Khu vực miền Bắc sẽ là “ngôi sao” của thị trường bất động sản
Đại diện lãnh đạo Batdongsan.com.vn, cho biết trong 3 tháng cuối năm 2020, chỉ số giá bất động sản ở Thủ đô Hà Nội sẽ đạt mức tăng khoảng 1,4%; nhiều chủ đầu tư ở miền Nam sẽ “đổ” ra miền Bắc.
Ảnh chỉ có tính chất minh hoa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam )
Bên lề buổi công bố báo cáo thị nghiên cứu trường bất động sản quý III diễn ra trong ngày 6/10, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, cho biết trong 3 tháng cuối năm 2020, chỉ số giá bất động sản ở Thủ đô Hà Nội sẽ đạt mức tăng khoảng 1,4% trong khi Thành phố Hồ Chí Minh giảm khoảng 2%.
Với sự tăng trưởng trên, ông Quốc Anh dự báo thời gian tới Hà Nội và khu vực phía Bắc sẽ trở thành “ngôi sao” của thị trường bất động sản cả nước; nhiều chủ đầu tư có tiếng ở miền Nam cũng sẽ “đổ” ra miền Bắc…
Xu hướng thị trường dịch chuyển ra Bắc
- Sau dịch COVID-19, xu hướng người mua bất động sản hiện nay có sự chuyển đổi thế nào, phân khúc nào hiện nay đang được nhiều người quan tâm nhất, thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Anh: Theo dữ liệu nghiên cứu thị trường bất động sản của chúng tôi thì lượng tin đăng giữa quý 3 và quý 2/2020 trên trang của Batdongsan.com.vn tăng lên 12%; lượng quan tâm giảm nhẹ ở mức 2%. Có 2 lý do dẫn tới sự sụt giảm là do dịch COVID-19 và tháng “Ngâu” (tháng Bảy âm lịch).
Tuy nhiên, một yếu tố cho thấy dấu hiệu thị trường bất động sản vẫn tốt, đó là lượng người hỏi mua tăng khoảng 3%. Trong đó, loại hình bất động sản được quan tâm nhiều nhất là chung cư với 29%, kế đến là đất thổ cư 23%, nhà riêng 21%…
- Mặc dù ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19 song mức giá hiện nay ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang rất cao, ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Ông Nguyễn Quốc Anh: Kể từ quý 3/2020, Batdongsan.com.vn có thêm dự báo chỉ số giá bất động sản dựa trên tính toán và lịch sử giá của 2 loại bất động sản phổ biến là chung cư và nhà riêng.
Dựa trên tính toán này, Batdongsan.com.vn dự báo trong 3 tháng cuối năm, Hà Nội sẽ đạt mức tăng khoảng 1,4% trong khi Thành phố Hồ Chí Minh giảm khoảng 2%.
Video đang HOT
Ở loại hình chung cư, nguồn cung chung cư được dự báo sẽ tăng thêm nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt và tình hình kinh tế thuận lợi.
Trong khi đó, loại hình nhà đất sẽ tiếp tục giảm giá ở các khu vực trung tâm, phân khúc có tầm giá vừa phải sẽ tiếp tục giao dịch tốt. Đối với đất nền, các sản phẩm có giá khoảng 1 tỷ đồng vẫn tiếp tục thu hút nhiều sự quan tâm nhất.
Xét về vùng miền, trong quý 4, khu vực miền Bắc và Hà Nội sẽ có lượng quan tâm tăng trưởng tốt hơn thị trường miền Nam và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Sở dĩ có sự đảo chiều này là do bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng trưởng nóng trong 5 năm qua. Trong khi đó, thị trường Hà Nội phát triển với nhịp ổn định nên sau những khó khăn của dịch có khả năng phục hồi nhanh và mạnh hơn.
Ảnh chỉ có tính chất minh hoa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam )
Đặc biệt, tới đây sẽ có sự hiện diện của khá nhiều chủ đầu tư rất nổi ở khu vực miền Nam đổ ra miền Bắc. Chúng tôi cũng hy vọng “cuộc chơi” ở miền Bắc sẽ sôi động hơn nhiều, bởi thị trường miền Bắc đáng nhẽ đã “nóng” từ lâu. Ví dụ, so cùng một mức giá tiền mua chung cư, rõ ràng chất lượng chung cư ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam.
-Trong thời gian qua, việc kiểm soát dịch của Việt Nam được quốc tế đánh giá rất tốt, điều này có tác động gì tới thị trường bất động sản trong tương lai gần?
Ông Nguyễn Quốc Anh: Tôi nghĩ rằng dịch COVID-19 chỉ mang tính chất ngắn hạn và khi người dân đã bắt đầu quen với giai đoạn bình thường mới thì mức tăng trưởng sẽ đi lên. Đặc biệt, theo dự báo thì năm 2021, mức độ tăng trưởng Việt Nam sẽ tăng 6,5% nên chắc chắn thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi.
Hiện tại, vàng, chứng khoán và bất động sản là 3 nguồn đang được hưởng lợi. Với những dự báo lạc quan về mức độ tăng trưởng của Việt Nam, tôi nghĩ rằng thị trường bất động sản sẽ tốt hơn rất nhiều vào cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Cẩn trọng với tin đồn, tiếp cận khách hàng “thật hơn”
- Hiện nay, các khu vực cận Hà Nội được đồn thổi là những khu vực quy hoạch sân bay mới, từ đó tạo nên sự “sốt giá,” ông đánh giá như thế nào về điều này?
Ông Nguyễn Quốc Anh: Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam, tin đồn luôn là một thứ “gia vị” không thể thiếu đối với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư đã cẩn trọng hơn rất nhiều. Có thể đâu đó việc “tung tin đồn” dự án để lôi kéo nhà đầu tư vẫn còn nhưng chắc chắn sẽ không phổ biến như trước.
Nhiều khi quy hoạch chỉ mang tính dự báo thôi, còn từ lúc quy hoạch đến lúc triển khai dự án là quãng thời gian rất dài, chưa kể dự án có có thể phải điều chỉnh. Liệu nhà đầu tư, người dân có đủ dòng tiền để “vượt qua” quãng thời gian chờ “thời cơ” tiếp theo hay không cũng là điều nên cân nhắc kỹ lưỡng.
- Từ ngày 1/10 có quy định cấm quảng cáo bằng gọi điện thoại, tin nhắn làm phiền, quy định này có tác động gì tới hoạt động giao dịch bất động sản?
Ông Nguyễn Quốc Anh: Tôi nghĩ đây là chính sách hoàn toàn tốt để tránh việc có quá nhiều thông tin đưa đến khách hàng, người dân khi thông tin đó chưa chắc đã phù hợp, hoặc không có nhu cầu với người đón nhận.
Vì thế, ở góc độ người làm bất động sản, tôi nghĩ hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khách hàng mang tính chất “thật hơn.” Đầu tiên tôi nghĩ việc sử dụng thông tin bất động sản trên các kênh uy tín cũng giúp người dân đỡ bị làm phiền.
Ví dụ khi khách hàng vào trang Batdongsan.com.vn đọc tin, hoặc có thể để lại thông tin thì khi người làm bất động sản gọi lại sẽ gặp đúng đối tượng quan tâm, cách tiếp cận cũng sẽ chủ động hơn nhiều.
Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ với những quảng cáo phù hợp để thu hút người quan tâm cũng là cách tìm kiếm đúng đối tượng, cũng như tiết kiệm được thời gian tìm kiếm khách hàng không có nhu cầu./.
Trân trọng cảm ơn ông!
Thống trị ngành thuốc lá Việt, mỗi ngày Vinataba lãi gần 4 tỷ đồng
Khoản hỗ trợ tài chính hơn 150 tỷ đồng từ Philip Morris International giúp Vinataba giữ được mốc lợi nhuận trên 700 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020.
Thống trị ngành thuốc lá Việt, mỗi ngày Vinataba lãi gần 4 tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2020 vừa công bố, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) ghi nhận 8.975 tỷ đồng doanh thu thuần trong nửa đầu năm nay, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp còn lại là 1.809 tỷ đồng, giảm 10%.
Trong kỳ, Vinataba cũng ghi nhận 107 tỷ đồng doanh thu tài chính (chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng, tiền cho vay, chênh lệch tỷ giá), tăng 36%.
Trong khi đó, chi phí tài chính ở mức 164 tỷ đồng (chủ yếu là lãi tiền vay), tăng 12%. Chi phí bán hàng ở mức 572 tỷ đồng, tăng 5,6%. Chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 760 tỷ đồng, giảm 6,9%.
Đặc biệt, nửa đầu năm, "ông trùm" ngành thuốc lá bất ngờ ghi nhận khoản thu nhập bất thường lên đến 152 tỷ đồng, là tiền hỗ trợ tài chính từ Philip Morris International Management SA.
Hiện nay, Marlboro - nhãn hiệu thuốc lá điếu quốc tế bán chạy nhất thế giới - đang được sản xuất và thương mại hóa tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Vinataba - Philip Morris, là liên doanh giữa Philip Morris International (chủ sở hữu nhãn hiệu thuốc lá Marlboro) và Vinataba.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, Vinataba đạt lợi nhuận trước thuế 725 tỷ đồng, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính ra, trung bình mỗi ngày, Vinataba thu về 49 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Vinataba ở mức 18.837 tỷ đồng, trong đó phần lớn tập trung ở hàng tồn kho với 9.158 tỷ đồng, tiền và các khoản tương đương tiền với 3.434 tỷ đồng và tài sản cố định với 2.895 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đến hết ngày 30/6/2020 của Vinataba ở mức 10.304 tỷ đồng, nợ phải trả là 8.533 tỷ đồng.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) chính thức được thành lập từ năm 1995, còn gọi là Tổng công ty 91, hạng doanh nghiệp đặc biệt.
Tuy nhiên, 40 năm trước đó (năm 1955), Chính phủ đã ra quyết định xây dựng một nhà máy thuốc lá quốc doanh. 2 năm sau, bao thuốc là đầu tiên mang nhãn hiệu Thăng Long xuất xưởng. Đây được coi là ngày khai sinh của ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam.
Sau ngày 30/04/1975, đất nước thống nhất, hãng thuốc lá Đông Dương MIC (Manufacture Indochinoise de Cigarettes) được Chính phủ tiếp quản. 10 năm sau đó, từ những nhà máy thuốc lá riêng biệt, toàn quốc dần hình thành 2 xí nghiệp liên hợp, một tại miền Bắc, một tại miền Nam.
Hai xí nghiệp liên hợp này sau đó được hợp nhất vào năm 1985 - tiền thân của Vinataba, từng bước sản xuất thành công thuốc lá thay thế hàng ngoại nhập và tiến hành đàm phán liên doanh với các tập đoàn thuốc hàng đầu thế giới như BAT, Philip Morris, Rothman, Intabex...
Hiện người đứng đầu Vinataba là Chủ tịch Hồ Lê Nghĩa, sinh năm 1979, là chủ tịch trẻ nhất trong số 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Gelex chốt giá gần 1.700 tỷ mua cổ phần Viglacera Gelex sẽ chào mua công khai 95 triệu cổ phiếu Viglacera với giá 17.700 đồng từ 26/8 đến 25/9. Hiện Gelex cùng công ty con quản lý 25% cổ phần Viglacera. Tổng công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) ngày 24/8 thông báo giá chào mua công khai 21,2% cổ phần Viglacera là 17.700 đồng/cổ phiếu. Như vậy, để mua...