Khu nghỉ dưỡng farmstay mọc ‘chui’ trên đất lâm nghiệp
Một chủ rừng ở Hà Tĩnh tự ý đưa máy móc vào san đồi, xây nhà cửa, bể bơi… để làm trang trại kết hợp trải nghiệm, nghỉ dưỡng farmstay.
Nhiều tháng nay, người dân xã Nam Điền (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) phát hiện khu vực đất lâm nghiệp nằm ven tỉnh lộ 17 đoạn qua thôn Hưng Hòa có nhóm công nhân cùng máy móc thi công xây dựng một số hạng mục như chòi, bể bơi, nhà ở…
Một số hạng mục được xây dựng khi chưa được cấp phép. Ảnh: P.Trường.
Theo ghi nhận, tại khu vực này, chủ thửa đất đã cho xây dựng một nhà trại khoảng 200 m2, 2 bể bơi, 1 lèn đá cùng 3 chòi nghỉ mát. Dọc đường vào khu đất và quanh khu trang trại có đường bê-tông. Trong khuôn viên khu đất có máy múc và công nhân làm việc, cổng luôn khóa kín.
“Một người ở TP Hà Tĩnh sở hữu trang trại này và trồng cây ăn quả. Họ bắt đầu xây dựng nhà, bể bơi hơn một năm nay và đang làm các hạng mục khác. Cứ cuối tuần lại có đoàn lên đây ăn uống”, một người dân xã Nam Điền cho hay.
Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Sỹ Qúy, Chủ tịch UBND xã Nam Điền, nói phần đất đang xây dựng trên là đất lâm nghiệp và đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 42.000 m2 cho ông Nguyễn Minh Trang (trú phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh).
Vị trí thửa đất theo quy hoạch đã được chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp khác song về dự án trang trại tổng hợp kết hợp trải nghiệm, nghỉ dưỡng farmstay thì chủ sở hữu chưa được cấp thẩm quyền cấp phép.
Cơ quan chức năng từng lập biên bản vì chủ sở hữu thửa đất tự ý đưa máy móc, công nhân vào xây dựng. Ảnh: P. Trường.
“Cuối tháng 6, xã phối hợp với cơ quan chức năng lập biên bản xử lý vi phạm, đình chỉ mọi hoạt động xây dựng một số hạng mục trên thửa đất này và yêu cầu chủ sở hữu thửa đất hoàn thiện thủ tục pháp lý cần thiết mới tiếp tục triển khai”, ông Qúy nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Anh Tùng, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Hà, khẳng định chủ khu đất chưa có thủ tục pháp lý nào thể hiện được cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp tổng hợp kết hợp trải nghiệm, nghỉ dưỡng farmstay trên diện tích đất lâm nghiệp được cấp ở xã Nam Điền.
“Khu đất trên đã chuyển đổi mục đích theo quy hoạch từ rừng sản xuất sang đất nông nghiệp khác. Tuy nhiện việc chủ đất xây dựng trang trại, khu nghỉ dưỡng thì đến nay đang làm hồ sơ và chưa được cấp phép. Phòng sẽ cho cán bộ xuống kiểm tra, xử lý vi phạm nếu chủ đất tự ý xây dựng”, ông Tùng nói.
Xã Nam Điền, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh, chấm xanh). Ảnh: Google Maps.
Nghệ An: Trang trại "khủng" đầy cây trái của một nông dân cho thu nhập 1 tỷ đồng
Dám nghĩ, dám làm, người lính già Võ Văn Kỷ, SN 1959, ở xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) đã thành công ngoài mong đợi trong việc xây dựng trang trại trồng cây ăn quả, thu nhập 1 tỷ đồng/năm.
Năm 1979, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai 20 tuổi Võ Văn Kỷ (xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) lên đường nhập ngũ tại Trung đoàn 1, Sư đoàn 359, tỉnh Gia Lai.
Hòa bình lập lại, năm 1984, ông Võ Văn Kỷ được chuyển công tác về địa phương, làm nhiều chức vụ quan trọng tại xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương.
Ông Võ Văn Kỷ bên vườn cây ăn quả, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. PV
Năm 1996, gia đình ông Võ Văn Kỷ mạnh dạn thuê 6 ha đất lâm nghiệp của xã Thanh Nho, đầu tư khoảng 1 tỷ đồng để làm trang trại.
Hiện nay, gia đình ông trồng hơn 2.000 gốc cam (gồm cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam V2), 500 gốc quýt đỏ, 300 gốc bưởi (bưởi Diễn và bưởi da xanh), 300 gốc trám đen, 2 ha trồng chè, 5.000m2 trồng rễ hương... đều phát triển xanh tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Vườn bưởi Diễn xanh tốt, mang lại thu nhập cao cho gia đình. Ảnh: PV
Bà Dương Thị Thành (vợ ông Kỷ), chia sẻ: "Vùng đất này có diện tích khoảng 6 ha, gia đình chúng tôi thuê lại với thời hạn là 50 năm để trồng cây.Trước đây, mảnh đất này rất hoang sơ, khô cằn, chúng tôi phải mất rất nhiều công sức, tiền của mới có thể cải tạo được như ngày hôm nay".
Ông Võ Văn Kỷ tâm sự: "Sau khi hết nhiệm kỳ, tôi có ý định phát triển kinh tế bằng mô hình trồng cây ăn quả. Nhận thấy trên vùng đồi của xã Thanh Nho còn nhiều diện tích đất bỏ hoang, phù hợp với dự định trồng cây ăn quả của gia đình, tôi liền đăng ký thuê đất để trồng cây.
Trước khi quyết định trồng, tôi đã tìm hiểu kỹ về khí hậu cũng như thổ nhưỡng nơi đây. Sau đó, tôi vào miền Nam học hỏi kinh nghiệm trồng cây, cách phòng bệnh của họ để về áp dụng cho mô hình của mình".
Ông Võ Văn Kỷ chăm sóc vườn cam của mình. Ảnh: PV
Hơn 2.000 gốc cam, thời tiết thuận lợi cho sản lượng trên 25 tấn/ năm, giá thương lái thu mua tại vườn là 25.000 - 30.000 đồng/kg, gia đình ông Kỷ thu về khoảng nửa tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí.
"Chăm sóc cây cũng giống như đang nuôi con của mình vậy. Tôi thường để ý từng giai đoạn phát triển của cây, xem chúng có bị sâu bệnh gì, nếu có thì phải nhanh chóng khắc phục không thì hậu quả vô cùng lớn...", ông Kỷ tiết lộ.
"Nhận thấy cây cam có dấu hiệu bị đọt vàng, chứng tỏ cam đang bị thiếu chất hoặc bón phân không đúng cách. Khắc phục bằng cách nhanh chóng cắt bỏ nhánh có dấu hiệu đọt vàng đó đi, lưu ý, phải vệ sinh sạch kéo trước và sau khi cắt tránh bị lây bệnh cho những cây đang khỏe mạnh" - ông Kỷ bật mí thêm.
Dụng cụ bẫy ruồi vàng tự chế của gia đình ông Kỷ mang lại hiệu quả cao. Ảnh: PV
Theo ông Kỷ, mùa hè thường để cỏ tốt dưới gốc cây để tránh khô đất, tăng độ ẩm và giảm bớt công chăm sóc. Mùa mưa, phát cỏ để đất thoáng hơn giúp cây đỡ bị úng và tránh được nhiều sâu bệnh.
Với 500 gốc quýt đỏ, mỗi năm cho sản lượng quả 25-30kg/cây, giá bán 25.000 - 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình ông Võ Văn Kỷ thu về hơn 250 - 260 triệu/năm. 300 gốc bưởi (gồm bưởi da xanh và bưởi Diễn).
Mỗi cây bưởi cho năng suất khoảng 25 - 30 quả/năm, mỗi quả trọng lượng từ 1,2-1,5kg/quả, giá thương lái mua tại vườn với giá giao động từ 15.000 -18.000đ/kg, mỗi cây bưởi sau khi từ chi phí thì mang lại cho gia đình ông khoảng 700.000 - 800.000 đồng/cây/năm.
Cây trám đen hơn 4 năm tuổi bắt đầu cho thu hoạch. Ảnh: PV
Gia đình ông Kỷ còn trồng thêm 2 ha chè, mỗi năm chè mang lại cho gia đình ông hơn 60 - 65 triệu đồng/năm. Với 5.000m2 diện tích trồng rễ hương, mỗi năm gia đình ông bỏ túi hơn 50.000 - 60.000 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, gia đình ông có 300 gốc trám đen trồng hơn 4 năm và bắt đầu cho thu hoạch. Theo ước tính của ông Kỷ, năm sau, mỗi cây trám đen sau khi trừ chi phí thì mang cho gia đình ông khoảng 3-3,5 triệu đồng/cây/năm.
Dám nghĩ, dám làm, ông Võ Văn Kỷ đã đầu tư thành công từ đối đất khô cằn, sỏi đá. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, ông Trần Đình Tuyền - Chủ tịch UBND xã Thanh Nho, cho biết: "Mô hình trang trại của gia đình ông Võ Văn Kỷ là mô hình tiêu biểu trên địa bàn xã Thanh Nho, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại, đã có nhiều bà con trong và ngoài xã đến tham quan, học hỏi mô hình của gia đình ông Kỷ để về áp dụng cho gia đình mình, giúp phát triển kinh tế gia đình và địa phương".
Căng sức giữ rừng mùa nắng nóng Huyện Tĩnh Gia có hơn 19.732 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có hơn 14.892 ha rừng. Rừng Tĩnh Gia được xác định là vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy trong mùa nắng nóng. Với 4.767 ha rừng thông thuần loài và rừng thông hỗn giao, lá thông rụng phân hủy chậm dẫn đến thảm thực bì dầy, lượng nước...