Khu vực nào tại TP.HCM có giá bất động sản tăng mạnh nhờ hạ tầng bứt phá?
Mới đây, UBND TPHCM vừa đồng ý cấp vốn hơn 830 tỉ đồng để xây dựng dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ. Đây tiếp tục là một trong nhiều dự án giao thông quy mô lớn dự kiến sẽ được khởi công trong năm 2019, giúp hoàn thiện mạng lưới kết nối khu trung tâm TPHCM với toàn khu Nam.
Theo thiết kế dự án, sẽ xây đảo tròn trung tâm (đường kính 60m) và 2 hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh. 2 hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh sẽ đi ngầm qua khu vực nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ dài khoảng 480m (bao gồm đường dẫn 2 đầu hầm và hầm kín).
So với nhiều khu vực khác tại quận 7, thì dọc trục đại lộ Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Lương Bằng và Đào Trí – đang được xem là những “con đường tỉ đô”, bởi thời gian qua nhiều nhà đầu tư BĐS trong và ngoài nước đều chọn nơi đây làm vùng phát triển bậc nhất của cả khu Nam TPHCM. Tại đây, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang phát triển các đại siêu thị – trung tâm thương mại, cũng như hàng loạt khu dân cư hiện đại với quy mô rộng lớn hàng chục hecta đất.
Dự báo từ nay đến hết năm 2019 nguồn cung nhà ở tại đây khá dồi dào, trong đó cán cân đang nghiêng về khu vực xung quanh cầu Phú Mỹ do đón đầu siêu dự án 6 tỷ đô của một đại gia BĐS đang rục rịch triển khai, cũng như nhiều tuyến đường chuẩn bị được đầu tư nâng cấp – mở rộng.
Thật vậy, theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, nhiều dự án hạ tầng thuộc khu Nam Sài Gòn đã được đưa vào lộ trình phê duyệt đầu tư từ nay đến năm 2030 như: dự án cầu Thủ Thiêm 3; cầu Thủ Thiêm 4; dự án cầu Nguyễn Khoái từ quận 7 qua quận 4 (vốn đầu tư 1.250 tỷ đồng); dự án mở rộng đường Nguyễn Tất Thành, quận 4; dự án đường trục Bắc – Nam kết nối khu vực trung tâm với các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè có tổng kinh phí dự trù hơn 8.500 tỷ đồng; dự án cầu Rạch Đĩa và cầu Long Kiểng vừa được khởi công và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018…
Không dừng ở đó, khu Nam Sài Gòn còn có các dự án quy hoạch trục đường Phú Thuận, nối từ khu vực Mũi Đèn Đỏ thẳng vào khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Đường Phú Thuận sẽ là trục đường huyết mạch quan trọng, tạo động lực phát triển khu vực này trong năm 2017. Với tốc độ phát triển hàng loạt dự án chung cư cao tầng, TPHCM cũng đã có chủ trương mở rộng đường Đào Trí (đoạn từ chân cầu Phú Mỹ đến đường Phú Thuận) lên 40m nhằm tạo độ lưu thông thuận lợi của khu vực mới nổi này.
Bên cạnh những dự án trọng điểm, khu Nam cũng có sự phát triển đồng bộ nhiều tuyến đường để kết nối thuận tiện với khu trung tâm. Đường Huỳnh Tấn Phát được mở rộng lên 30m kết nối với trục đường chính Nguyễn Văn Linh. Cầu Bình Tiên được xây dựng để mở đường cho việc hình thành tuyến đường Vành đai trong kết nối toàn bộ khu vực Nam Sài Gòn với các khu vực Tây và Tây Nam thành phố.
Video đang HOT
Đặc biệt, dự án cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh sẽ được cây dựng theo hình thức BOT kết hợp BT. Được biết, Sở Quy hoạch – Kiến trúc vừa chọn được phương án kiến trúc và đã trình UBND TPHCM phê duyệt. Dự kiến, dự án cầu Cần Giờ sẽ được khởi công vào giữa năm 2020, hoàn thành trong năm 2022.
Song song đó, tuyến Metro số 4 với tổng vốn đầu tư 97.000 tỷ đồng (đi qua các quận 1, 3, 4, 7, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện Nhà Bè) chạy song song với đường Nguyễn Hữu Thọ, đã quy hoạch và đang được kiến nghị điều chỉnh kéo dài từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu đô thị cảng Hiệp Phước.
Nhiều dự án căn hộ đã và đang “mọc” lên tại cung đường Đào Trí, quận 7.
Nắm bắt thời cơ này, việc doanh nghiệp địa ốc dịch chuyển ra các khu vực lân cận phát triển dự án, nhằm thoát khỏi trung tâm đã quá chật chội để tìm thị trường mới là lẽ đương nhiên. Các đô thị vệ tinh lân cận TPHCM sẽ là thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng với nhu cầu nhà ở người dân tăng cao, mức thu nhập cũng cải thiện hơn rất nhiều. Đây cũng là giải pháp hợp lý khi kết nối hạ tầng giao thông TPHCM với các tỉnh, thành lân cận đang được hoàn thiện rõ rệt.
Điển hình như một dự án lớn thứ hai ở khu Nam có tổng diện tích gần 350 ha (sau khu đô thị Phú Mỹ Hưng có diện tích 750 ha) do Công ty TNHH một thành viên phát triển GS Nhà Bè (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư đang chuẩn bị khởi công trở lại sau nhiều năm “bất động”. Dự án bao gồm nhiều loại hình nhà ở: biệt thự, khu căn hộ chung cư thấp tầng, khu căn hộ chung cư cao tầng, khu nhà ở phức hợp.
Ngoài ra, thị trường khu Nam Sài Gòn vừa ghi nhận sự xuất hiện dự án Eco Green Saigon có quy mô 14,36 ha, sở hữu vị trí đắc địa mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh (phường Tân Thuận, quận 7). Bên cạnh đó, tập đoàn Hưng Thịnh vừa cho khách hàng tiến hành đặt cọc giữ chỗ mua căn hộ dự án Q7 Boulevard, với hơn 1.000 căn, nằm trên đường Nguyễn Lương Bằng, quận 7. Doanh nghiệp này cũng đang xây dựng hơn 8.000 căn hộ cao cấp khác tại đường Đào Trí…
Hay như dự án Oakwood Residence Saigon nằm trên đường Nguyễn Văn Linh, gồm có 237 căn hộ dịch vụ vừa được tung ra thị trường. Dự án này do Công ty đầu tư Mapletree thuộc tập đoàn Mapletree (Singapore) làm chủ đầu tư. Ngoài ra, tập đoàn này đã giới thiệu thiết kế mô hình tòa tháp đôi văn phòng V-Plaza Towers với diện tích sàn hơn 66.000m2, khi hoàn thành vào năm 2023 sẽ là khu phức hợp văn phòng đạt chuẩn quốc tế có quy mô lớn tại quận 7, TP.HCM.
Ngoài hai dự án trên, mới đây Công ty CP Bất động sản Tiến Phước vừa công bố ra mắt giai đoạn I, dự án Senturia Nam Sai Gon, tại đường Nguyễn Văn Linh. Bên cạnh đó, trên dọc tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh hướng về khu Tây Nam, nhiều chủ đầu tư đã tiến hành vây hàng rào các khu đất lớn để chuẩn bị phát triển dự án bất động sản mới tại nơi đây trong thời gian tới.
Hay mới đây, hai dự án của Sunshine Group với quy mô lớn cũng tạo sức nóng trên thị trường BĐS khu Nam. Đầu tiên là dự án Sunshine City với quy mô 9 block cao tầng nằm ngay tại trung tâm quận 7. Trong quý 3 này, Sunshine Group sẽ tiếp tục ra mắt Sunshine Diamond River tọa lạc tại quận 7 – TP. HCM, ngay sát sông Sài Gòn.
“Xu hướng bùng nổ nguồn cung tại khu vực này sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong một vài năm tới. Một phần do khu Nam đang được TPHCM chú trọng đầu tư nhiều dự án giao thông khá lớn kết nối toàn vùng với khu trung tâm, phần khác nơi đây được thụ hưởng sự phát triển sẵn có của khu đô thị Phú Mỹ Hưng như mảng xanh, tiện ích ngoại khu, nhiều tuyến đại lộ lớn…”, ông Trần Hiếu – Phó Tổng Giám đốc DKRA Vietnam cho biết.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Giá bất động sản công nghiệp tăng chóng mặt
Tại sự kiện báo cáo thị trường BĐS Tp.HCM mới đây, đại diện JLL Việt Nam chỉ ra: Hiện giá thuê đất khu công nghiệp tại Long An đứng thứ hai trong nhóm thủ phủ khu công nghiệp miền Nam, vượt qua ngưỡng 100 USD mỗi m2 cho chu kỳ thuê, xếp trên cả Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu về mặt bằng giá thuê đất khu công nghiệp.
Đơn vị nghiên cứu này cho rằng, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang đã khiến nhu cầu thuê đất khu công nghiệp cũng tăng lên. Giá đất trung bình trong quý 2/2019 bị đẩy lên mức 95 USD/m2 cho chu kì thuê, tăng 15.8% so với cùng kì năm ngoái. Đây được xem là mức tăng giá thuê cao đối với thị trường BĐS công nghiệp.
Xét ở các khu vực ven Tp.HCM thì Long An là khu vực ghi nhận mức tăng trưởng giá thuê cao nhất quý 2/2019, vượt qua cả các thị trường truyền thông như Bình Dương và Đồng Nai. Hiện giá thuê tại Long An vượt qua ngưỡng 100 USD/ m2 cho chu kỳ thuê. Riêng Sài Gòn, với vị thế là hạt nhân của vùng Tp.HCM, vẫn có giá thuê khu công nghiệp dẫn đầu với mức 162 USD/m2 cho chu kỳ thuê.
Ngoài ra, giá thuê nhà xưởng xây sẵn tại các khu công nghiệp phía Nam dao động quanh mức 3,5-5 USD/m2/tháng. Mức thuê này tăng nhẹ so với 2 quý trước đó. Tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt của các khu công nghiệp và khu chế xuất tại miền Nam đạt mức cao với 81%. Tp.HCM, Bình Dương và Đồng Nai là những địa bàn hút khách nhất bất chấp giá thuê ngày càng leo thang.
Cũng trong quý 2/2019, khu vực miền Nam đạt tổng diện tích đất khu công nghiệp cho thuê lên đến 25.060 ha, cao gấp 2,5 lần so với miền Bắc. Do quỹ đất công nghiệp của các tỉnh phía Nam hiện đạt tỷ lệ lấp đầy cao, thị trường đầu tư này cũng có xu hướng bổ sung nguồn cung mới.
Theo dự báo của JLL, thời gian tới, nguồn cung mới của BĐS công nghiệp các tỉnh phía Nam sẽ đến từ các giai đoạn tiếp theo của các khu công nghiệp hiện hữu hoặc các khu công nghiệp mới đã được thiết lập để đưa ra thị trường nhằm tận dụng nhu cầu ngày càng tăng.
Đại diện JLL Việt Nam nhấn mạnh, giá BĐS công nghiệp bị đội lên cao thời gian qua ở một số khu vực miền Nam phần lớn tác động từ yếu tố căng thẳng Mỹ - Trung. Với tình hình này, giá đất công nghiệp dự báo sẽ còn tiếp tục leo thanh trước xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Người Hong Kong chấp nhận ở 'nhà ma' do giá bất động sản quá cao Hơn một nửa số người được Squarefoot phỏng vấn cho hay họ sẽ xem xét việc ở trong những ngôi "nhà ma" nếu được giảm giá. Điều gì là đáng sợ hơn: Một ngôi nhà ma ám hay căn hộ mà bạn phải mất cả đời để dành dụm? Đối với hầu hết mọi người, mức giá nhà "trên trời" ở Hong Kong...