bị nén bởi áp cao lục địa ở phía bắc. Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén, hôm nay (23-7), ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, khu vực vùng núi và trung du có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa phổ biến 40 đến 80 mm/24 giờ, riêng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng có nơi hơn 150 mm/24 giờ). Đợt mưa này có khả năng kéo dài đến đêm 25-7. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
* Theo Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai, các tỉnh, thành phố, nhất là vùng núi phía bắc cần sẵn sàng phương án ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu vực dân cư có nguy cơ cao và các cung đường thường xuyên bị ngập sâu, sạt lở. Các tỉnh bị ảnh hưởng bởi nắng nóng và cháy rừng tiếp tục công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống nắng nóng; chủ động các phương án ứng phó hạn hán, cháy rừng, đồng thời tập trung các biện pháp, nguồn lực khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống người dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai.
* Nắng nóng kéo dài liên tục, diễn ra nhiều đợt ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã làm nhiều hồ thủy lợi xuống mực nước chết. Cùng với tình trạng cháy rừng, nhiều cánh đồng đang có nguy cơ mất trắng vì lúa chết. Mặc dù đầu tháng 7, do ảnh hưởng của bão số 2, ở Trung Bộ đã có mưa nhưng lượng nước không đáng kể. Tại Nam Trung Bộ, dung tích các hồ chứa chỉ còn 27 đến 56% thiết kế. Tình trạng "chia nhau" nguồn nước khan hiếm giữa thủy lợi và thủy điện lại tái diễn.
* Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu tháng 7 đến nay, do nắng nóng, mưa ít cho nên tại khu vực Bắc Trung Bộ có khoảng 4.450 ha lúa bị hạn. Nếu nắng nóng vẫn kéo dài đến cuối tháng 7 thì diện tích bị hạn sẽ tăng lên 16.200 ha. Tại Nam Trung Bộ, hiện có 13.943 ha bị hạn, xâm nhập mặn và có thể còn tăng lên tới cuối tháng 7 này. Dự báo, tổng diện tích cây trồng có thể bị hạn trong vụ hè thu là khoảng 52.800 ha.
* Trong ba ngày qua, tỉnh Gia Lai có mưa to, kèm theo gió lốc xoáy, làm cho hàng trăm cây cao-su bị gãy đổ, 20 hộ dân ở các huyện Chư Sê, Chư Păh, Ia Grai có nhà bị tốc mái... UBND tỉnh chỉ đạo địa phương kiểm tra nắm tình hình cụ thể, tổng hợp báo cáo để có phương án khắc phục thiệt hại, giúp các hộ dân sửa chữa nhà cửa, ổn định cuộc sống.
* UBND tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển, đê biển và tiến hành sửa chữa, kết hợp với các giải pháp trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển, bờ biển, bờ sông... Đến nay, địa phương đã tiến hành khắc phục được gần 11km các điểm sạt lở. Cùng với đó, tỉnh đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để xây dựng các công trình đê, kè ven biển, đê bao kết hợp giao thông ven sông để chắn sóng, ngăn sạt lở.
* Ngày 22-7, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp. Đến nay, đã có 734 hộ chăn nuôi thuộc 67 xã, phường của chín quận, huyện tại thành phố có lợn nhiễm bệnh, ngành chức năng tiêu hủy hơn 19.500 con, tương đương hơn 1.000 tấn lợn. Được biết, đến nay, địa phương đã triển khai hỗ trợ đợt 1 cho các hộ chăn nuôi của năm quận, huyện, với số tiền hơn 20 tỷ đồng.
* Trong tháng 6 vừa qua, bệnh khảm lá trên cây sắn đã xuất hiện trở lại và gây thiệt hại cho nông dân tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mặc dù trước đó tỉnh đã khống chế được dịch. Toàn tỉnh đã có 30 ha sắn nhiễm bệnh tại xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc. Sau khi phát hiện dịch bệnh, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Xuyên Mộc đã phối hợp chính quyền địa phương lập biên bản và đề nghị chủ vườn nhổ bỏ, tiêu hủy 20 ha theo quy trình hướng dẫn.
* Ngày 22-7, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình cho biết, một tàu đánh cá xa bờ của ngư dân thị xã Ba Đồn bị mất tích trên biển 20 ngày qua. Trước đó, ngày 23-6, tàu cá QB-98845-TS, trên tàu có năm thuyền viên, ra khơi khai thác thủy sản. Ngày 2-7, chủ tàu dùng bộ đàm gọi vào bờ thông báo tàu đang chạy qua đảo Hải Nam để tránh bão số 2. Tuy nhiên sau đó, chiếc tàu cá mất liên lạc rồi mất tích cho đến thời điểm này. Chi cục Thủy sản Quảng Bình đã báo cáo sự việc bằng văn bản với UBND tỉnh và Sở Ngoại vụ Quảng Bình để đề nghị các bộ, ngành T.Ư có kế hoạch tìm kiếm; đồng thời thông báo qua liên lạc trạm bờ cho các tàu xa bờ trong tỉnh tổ chức tìm kiếm trên biển.
Nước sông Mê Công thấp kỷ lục
Ủy ban sông Mê Công vừa phát đi thông báo cho biết, mực nước sông Mê Công đang ở mức thấp nhất trong 100 năm qua. Do mực nước ở lưu vực Mê Công ít, chắc chắn sẽ khiến nước ở đồng bằng sông Cửu Long ít đi, kéo theo đó đỉnh lũ thấp vào khoảng giữa tháng 10 năm nay và xâm nhập mặn sẽ rất khốc liệt, nước mặn sẽ đi sâu vào nội đồng khoảng tháng 3 năm sau.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
Thời tiết ngày 15/7: Các tỉnh Trung Bộ tiếp tục nắng nóng có nơi gay gắt Ngày hôm nay (15/7), do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên ở các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ. Cụ thể Phía Tây...