Khu rừng bạc tỷ la liệt loài cây quý của ông nông dân Phú Yên, có những cây gỗ hương khổng lồ
Với 24ha đất đồi sản xuất, lão nông Tô ình Kền, 64 tuổi, ở thôn Tân Lập, xã ức Bình ông, huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) đã dành hẳn một phần diện tích để trồng, bảo tồn nhiều loại cây gỗ quý hiếm như trắc, cà te, hương muồng đen… Ngoài ra, ông Kền còn sưu tầm hơn 30 loại cây ăn trái khắp cả nước để đưa về vườn cây của mình.
Vườn rừng bạc tỷ
Trong khu vườn rộng gần 24ha của gia đình ông Tô ình Kền, hơn 30 loại cây ăn trái từ khắp các vùng miền như măng cụt, chôm chôm, dừa, sầu riêng, thanh long, vú sữa, mãng cầu, cam, mít, bưởi, mắc ca, chuối, táo, bơ, ổi, xoài, sấu… đang phát triển tươi tốt.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế tham quan khu rừng gỗ hương của gia đình ông Tô ình Kền – Ảnh: NGÔ XUÂN.
Mỗi loại, ông đều trồng nhiều giống khác nhau nhằm tạo sự đa dạng, phong phú. Ông quy hoạch rất cụ thể theo từng phân khu, từng loại cây trồng, như vườn cây ăn trái, vườn măng tre, vườn rau sạch, khu nuôi cá nước ngọt, chuồng chăn nuôi, rừng lâm nghiệp.
Theo ông Kền, khu vườn nói trên hình thành từ năm 2016, với toàn bộ diện tích được đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt.
Không chỉ được bao quanh bởi một con suối, nước chảy quanh năm, ông Kền đào thêm 2 hồ chứa nước lớn để phục vụ cho việc tưới tiêu trong vườn. Thêm vào đó, gia đình ông chăm sóc vườn cây theo hướng hữu cơ, sinh học để đảm bảo cung cấp nguồn trái cây sạch cho thị trường.
Khi cây ra trái, ông cẩn thận bọc từng trái non để tránh bị sâu bọ và các loại côn trùng tấn công. ể thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch, ông Kền làm đường bê tông nội đồng, giúp xe chở vật tư, nông sản có thể chạy thẳng đến từng phân khu.
Ngoài ra, ông Kền còn tạo nhiều cảnh quan như khu vườn mai, hồ sen, vườn sim, vườn hồng, ao câu cá, khu rừng tự nhiên…
Video đang HOT
Sau hơn 4 năm chăm chút, vườn trái cây đã có những lứa trái bói, cho gia đình ông Kền nguồn thu nhập hơn 600 triệu đồng/năm và tạo việc làm cho 6 thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương, với thu nhập 200.000 đồng/người. Chỉ khoảng 2-3 năm nữa, dự kiến khu vườn này sẽ mang lại hàng chục tỉ đồng mỗi năm.
Nơi bảo tồn nhiều loài cây rừng quý hiếm
Bước qua vườn cây ăn trái, chúng tôi như lạc vào một khu rừng nguyên sinh, với đầy đủ các loại cây gỗ quý hiếm như hương, trắc, cà te (gõ đỏ), muồng đen…
Trong đó, một số diện tích rừng được ông giữ nguyên; số khác ông trồng dặm thêm nhiều cây gỗ quý hiếm. Hiện rừng cây của ông có giá hàng chục tỉ đồng, được ông giữ làm “của để dành” cho con cháu và cũng để thỏa đam mê lưu giữ, sưu tầm cây gỗ quý của mình.
ưa chúng tôi tham quan khu rừng gỗ quý, ông Kền tự hào khoe: ây đều là thành quả của tôi từ khi mới bắt đầu lập nghiệp. Khi ấy, khoảng năm 1998, tôi mua lại diện tích rừng từ 2 người dân ở địa phương, sau đó trồng hơn 1.000 cây gỗ hương và 1.000 cây gỗ cà te (thuộc nhóm 1a, nhóm gỗ nguy cấp, quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam).
Thời điểm này, tôi còn đang làm việc tại công trình xây dựng thủy điện Sông Hinh nên nghĩ chỉ trồng để giữ đất, giữ vườn. Sau đó, thiên tai, mưa bão làm ngã đổ một số cây, nên hiện mỗi loại chỉ còn chừng 700 cây, đều đã có đường kính 50-60cm.
Nhiều người hỏi mua nhưng tôi chưa nghĩ đến việc thu hoạch. Ngoài rừng trồng, ông Kền còn khoanh giữ hơn 1ha rừng tự nhiên. Nhiều năm nay, ông không hề phát dọn, chặt tỉa, mà để nguyên như một khu rừng nguyên sinh.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế
Men theo một lối mòn nhỏ, ông Kền đưa chúng tôi len lỏi qua những tán cây cao, rậm rạp, vào giữa khu rừng. Tại đây có rất nhiều cây gỗ thân lớn, mà ngay bản thân ông cũng chưa khám phá hết được.
Giữa khu rừng là một dãy cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi, với tán cây rộng lớn, kéo dài hàng trăm mét; thân cây 10 người ôm không xuể.
Dưới gốc đa có những tảng đá lớn, tạo thành một cảnh quan vừa cổ xưa, vừa hùng vĩ. Ra khỏi khu rừng nhỏ, chúng tôi còn bắt gặp nhiều loài cây gỗ quý khác như muồng đen, trắc đỏ, mằng lăng… Ngoài ra, trong vườn cây của ông còn có cả một vườn mai hàng trăm gốc, đều trên 20 năm tuổi.
“Ngoài làm kinh tế, với tôi việc trồng cây còn là niềm vui, đam mê; đặc biệt là việc duy trì và bảo tồn các giống cây gỗ quý hiếm. Cả khu vườn rộng lớn, nhưng đây là nơi tôi dành nhiều tâm huyết nhất. Sau một ngày làm việc mệt nhoài, tôi thường đến khu rừng để nghỉ ngơi, thư giãn.
Sắp tới, tôi sẽ thả một số loài động vật như hươu, nai, gà gô… vào đây, để biến nơi này trở thành một khu rừng tự nhiên thực thụ, tạo nơi nương náu an toàn cho các loài động vật. Về lâu dài, tôi có dự định xây dựng một điểm du lịch sinh thái để khách đến tham quan vườn cây ăn trái, khu rừng nguyên sinh, câu cá giải trí, ăn uống…”, ông Kền tâm sự.
Theo ông Nguyễn ình Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã ức Bình ông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), ông Tô ình Kền là nông dân tiêu biểu của xã ức Bình ông.
Năm 2022, xã định hướng xây dựng vườn cây ăn trái của gia đình ông Tô ình Kền thành vườn mẫu nông thôn mới; đồng thời xây dựng sản phẩm bưởi da xanh của gia đình ông thành sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Yên.
Phú Yên: Ra biển bắt được 2,7 tấn loài cá to như con heo xuất chuồng, dân chia tiền rủng rỉnh
Những chuyến biển khai thác cá ngừ đại dương đầu năm 2022 vừa được mùa, vừa được giá nên ngư dân Phú Yên phấn khởi sau một năm khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.
Chưa kể, thông tin UBND tỉnh Phú Yên ký kết hợp tác phát triển thủy sản với Tập đoàn Kiyomura - một tập đoàn lớn của Nhật Bản, hứa hẹn mở ra cơ hội phát triển nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh nhà.
Đầu năm 2022, hoạt động khai thác hải sản trên biển của ngư dân Phú Yên thuận lợi hơn, nhiều chuyến biển được mùa, giá bán cá ngừ đại dương tăng nên ngư dân rất phấn khởi.
Ngư dân Phú Yên kéo cá ngừ đại dương từ hầm chứa cá trên tàu để chuyển lên bờ - Ảnh: ANH NGỌC.
Ông Trần Ngọc Tuấn, chủ tàu cá PY96552-TS ở phường Phú ông (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), cho biết: Sau khi dịch COVID-19 ở Phú Yên cơ bản được kiểm soát, ngư dân vươn khơi khai thác hải sản.
Chuyến biển mới đây, mặc dù biển động, nhưng tàu của tôi khai thác gần 2,7 tấn hải sản các loại, trong đó hơn 2,5 tấn cá ngừ đại dương. Với giá cá ngừ loại 1 ở mức 130.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, còn lãi gần 200 triệu đồng. Anh em thợ bạn mỗi người có gần 20 triệu đồng
Hiện toàn tỉnh có khoảng 655 tàu cá khai thác hải sản xa bờ. Năm 2021, sản lượng khai thác thủy sản khoảng 63.600 tấn, trong đó cá ngừ đại dương 3.000 tấn, giảm 4,3% so với năm 2020.
Nguyên nhân là do tác động của dịch bệnh COVID-19, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu mặt hàng này gặp khó khăn; đồng thời nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, năng suất chuyến biển đạt thấp.
"Từ những tháng cuối năm 2021, hoạt động sản xuất trên biển của ngư dân hồi phục, thị trường tiêu thụ mặt hàng cá ngừ có dấu hiệu tốt. Tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp và các chính sách phát triển thủy sản nhằm giúp ngư dân yên tâm bám biển làm ăn", ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết.
Bên cạnh thị trường cá ngừ đại dương phục hồi, thêm một tin vui cho ngư dân Phú Yên là cuối tháng 11/2021, UBND tỉnh đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Kiyomura về phát triển thủy sản, sản phẩm cá ngừ đại dương; trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các vấn đề về khai thác kinh tế và công nghệ, quản trị và marketing...
Theo ông Trần ình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), Nhật Bản là nước có trình độ kỹ thuật cao về khai thác, thu hoạch và xử lý cá ngừ đại dương.
Hợp tác với Nhật Bản, chúng ta có thể phát triển các cơ sở chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương để phục vụ nhu cầu cao của thị trường Nhật Bản và các thị trường cao cấp khác, qua đó nâng cao giá trị cá ngừ đại dương của Phú Yên.
Ngư dân Diệp Kiên Hân, chủ tàu cá PY90974-TS ở phường 6 (TP Tuy Hòa) thì chia sẻ: Chúng tôi rất vui khi biết thông tin lãnh đạo tỉnh ký kết hợp tác với Tập đoàn Kiyomura của Nhật Bản về phát triển thủy sản. Với sự hợp tác này, hy vọng Tập đoàn Kiyomura sẽ chuyển giao công nghệ mới trong khai thác, sơ chế, bảo quản... cá ngừ đại dương cho ngư dân, giúp nâng cao giá trị kinh tế.
Còn ngư dân Lê Tấn Hồng ở phường Phú ông cho hay: Hai tàu câu cá ngừ đại dương của gia đình tôi được đầu tư nhiều trang thiết bị như: hệ thống đèn led, thiết bị gây tê cá ngừ, thùng nước đá lớn để ngâm cá, nâng cấp khoang chứa cá...nhằm khai thác đạt hiệu quả cao và giảm tổn thất sau khai thác.
Nếu bên Nhật Bản tiếp tục chuyển giao công nghệ mới, tôi sẽ không ngần ngại ứng dụng để khai thác cá ngừ đạt hiệu quả hơn.
"Bức tử" môi trường, công ty hạt điều bị xử phạt gần một tỷ đồng Một doanh nghiệp chế biến hạt điều ở Phú Yên bị xử phạt gần một tỷ đồng vì đã có hành vi xả chất thải, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật. Ngày 31/12, Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh này vừa ký ban hành quyết định xử phạt vi...