Khu vực nào sẽ hình thành đô thị sáng tạo tại TP.HCM?
Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) vừa có đề xuất với UBND TP.HCM về phát triển bất động sản đáp ứng yêu cầu hình thành khu đô thị sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đây cũng là tham luận của HoREA tại hội thảo quốc tế về “Tầm nhìn cho đô thị sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh” do UBND Tp.HCM sắp tổ chức tới đây.
Theo đó, HoREA cho rằng với thực tiễn tình hình thành phố, dự kiến xây dựng khu đô thị sáng tạo dựa trên các trụ cột: Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Khu công nghệ cao thành phố; Công viên phần mềm Quang Trung là chưa đủ, do đó đề nghị thành phố có chính sách, cơ chế tạo điều kiện để phát huy tối đa nguồn lực tri thức, vốn, năng lực của khu vực tư nhân để tham gia tích cực vào quá trình hình thành khu đô thị sáng tạo
Theo HoREA, chuỗi đô thị sáng tạo dự kiến có thể hình thành ở phía Đông, trên địa bàn quận 2, quận 9, quận Thủ Đức, có diện tích 212 km2, dân số khoảng 943.390 người, mật độ dân số 4.448 người/km2 (quận 2: diện tích 50 km2, dân số khoảng 155.234 người, mật độ dân số 3.105 người/km2; quận 9: diện tích 114 km2, dân số khoảng 263.486 người, mật độ dân số 2.311 người/km2; quận Thủ Đức: diện tích 48 km2, dân số khoảng 524.670 người, mật độ dân số 10.930 người/km2).
Khu vực này phù hợp với việc hình thành đô thị sáng tạo khu có đầy đủ các yếu tố thuận lợi như:
Khu vực đại học: Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Nông Lâm; Đại học Sư phạm Kỹ thuật (quận Thủ Đức); Các trường đại học chuyên ngành (quận 9); Đại học Văn hóa (quận 2)…
Video đang HOT
Khu vực công nghiệp: Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (quận 9); Khu chế xuất Linh Xuân; Khu chế xuất Linh Trung 1, 2, 3 (quận Thủ Đức); Xi măng Holcim và một số nhà máy, xí nghiệp ngoài khu công nghiệp;
Khu Cảng Cát Lái (quận 2) là cảng container lớn nhất Việt Nam;
Khu vực dịch vụ tài chính quốc tế: Dự kiến tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2);
Các khu đô thị mới: Thủ Thiêm; An Phú – An Khánh; tuyến chung cư cao tầng Bắc xa lộ Hà Nội; An Phú (quận 2); Phước Long – Phú Hữu (quận 9); Vạn Phúc (quận Thủ Đức);
Thể dục thể thao: Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc (quận 2); Sân golf Lâm Viên (quận 9); Sân golf An Phú (quận 2, đã chuyển thành khu đô thị);Khu tưởng niệm các Vua Hùng; Khu vui chơi giải trí Suối Tiên;
Bệnh viện quận 2, quận 9, quận Thủ Đức; Bệnh viện quân dân Miền Đông (quận 9); Chợ đầu mối Thủ Đức;
Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi, trước hết là Quốc lộ 1A; cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây; đại lộ Phạm Văn Đồng – đường Vành đai 2, xa lộ Hà Nội, đại lộ Mai Chí Thọ – hầm Thủ Thiêm; tuyến Metro số 1 (dự kiến nối tuyến đến Biên Hòa, Thủ Dầu Một); Bến xe Miền Đông (mới)…
Theo HoREA, phát triển bất động sản trong khu đô thị sáng tạo không chỉ là phát triển bất động sản kiểu truyền thống, mà còn phải là phát triển bất động sản xanh, xây dựng khu đô thị thông minh, khu dân cư thông minh, tòa nhà thông minh, căn hộ thông minh, an toàn, sử dụng tiết kiệm điện, nước, năng lượng tái tạo, vật liệu mới thân thiện môi trường, xây dựng các hệ sinh thái khởi nghiệp, không gian làm việc chung, tận dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, internet kết nối vạn vật, trí tuệ thông minh, thực tế ảo…
Khu đô thị sáng tạo sẽ là nơi ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, cung cấp những tiện ích và dịch vụ mới phục vụ người dân, giải phóng năng lượng sáng tạo của con người.
Bình An
Theo Trí thức trẻ
Nâng chiều cao cho việc cải tạo chung cư cũ?
Trong khi việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đang "dậm chân tại chỗ", Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, cần sớm ban hành quy chuẩn phân khu nội đô ra sao cho hợp lý với các vị trí, tạo điều kiện chỗ nào cho phép nâng chiều cao, thực hiện được thì cho thực hiện
Tại buổi họp báo thường kỳ quý II.2018 của Bộ Xây dựng, nói về vấn đề cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội và TP.HCM đang dậm chân tại chỗ, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng) cho rằng, theo báo cáo tổng kết có khoảng 25% chung cư thuộc diện bị hư hỏng, nguy hiểm. Theo phân loại cấp D - thuộc diện nguy cấp mới phải di dời, cải tạo, phá dỡ. Còn lại những chung cư hư hỏng chưa bắt buộc phải tháo dỡ.
Đại diện Vụ Pháp chế cũng cho hay, để thực hiện việc cải tạo chung cư cũ đang gặp khó khăn ở hai vấn đề. Một là, về thể chế đã có quy định các chủ sở hữu căn hộ thỏa thuận với nhà đầu tư để lựa chọn chủ đầu tư sửa chữa, nhưng việc này cũng khó vì hàng trăm hàng nghìn hộ trong một khu chung cư mà mỗi hộ lại một ý khác nhau, rất khó đồng thuận.
Thứ hai, quy định cưỡng chế các công trình nguy hiểm để cải tạo, song để làm việc này lại cần phải có vốn, quỹ nhưng rất khó khăn. Hiện nay, Vụ Pháp chế đang nghiên cứu đề xuất cần có quy định cụ thể thời hạn giải quyết, xử lý khi chủ sở hữu không lựa chọn được nhà đầu tư thì nhà nước phải chỉ định chủ đầu tư vào cải tạo.
Việc cải tạo chung cư vẫn gặp nhiều khó khăn, bế tắc. (ảnh Trần Kháng)
Nhưng vướng nhất trong việc cải tạo chung cư cũ, theo đại diện Vụ Pháp chế, Thủ tướng đã ban hành quy định các khu vực nội đô, trung tâm ở 2 TP lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không được tăng chiều cao dự án, không tăng dân số. "Không cho tăng chiều cao thì doanh nghiệp không có lợi nhuận, không thể đền bù giải phóng mặt bằng. Bộ Xây dựng đang báo cáo Thủ tướng xin giải pháp tháo gỡ vướng mắc này", đại diện Vụ Pháp chế cho hay.
Về vấn đề này, thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cũng cho rằng, cần phải xã hội hóa, nhà đầu tư thấy có lợi nhuận mới làm. "Cần sớm ban hành quy chuẩn phân khu nội đô ra sao cho hợp lý với các vị trí, tạo điều kiện chỗ nào cho phép nâng chiều cao, thực hiện được thì cho thực hiện", ông Hùng chia sẻ.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn Hà Nội có hơn 1.300 chung cư cũ tại 76 khu vực tập trung và hơn 300 khu chung cư cũ ở các nơi riêng lẻ. Các chung cư này đều được xây dựng từ những năm 1960 đến 1990 và đang trong tình trạng xuống cấp.
Trước thực trạng đó, từ hơn 10 năm trước, Hà Nội đã đưa ra chương trình cải tạo, nâng cấp, xây mới các chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn Thành phố. Để thực hiện chính sách cải tạo chung cư cũ, Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên để kêu gọi doanh nghiệp tham gia.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có rất nhiều vướng mắc khiến sau hơn 10 năm triển khai, chương trình này gần như dậm chân tại chỗ khi mới chỉ có 14 chung cư cũ được xây dựng mới đưa vào sử dụng, chiếm chưa tới 1%; 5 chung cư cũ đang phá dỡ, triển khai xây dựng; 4 khu chung cư cũ nguy hiểm cấp D đang tổ chức di dời, nhưng chưa có phương án xây dựng lại.
Theo Danviet
Thời kỳ "nhạy cảm" của thị trường bất động sản, cơ hội nào cho nhà đầu tư? Theo nhiều chuyên gia kinh tế, chu kỳ bất động sản có hai đặc điểm, liên quan đến chu kỳ đầu tư và dịch chuyển tiêu dùng của người mua. Tuy nhiên, chu kỳ này sẽ khó lập lại do các bên đã chuẩn bị nhiều chiến lược đối phó. Sáng nay (18/7), tại Hội thảo "Chu kỳ khủng hoảng và cơ hội...