Khu tái định cư lay lắt vì thiếu nước
Không có nước, người dân ở đây phải đi xin nước cách đó gần chục cây số. Việc nấu nướng, giặt giũ… thậm trí là rửa tay chân cũng phải tằn tiện. Có gia đình vợ chồng “ly thân” cũng bởi không có nước.
Theo phản ánh của người dân ở khu tái định cư (TĐC) xã Kim Đức (TP Việt Trì, Phú Thọ) có tổng diện tích 35.000m2, được chia cho gần 60 hộ dân. Sau 5 tháng, chỉ có 14 hộ chuyển về, còn lại đang đi ở nhờ hoặc ở trong những chiếc lán dựng tạm.
Những người dân bị thu hồi đất phục vụ Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai được bố trí đất ở khu TĐC bức xúc: “Ngay sau khi nhận đầy đủ số tiền bồi thường, gia đình chúng tôi đã bàn giao đất cho Nhà nước và chuyển về khu TĐC. Cứ ngỡ nơi ở mới được đầu tư xây dựng khang trang, nào ngờ chuyển về đây rồi mới biết khu này vẫn chưa có nước”.
Không có nước, người dân ở đây phải đi xin nước cách đó gần chục cây số. Việc nấu nướng, giặt giũ… thậm trí là rửa tay chân cũng phải tằn tiện. Có gia đình vợ chồng “ly thân” cũng bởi không có nước.
Người dân tại đây đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền địa phương nhưng cho đến nay dân vẫn… khát!
Phải chăng, các cấp có thẩm quyền đang mải mê nhiều công to việc lớn mà quên mất cuộc sống cùng cực vì thiếu nước của người dân nơi này?
Một số hình ảnh tại Khu TĐC xã Kim Đức.
Video đang HOT
Không có nước người dân không dám xây nhà để ở.
Việc tắm giặt là chuyện xa xỉ.
Đầu tư hàng chục triệu mà giếng khoan cũng không có nước.
Đáy giếng cạn khô vì đây là khu vực núi đá vôi, địa hình cao.
Bà Lê Thị Thỉnh hơn 60 tuổi vẫn phải đi xa hàng chục cây số để gánh nước về dùng.
Theo PLXH
Phú Yên: Gần 100 người dân ngăn cản thi công khu tái định cư
Trong hai ngày 7 và 8/12, gần 100 người dân thuộc hai thôn Đa Ngư và Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) đã tập trung tại khu vực dự án tái định cư Phú Lạc để ngăn cản không cho đơn vị thi công san ủi mặt bằng.
Theo người dân, từ khi khu tái định cư Phú Lạc triển khai lập quy hoạch, chính quyền địa phương đã nhiều lần làm việc với các hộ dân để thỏa thuận phương án bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư. Tuy nhiên đến nay, phương án này áp dụng cho từng hộ dân vẫn chưa được mọi người thống nhất.
Gần 100 dân tụ tập tại công trường thi công
Nhưng khoảng 2 tháng nay, đơn vị thi công tập kết nhiều máy móc, thiết bị và nhân công, dựng lán trại, triển khai san ủi mặt bằng mà chưa được sự chấp thuận của người dân. Ngoài ra chính quyền địa phương đã thu tất cả các loại phí nhưng lại không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.
"Nếu địa phương không bố trí đất cho những người bị thu hồi đất, chúng tôi sẽ tiếp tục ngăn cản không cho thi công. Điều chúng tôi mong nhất là địa phương cần minh bạch, rõ ràng trong bồi thường đất ở cho người dân để ổn định cuộc sống" - bà Đào Thị Biên Thùy (thôn Phú Lạc) cho biết.
Theo ông Đinh Văn Lắm, cán bộ địa chính xã Hòa Hiệp Nam, huyên Đông Hòa, khu tái định cư Phú Lạc có diện tích 45,56ha. Giai đoạn 1 hoàn thành trên diện tích 10,58ha. Huyện đang triển khai giai đoạn 2 với diện tích 34,89ha.
Ngày 15/6/2010, UBND tỉnh có Thông báo số 339 về thu hồi đất để xây dựng công trình Khu tái định cư Phú Lạc giai đoạn 2. UBND xã đã cấp 165 lô đất có thu tiền sử dụng đất, nhưng nhiều hộ dân có đất và nhà nằm trong khu vực dự án không muốn nhận tiền đền bù mà có nguyện vọng được cấp đất trong khu tái định cư.
Ngày 8/10/2010, Ban chuyên trách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban quản lý các dự án 519 huyện Đông Hòa và UBND xã Hòa Hiệp Nam thống nhất, bố trí tái định cư 165 hộ dân bị ảnh hưởng, trong số này có 136 trường hợp sẽ được bố trí vào giai đoạn 2 khu tái định cư Phú Lạc khi hoàn thành. Tuy nhiên, các hộ dân có đất bị thu hồi không đồng ý vì chưa nhận được đất trong khu tái định cư.
Ông Đinh Thuận, Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa lý giải, do giai đoạn 2 khu tái định cư đang được san ủi mặt bằng nên chưa thể giao đất cho dân. Địa phương sẽ nỗ lực vận động, giải thích để người dân không ngăn cản đơn vị thi công, khi cơ sở hạ tầng khu tái định cư Phú Lạc giai đoạn 2 hoàn thành, sẽ phối hợp với các ngành chức năng giao đất kịp thời cho dân.
Theo Dân Trí
Sinh viên khổ vì nước Thái Hoàng, cựu SV ĐH Hà Nội nói vui: "Mình cũng đã ở D4 bốn năm và cũng từng buồn vui với nước, với giun...Có giun để thêm chất đạm, còn nước tuy vàng nhưng còn hơn không có... Ra trường từ năm 2002, đến nay vẫn nghe được tin này". Nước sinh hoạt trong kí túc xá vẫn là chủ đề được...