Khu trục hạm hạng nặng ‘Voi trắng’ HMS Bristol của Anh “về hưu” sau 53 năm hạ thủy
Hải quân Hoàng gia Anh đã cho nghỉ hưu tàu khu trục lớp Type 82 duy nhất từng được chế tạo, HMS Bristol, 53 năm sau khi nó được hạ thủy.
Tàu khu trục Type 82 HMS Bristol của Hải quân Anh. Ảnh: Rick Garcia.
Tàu khu trục lớp Type 82 duy nhất của Anh được chế tạo 53 năm trước, HMS Bristol, một trong số những tàu khu trục khủng nhất thế giới vào thời điểm đó, đã được cho nghỉ hưu.
Trước đó, Bristol được dự định sẽ là tàu khu trục đầu tiên trong số 8 tàu khu trục 7.000 tấn hộ tống các nhóm tấn công tập trung xung quanh các tàu sân bay Lớp CVA-01, lượng choán nước 63.000 tấn, được dự kiến thay thế các tàu sân bay lớp Audacious và Centaur đã cũ vào đầu những năm 1950. Tuy nhiên, suy giảm kinh tế trầm trọng đã dẫn đến việc hủy bỏ chương trình tàu sân bay vào năm 1966. Quyết định này cũng loại bỏ nhu cầu hộ tống tàu sân bay; và, 7 tàu lớp Type 82 còn lại không có cơ hội được thực hiện.
Được hạ thủy năm 1969 và đi vào phục vụ 4 năm sau đó, con tàu HMS Bristol chủ yếu được sử dụng làm nơi thử nghiệm các loại vũ khí và hệ thống điều khiển mới. Nhiều hệ thống sau này sẽ được tích hợp vào các tàu khu trục Type 42 nhẹ hơn và rẻ hơn nhiều.
HMS Bristol từng được lên kế hoạch cho “nghỉ hưu” sớm, tuy nhiên, hạm đội tàu nổi của Anh trong Chiến tranh Falklands dã chịu tổn thất đáng kể, buộc nó phải tiếp tục hoạt động cho tới bây giờ.
Video đang HOT
Trận hải quân Anh hủy diệt hạm đội tàu Trung Quốc trong một buổi chiều
Trung Quốc thời nhà Thanh và Anh từng là hai đế quốc hùng mạnh trong lịch sử thế giới, từng đụng độ trong cuộc chiến tranh thuốc phiện với kết cục thắng lợi dễ dàng của người Anh.
Tàu chiến vượt đại dương của Anh chiếm ưu thế hoàn toàn so với đối thủ. Anh minh họa.
Chiến tranh thuốc phiện lần 1 là một loạt những cuộc đụng độ quân sự giữa Anh và Trung Quốc thời nhà Thanh, trong giai đoạn năm 1839-1842.
Hệ quả của cuộc chiến này vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay. Kết thúc cuộc chiến, nhà Thanh phải nhượng Hong Kong cho Anh. Hong Kong ngày nay là đặc khu hành chính của Trung Quốc và được trao quyền tự chủ cao.
Cuộc xung đột nổ ra khi hoàng đế Trung Hoa ra lệnh tịch thu kho hàng chứa thuốc phiện của Anh ở Quảng Châu, ban hành lệnh cấm buôn bán thuốc phiện, đe dọa tuyên án tử hình với những kẻ còn vi phạm.
Chính phủ Anh viện lý do bảo vệ quyền tự do thương mại, ngoại giao để bảo vệ hoạt động của thương nhân Anh ở Trung Quốc.
Người dẫn chương trình Jeremy Paxman nói trong bộ phim tài liệu của BBC: "Người Anh đã sản xuất một lượng lớn thuốc phiện công nghiệp để bán sang Trung Quốc. Ở thời điểm đó, thuộc phiện không phải là mặt hàng bị cấm sản xuất và mua bán".
"Năm 1839, hoàng đế Trung Hoa cảm thấy cần phải chấm dứt nạn thuốc phiện tràn ngập thị trường, nên đã ra lệnh tịch thu, đem tiêu hủy 1.000 tấn thuốc phiện nhập từ Anh", Paxman nói. "Chính phủ Anh nổi giận vì đó là nguồn doanh thu chính, chiếm 1/5 doanh thu của Anh trên toàn cõi thuộc địa".
Người dẫn chương trình Jeremy Paxman nói về Chiến tranh thuốc phiện trong bộ phim tài liệu của BBC.
"Hai đế quốc hùng mạnh, mỗi nước có một thế mạnh riêng, đụng độ nhau một cách không thể tránh khỏi", Paxman nói.
Hải quân Hoàng gia Anh dễ dàng đánh bại Trung Quốc nhờ ưu thế vượt trội về công nghệ đóng tàu và vũ khí.
Paxman nhắc đến trận Xuyên Tỵ lần thứ hai, trong đó hạm đội tàu chiến Anh hủy diệt hạm đội Trung Quốc chỉ trong một buổi chiều.
Trung Quốc ghi nhận 277 người chết, 467 người bị thương, 100 người bị bắt sống, 11/15 tàu pháo bị phá hủy và 191 khẩu pháo bị thu giữ. Ngược lại, Anh chỉ ghi nhận 38 người bị thương.
Paxman giải thích: "Hải quân Anh khi đó đem đến trận đánh một chiến hạm bọc sắt hoàn toàn mới, được thiết kế để vượt đại dương dễ dàng". Không chỉ có hỏa lực mạnh, tàu Nemesis, sản xuất ở thành phố cảng Liverpool, Anh, còn được trang bị rocket (tên lửa không dẫn đường).
"Tàu Nemesis góp sức vào chiến thắng lớn của hải quân Anh, hủy diệt hạm đội tàu pháo Trung Quốc chỉ trong một buổi chiều. Đó là khi chiến hạm hiện đại đụng độ với những tàu pháo lỗi thời", Paxman mô tả.
Một sĩ quan Anh có mặt trên tàu khi đó từng kể lại: "Quả rocket khai hỏa đầu tiên đánh trúng một tàu pháo lớn, tạo ra tiếng nổ đinh tai nhức óc, tất cả những người trên con tàu pháo đó đều thiệt mạng".
Sau Chiến tranh thuốc phiện lần 1, Trung Quốc tuyên bố đầu hàng, mở 5 cảng biển để giao thương với người Anh. "Đó cũng là giai đoạn Trung Quốc bị buộc phải hội nhập với nền kinh tế toàn cầu", Paxman nói trong bộ phim tài liệu.
Chiến thuật dùng tàu chiến và pháo thay cho lời nói của người Anh đã gây ảnh hưởng sâu rộng, được biết đến với tên gọi là "ngoại giao pháo hạm".
Anh khoe nhóm tác chiến tàu sân bay Anh lập nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth, gọi đây là lực lượng hải quân mạnh nhất do một nước châu Âu chỉ huy trong 20 năm qua. "Nhóm tác chiến tàu sân bay thế hệ mới của hải quân Anh đã tập hợp lần đầu tiên, đánh dấu mở đầu giai đoạn vận hành tác chiến mới. Tàu sân bay...